Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Nguyễn Huyền Trang – Các bản án oan sai cho thấy nhiều lỗ hổng trong hệ thống pháp lý của Trung Quốc, từ việc dùng cực hình, bức cung nghi can, đến việc sử dụng pháp luật làm công cụ trả đũa luật sư biện hộ, đến sự thiếu độc lập và vô tư trong hoạt động xét xử giữa ba bên điều tra, công tố và tòa án. Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu phần cuối báo cáo về cải cách tư pháp ở Trung Quốc: Những bài học từ các vụ án oan sai.
Phần 2. Những chướng ngại đẩy lùi cải cách
Để khắc phục những sai sót dẫn đến các vụ án oan sai, Trung Quốc cần hướng đến một giải pháp cải cách pháp lý toàn diện, thúc đẩy hệ thống tranh tụng thay thế cho hệ thống tố tụng và minh bạch hóa hoạt động điều tra, xét xử.
Cải cách toàn diện hệ thống pháp lý
Trung Quốc cần một hướng tiếp cận toàn diện để đặt dấu chấm hết cho lề lối làm việc truyền thống. Đất nước này cần cải cách toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự bởi việc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tình trạng kết án oan sai sẽ là bất khả nếu như cải cách hoạt động tố tụng hình sự không đi liền với cải cách toàn bộ hệ thống pháp lý.
Trước hết, cần có một sự chuyển đổi giá trị trong các cuộc cải cách pháp lý của Trung Quốc. Thay vì tập trung vào mục đích trấn áp, kiểm soát tội phạm, cải cách pháp lý ở đất nước này cần hướng đến sự cân bằng giữa mục đích duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Văn hóa trấn áp, kiểm soát tội phạm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mô hình tranh tụng chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế, dù đã được đưa vào luật từ năm 1996.
Ngoài ra, như có thể thấy qua các vụ án oan sai ở Trung Quốc, một nguyên nhân khiến người vô tội phải nhận án oan là hoạt động điều tra, xét xử thường được thực hiện trên giả định có tội thay vì vô tội. Vì giả định có tội, nên lực lượng điều tra tìm mọi phương cách để thu thập chứng cứ có lợi cho hướng điều tra của mình, bất kể phương cách đó vi phạm pháp luật. Cả She Xianglin và Zhao Zouhai đều bị dùng cực hình – họ bị thẩm vấn liên tục suốt một thời gian dài, không được nghỉ ngơi, không được ăn uống đủ, thậm chí bị đánh đập, hăm dọa. Cũng vì giả định có tội, nên các thẩm phán có xu hướng “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, sẵn sàng kết án người vô tội, thay vì tuyên trắng án khi vụ án xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ.
Có nhiều ý kiến cho rằng trở ngại lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt không phải là đưa ra các điều luật mới, mà là ở việc triển khai các điều luật đó. Vì vậy, để các cải cách pháp lý phát huy hiệu quả, những động cơ khiến cơ quan điều tra, công tố và tòa án tập trung vào mục tiêu đạt được tỷ lệ phá án, xử án cao phải được loại bỏ. Thực thi công lý cần phải là mục tiêu cao nhất trong công tác điều tra, xét xử.
Bức ảnh nổi tiếng của Reuteurs: Một tử tù nữ, người Quảng Châu, gào thét trước giờ hành hình.
Xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch, độc lập
Không chỉ giúp khôi phục niềm tin của người dân vào hệ thống pháp lý, tăng cường tính minh bạch còn là điều kiện cần để tránh tình trạng xử oan người vô tội. Ngoài ra, minh bạch hóa hoạt động điều tra, xét xử cũng cho phép giám sát toàn hệ thống pháp lý một cách hiệu quả và rộng khắp, từ đó tránh được tình trạng lạm dụng chức quyền từ phía các nhà chức trách.
Như có thể thấy, một dấu hỏi nổi bật hẳn lên trong các vụ án oan sai là những lời phản cung của bị can tại tòa. Trong vụ Zhao Zhouhai, Zhao đã nhận tội tất cả 9 lần. Nhưng sau mỗi lần kết thúc thẩm vấn, Zhao đều phản cung và cho biết đã bị tra tấn cho đến khi chịu nhận tội. Để tránh tình trạng bức cung, việc ghi hình các phiên thẩm vấn và phát lại băng hình thẩm vấn như một chứng cứ phục vụ xét xử là cần thiết.
Tiến trình minh bạch hóa cũng cần được thúc đẩy qua việc tăng cường hơn nữa vai trò của luật sư biện hộ trong thủ tục tái thẩm án tử hình. Làn sóng cải cách pháp lý năm 2010 của Trung Quốc được đánh dấu bằng sự kiện Tòa án Nhân dân Tối cao khôi phục quyền tái thẩm các bản án tử hình. Tuy nhiên, thủ tục tái thẩm vẫn còn thô sơ và nhiều thiếu sót. Các tòa tái thẩm thường được tổ chức kín, thiếu hẳn thông tin từ phía biện hộ. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ xảy ra án oan, các luật sư cần được tham gia và thực hiện vai trò biện hộ trong các phiên tòa tái thẩm.
Mối quan hệ khăng khít của cơ quan điều tra, công tố và tòa án, và sự lệ thuộc của các cơ quan này vào ủy ban nội chính cũng là một yếu tố khác làm tăng nguy cơ xảy ra án oan sai ở Trung Quốc. Từ lâu, mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, công tố và tòa án đã được ví như ba chân kiềng, tuần tự và phối hợp cùng nhau trong hoạt động trấn áp, kiểm soát tội phạm. Thiếu sự kiểm tra và cân bằng, các cơ quan này không thể thực hiện tốt vai trò bảo vệ công lý, và thường đứng về cùng một phe trong cuộc chiến pháp lý với bị can và luật sư biện hộ.
Sự can thiệp của các ủy ban nội chính vào tiến trình tố tụng cũng đặt ra sức ép, buộc các cơ quan điều tra, công tố và tòa án phải phá án, xử án nhanh. Nếu không có áp lực từ ban nội chính địa phương, rất có thể She Xianglin sẽ không phải ngồi tù suốt cả chục năm. Nhiều nhân chứng lương tâm nhìn thấy vợ She bỏ đi, thậm chí có người đã giúp vợ She bắt đầu cuộc sống mới ở nơi khác, tuy nhiên tình tiết này không được cơ quan xét xử xem là chứng cứ của vụ án. Hệ thống pháp lý giống như một chiếc băng chuyền lắp ráp sản phẩm, và áp lực từ các ủy ban nội chính là nguồn thúc chiếc băng chuyền đó phải chạy thật nhanh để đi đến phán quyết, bất kể có những dấu hiệu cho thấy bị cáo có thể là người vô tội.
Các lỗ hổng pháp lý đưa đến nhiều hệ lụy, và việc kết án, thi hành án tử hình oan là hệ lụy mà người ta không thể sửa sai hay làm lại. Ngay cả khi những khuyến nghị cải cách trên được thực hiện, các bản án oan sai vẫn là một thực tế khó tránh. Vì vậy, xóa bỏ hoàn toàn án tử hình là tiến trình cần sớm được triển khai. Trong đó, những việc cần làm ngay trước mắt là hoãn thi hành các bản án tử hình đã tuyên và ngừng áp khung hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt chung thân.
Lược dịch và tham khảo từ bài viết Death Penalty Reforms in China: Lessons from Wrongful Convictions? của tác giả JIANG Na và Trial in China Tests Limits of Legal System Reform (New York Times, 2011).