Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Bộ Thuộc địa và chính phủ Hong Kong hoặc là đã bị chính luật sư của mình là ngài Cripps thuyết phục, hoặc là đơn giản không có lựa chọn nào khác, đã quyết định đồng ý dàn xếp ngoài tòa với phía Nguyễn Ái Quốc.
Thỏa thuận trục xuất có điều kiện
Ngày 27 tháng 06 năm 1932, bên ngoài phòng xử án tại Viện Cơ mật Hoàng gia Anh, luật sư tranh tụng Cripps, đại diện cho chính phủ Hong Kong, gặp riêng luật sư tranh tụng Pritt, đại diện cho Nguyễn Ái Quốc, và thảo luận với ông về đề xuất của chính phủ Hong Kong: nếu phía Nguyễn rút lại đơn kháng cáo lên Viện Cơ mật, phía Hong Kong sẽ quyết định trục xuất Nguyễn với những điều kiện có lợi cho Nguyễn hơn, đúng như những yêu cầu của luật sư phía Nguyễn[1].
Handley và Lemecier tìm được nội dung các điều kiện mà chính phủ Hong Kong đề xuất trong một lá thư của văn phòng luật Burchells gửi Bộ Thuộc địa:
“Với sự cho phép của quý tòa, bên nguyên đơn xin phép rút lại kháng cáo với các bảo đảm sau đây của chính phủ Hong Kong:
Ủy ban Luật pháp thuộc Viện Cơ mật hôm đó đã không đưa đơn kháng án của Nguyễn Ái Quốc ra xét xử. Trong biên bản tóm tắt vụ việc của Ủy ban hôm đó ghi lại:
“Trong vấn đề Tống Văn Sơ chống Tổng đốc các nhà giam Hong Kong và một bên khác.
Khi đến phiên xét xử vụ việc này, luật sư của bên nguyên cho biết là đơn kháng cáo đã được dàn xếp ngoài tòa và theo đó các Bá tước (thành viên Ủy ban – ND) kính xin tư vấn Bệ hạ là nên cho phép việc rút lại đơn kháng cáo này không kèm theo các điều lệnh về chi phí vụ việc.”[3]
Trong báo cáo gửi lại cho Bộ Thuộc địa, luật sư Cripps lập luận bảo vệ cho đề xuất của ông là hợp lý vì một chiến thắng cho Nguyễn trên Viện Cơ mật có thể sẽ tạo một án lệ xấu làm suy giảm quyền trục xuất các đối tượng không mong muốn của chính phủ thuộc địa Hong Kong[4].
Luận điểm này của ngài Cripps có một sức thuyết phục nhất định. Một án lệ (nguyên tắc xử án từ một vụ việc nhất định) được đưa ra bởi Viện Cơ mật theo nguyên tắc bất thành văn stare decicis (tạm dịch ‘tuân thủ tiền lệ’) của truyền thống thông luật sẽ phải được các tòa án cấp thấp hơn Viện Cơ mật tuân theo và áp dụng. Ảnh hưởng của một phán quyết vì thế là rất lớn chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi vụ việc đó.
Một thất bại pháp lý tại Viện Cơ mật theo đó nhiều khả năng sẽ tạo ra một tiền lệ có thể được đưa ra sau này để chống lại các quyết định trục xuất đặc biệt dành cho những đối tượng không mong muốn của chính phủ Hong Kong.
Thay vì chấp nhận rủi ro có thể có hậu quả lâu dài đó, chính phủ Hong Kong có thể bảo toàn phạm vi quyền trục xuất mạnh mẽ của họ, đồng thời bảo vệ tính chính đáng của án lệ đã được thiết lập bởi Tòa Thượng thẩm Hong Kong trong quyết định họ đã đưa ra về vụ Nguyễn Ái Quốc, bằng việc chấp nhận dàn xếp với Nguyễn.
