Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Ông đã rời xa thế giới, nhưng di sản ông để lại cho nhân loại trong cuộc đấu tranh vì quyền con người thật to lớn, không chỉ với tư cách vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi mà còn trên cương vị một luật sư nhân quyền dấn thân mãnh liệt.
Ông đã rời xa thế giới, nhưng di sản ông để lại cho nhân loại trong cuộc đấu tranh vì quyền con người thật to lớn, không chỉ với tư cách vị Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi mà còn trên cương vị một luật sư nhân quyền dấn thân mãnh liệt.
15 năm sau khi Nelson Mandela trở thành tổng thống Nam Phi, nước Mỹ mới có vị Tổng thống da đen đầu tiên, Barack Obama. Không có gì lạ khi Obama, một người cũng xuất thân là luật sư, đã phát biểu vào ngày mất thế giới mất Nelson Mandela rằng ông là một trong hàng triệu triệu người được truyền cảm hứng từ cuộc đời của Mandela.
“Không có ai sinh ra đã ghét người khác vì lý do màu da, nguồn gốc hay tôn giáo. Chắc chắn là con người đã học thù ghét, và nếu họ đã học được sự thù ghét thì họ cũng có thể học yêu thương, bởi vì tình yêu đến với trái tim con người một cách tự nhiên hơn sự thù hận” -Nelson Mandela
“Giáo dục là thứ vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể chọn để thay đổi thế giới” – Nelson Mandela
Nelson Mandela chưa bao giờ hành nghề luật chuyên nghiệp; ông cũng không tốt nghiệp một trường đại học danh giá nào mà chỉ có một tấm bằng hàm thụ và một bằng đại học từ xa (học trong thời gian ngồi tù) của Đại học London. Nhưng cũng như những nhà lãnh đạo tài ba khác trên thế giới, ông có tầm nhìn, trí tuệ và một tấm lòng – điều đó thể hiện ít nhất là qua rất nhiều câu nói nổi tiếng của ông mà hậu thế vẫn nhắc lại.
Đối với giới luật, Nelson Mandela là một tấm gương về tình yêu công lý và con người. Điều hiển nhiên là nếu không vì một tình cảm mạnh mẽ đối với công lý và thân phận con người, ông đã không dành cả cuộc đời đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các chủng tộc và thúc đẩy hòa giải dân tộc.
Nói về sự nghiệp luật sư của ông, luật gia Aditi Mukherji rút ra 5 điều lớn mà ông đã làm được, cũng là 5 bài học cho sinh viên, những người nghiên cứu và hành nghề trong lĩnh vực luật pháp.
Tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân
Tất cả các luật sư, nếu muốn theo đuổi một sự nghiệp cao cả vì dân, đều nên nhìn gương Mandela. Suốt đời, ông đã thúc đẩy công lý xã hội, bắt đầu từ những vụ việc ông thực hiện ở công ty luật Mandela & Tambo với người bạn tên Oliver Tambo.
Thành lập khoảng năm 1952-1953, công ty này trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc lấy phí rất thấp cho những người chịu tác động của các đạo luật phân biệt chủng tộc. Đó là công ty luật đầu tiên ở Nam Phi của người da đen và chỉ gồm toàn người da đen.
Họ đã bị sách nhiễu, đánh phá rất nhiều bởi chính quyền và các phần tử phân biệt chủng tộc. Năm 1960, văn phòng của Mandela & Tampo bị đốt trụi.
Thúc đẩy đấu tranh vì quyền dân sự
Những tổ chức nhân quyền lớn, tầm cỡ thế giới, như Liên minh Hoa Kỳ vì Tự do Dân sự (ACLU), đều thừa nhận cuộc đấu tranh của Nelson Mandela chống “phân biệt chủng tộc, tham nhũng và bệnh dịch AIDS” luôn là một lời nhắc nhở thường ngày cho tất cả các tổ chức xã hội dân sự ở Nam Phi, ở Mỹ cũng như trên toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ bằng được các quyền dân sự của những người yếu thế, người dễ bị tổn thương.