Giải thích lý do tại sao phía Hong Kong có thể thất bại nếu tranh tụng tại Viện Cơ mật , ngài Cripps chỉ ra rằng rất khó để có thể ủng hộ quyết định trục xuất Nguyễn khi mà quyết định đấy chỉ được đưa ra sau rất nhiều sai sót pháp lý của chính quyền Hong Kong trong việc bắt, tạm giữ và trục xuất ông ta. Bản thân việc Nguyễn bị tạm giữ quá lâu trước khi được thẩm vấn trục xuất đã có thể bị xem mâu thuẫn với chính nội dung Sắc lệnh trục xuất 1917 (mà theo đó là xâm phạm quyền tự do của Nguyễn) [5].
Chỉ định trục xuất về Đông Dương cũng khó mà có thể được biện minh khi bằng chứng duy nhất có thể được đưa ra tại tòa về danh tính và nguyên quán của nguyên đơn là tờ khai có tuyên thệ của ông ta mà trong đó ông ta khai mình là người Trung Quốc chứ không phải là một người dân Đông Dương thuộc Pháp[6].
Ngài Cripps cho rằng một lệnh trục xuất khỏi Hong Kong không cần chỉ định điểm đến là đủ để phục vụ cho mục đích chính danh của chính phủ Hong Kong khi đưa ra lệnh trục xuất đó: làm lợi cho cộng đồng Hong Kong bằng cách tống khứ khỏi Hong Kong một người được xem là có hại cho an ninh xã hội. Việc chỉ định điểm đến Đông Dương (có vẻ là lý do duy nhất cho việc phía Nguyễn Ái Quốc phản đối lệnh trục xuất này) là không cần thiết và đồng thời gây ngờ vực về mục đích của chính phủ Hong Kong khi đưa ra lệnh trục xuất đó[7].
Giải thích của luật sư Cripps rõ ràng không làm hài lòng chuyên viên pháp lý Harold Bushe, người có lẽ đã rất tiếc rẻ là ông ta đi nghỉ không đúng lúc. Bushe cáo buộc ngài Cripps đã “bằng một cách không thể tha thứ được, từ chối tranh tụng trước Viện Cơ mật vì ông ta không đồng tình về mặt chính trị với vụ việc.”[8]
Lời cáo buộc của Bushe chỉ trở nên xác đáng vào những năm sau đó khi ngài Cripps tham gia chính trị và thể hiện rõ hơn lập trường thiên tả, ủng hộ chủ nghĩa xã hội của ông ta. Chính khách Cripps sau đó vài năm bị Công Đảng Anh khai trừ vì ông ta chủ trương liên kết với các phe phái cực tả và cả Đảng Cộng sản Anh[9].
Nếu văn phòng luật Burchells xúc tiến vụ việc sớm hơn thay vì chậm trễ, và nếu ông Bushe có mặt tại buổi làm việc đầu tiên khi ngài Cripps tỏ thái độ thiên vị dành cho Nguyễn Ái Quốc, Bộ Thuộc địa Anh đã hoàn toàn có thể chỉ đạo một luật sư tranh tụng khác có cái nhìn khách quan hơn về vụ việc hoặc có tư tưởng chính trị xung khắc với Nguyễn hơn, và kết quả theo đó cũng có thể đã khác.
Dù là vô tình hay hữu ý, hệ thống tư pháp Anh đã giải quyết được vụ việc theo hướng có lợi nhất cho Nguyễn Ái Quốc.
Lệnh trục xuất mới với các điều kiện đã thỏa thuận được chính phủ Hong Kong đưa ra ngày 21 tháng 07 năm 1932.
Rời Hong Kong
Một trong các điều kiện của lệnh trục xuất Nguyễn là chính phủ Hong Kong “sẽ nỗ lực tối đa tạo điều kiện cho nguyên đơn được đến nơi nguyên đơn muốn.” Để thực hiện điều này thực sự không đơn giản.