Hòa giải hòa hợp và bảo vệ quyền của người đồng tính
Những nỗ lực hòa giải dân tộc của Nelson Mandela đã góp phần đáng kể biến Nam Phi từ một quốc gia chia rẽ tan tác vì nạn phân biệt chủng tộc, bạo lực và vi phạm nhân quyền, thành một đất nước có tinh thần khoan dung và hòa hợp đến mức được mệnh danh là “Xứ sở Cầu vồng”, theo cách gọi của đức Tổng Giám mục Desmond Tutu khi ông nói về Nam Phi thời hậu apartheid.
Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Nam Phi năm 1994, Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên. Ông tuyên bố: “Mỗi người trong chúng ta đều gắn bó từ trong sâu thẳm với mảnh đất tuyệt đẹp này, như những cây phượng tím nổi tiếng của thành Pretoria và cây mimosa của rừng Bushveld – một đất nước cầu vồng, hòa hợp với chính mình và với thế giới”.
Mandela cũng là một người cổ súy nhiệt thành cho sự bình đẳng của người đồng tính với phần còn lại của nhân loại. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào đòi quyền cho cộng đồng LGBT. Ông từng chỉ định một thẩm phán là người đồng tính công khai vào cương vị Chánh án Tòa Tối cao Nam Phi.
Dưới thời Nelson Mandela, Nam Phi là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa việc cấm phân biệt khuynh hướng giới tính vào hiến pháp.
“Nhà lãnh đạo thực thụ là người luôn phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì các quyền tự do của nhân dân mình”.
Sáng lập các phong trào đấu tranh bằng kinh tế
Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông đi đầu trong việc theo đuổi chính sách sử dụng vũ khí kinh tế – rút vốn đầu tư, cấm vận, tẩy chay – vốn là những đòn quyết định để làm suy yếu chế độ apartheid. Những chiến dịch thúc đẩy việc rút vốn, tẩy chay đồng loạt, nhằm gây sức ép tạo sự thay đổi, hiện nay đang được các nhà hoạt động trên thế giới sử dụng để thu hút sự chú ý của công luận đến các vấn đề toàn cầu như chống biến đổi khí hậu, buôn bán vũ khí, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, v.v.
Luật gia Aditi Mukherji nhận xét, sự sáng tạo và khéo léo của Nelson Mandela khi tìm kiếm giải pháp đấu tranh thật sự để lại một bài học tốt cho tất cả những nhà hoạt động, những nhà đấu tranh pháp lý muốn suy nghĩ sáng tạo, tìm ra đường lối mới, vượt khỏi khuôn khổ chung.
Nâng những người yếu thế trên vai mình
27 năm ngồi tù, Nelson Mandela vẫn học luật và đồng thời làm giảng viên luật cho các bạn tù của mình. Bằng kiến thức có được, ông khuyến khích họ đấu tranh phi bạo lực để đòi quyền được đối xử tốt hơn. Ông cũng bí mật viết các bài chính trị và bản thảo của cuốn tự truyện nổi tiếng, “Một bước dài đến tự do”, xuất bản 5 năm sau khi ông ra tù.
Cả thế giới đều biết Nelson Mandela đã dẫn dắt Nam Phi đến cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử đất nước này. Nhưng ít người biết rằng trong 27 năm tù, Nelson Mandela thường đọc bài thơ “Invictus” (tiếng Latin, nghĩa là “người không thể bị khuất phục”) của thi sĩ người Anh William Earnest Henley [1849-1903] cho các bạn tù nghe. Bài thơ được viết năm 1875 và xuất bản năm 1888 trong tập thơ đầu tiên của Henley, “Những vần thơ” [Book of verses], cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của thi sĩ. Nó ca ngợi tinh thần kiên cường, can đảm, không bao giờ khuất phục:
Ta là chủ nhân số phận của ta,
Ta là người dẫn đường linh hồn ta.
Với di sản to lớn để lại cho công cuộc đấu tranh vì tự do của nhân loại, Nelson Mandela xứng đáng với lời ngợi ca của Barack Obama: “Ông không còn thuộc về chúng ta nữa. Ông thuộc về thời đại”.
Lược dịch từ Findlaw