Học giả Duncanson kể lại rằng Nguyễn Ái Quốc đầu tiên yêu cầu được đưa đến thủ đô Moscow của Liên Xô, nhưng yêu cầu này ban đầu không thực hiện được vì tàu tới Moscow ghé qua Thượng Hải và Singapore chứ không ghé qua Hong Kong. Sau đó, Nguyễn yêu cầu được đưa về Anh quốc. Việc này chỉ có thể được thực hiện bằng một chuyến tàu thủy từ Hong Kong về Anh và phải đi qua kênh đào Suez thuộc Pháp. Nguyễn dĩ nhiên từ chối cho phía Pháp thêm một cơ hội để bắt ông. Ông yêu cầu được đi tàu qua ngả Úc hoặc Nam Phi. Tuy nhiên, yêu cầu cho Nguyễn Ái Quốc quá cảnh đều bị hai quốc gia này từ chối[10].
Lúc này thì Quốc tế Cộng sản cũng không còn lợi ích trong việc giữ Nguyễn Ái Quốc tại Hong Kong. Việc phao tin về cái chết của Nguyễn do bệnh tật và “vì ngược đãi của đế quốc” trong bệnh viện tại Hong Kong vốn được khơi mào bởi báo chí Cộng sản hoặc thân Cộng sản có lẽ xuất phát từ chỉ đạo của chính Quốc tế Cộng sản.
Gia đình Loseby đón Nguyễn Ái Quốc về từ bệnh viện Bowen Road buổi tối ngày 28 tháng 12 năm 1932. Họ giúp ông thay đổi diện mạo và thu xếp chuẩn bị cho ông rời Hong Kong.
Ngày 21 tháng 01 năm 1933, Nguyễn Ái Quốc một mình lên một chuyến tàu từ Hong Kong đến Singapore với ý định đáp tàu đến thành phố cảng Vladivostock của Nga. Vì lý do nào đó, ông lại bị nhân viên di trú Hong Kong bắt giữ trước khi lên tàu. Thống đốc Hong Kong William Peel phải đích thân đưa ra chỉ đạo để Nguyễn Ái Quốc lại được thả vào sáng ngày hôm sau và lại được gia đình Loseby đón[11].
Đúng dịp Tết Âm lịch ngày 25 và 26 tháng 01 năm 1933, Nguyễn Ái Quốc bí mật đi một chiếc thuyền nhỏ do chính quyền Hong Kong thuê để ra tàu An Huy đang neo tại cảng Hong Kong. Tàu An Huy sau đó sẽ đưa ông đến Thượng Hải, nơi ông đáp tàu tới Moscow, nơi ông từng từng sống, theo đúng sở nguyện[12].
Sau hơn một năm rưỡi vướng vòng lao lý, cuối cùng Nguyễn Ái Quốc đã thoát nạn thành công.
Kỳ tới: Hồ Chí Minh và nền tư pháp độc lập Anh
Kỳ trước:
Tài liệu tham khảo:
[1] Xem Handley & Lemercier supra note 8.[2] Tài liệu đã dẫn.[3] Tài liệu đã dẫn.[4] Tài liệu đã dẫn.[5] Tài liệu đã dẫn.[6] Tài liệu đã dẫn.[7] Tài liệu đã dẫn.[8] Xem Duncanson supra note 3.[9] Việc khai trừ đảng này không chặn được đà thăng tiến trong sự nghiệp của chính khách Cripps. Ông được chính phủ Đảng Bảo Thủ của Thủ tướng Churchil bổ nhiệm làm đại sứ Anh tại nước Liên Xô, và đóng vai trò nhất định góp phần tạo dựng và duy trì liên mình Anh-Liên Xô trong thế đồng minh chung lòng chống Phát xít trong Thế chiến thứ Hai. Hết chiến tranh, Cripps còn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Clement Atlee.[10] Xem Duncanson supra note 3.[11] Tài liệu đã dẫn.[12] Tài liệu đã dẫn.