Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Nhật Minh Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã quyết định tiếp tục phiên tranh luận thứ hai để Philippines được trình bày vụ việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.
Nhật Minh
Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã quyết định tiếp tục phiên tranh luận thứ hai để Philippines được trình bày vụ việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.
Phiên tranh luận thứ hai
Bà Abigail Valte, thành viên của đoàn công tác của Manila tại The Hague cho biết, trong buổi chiều ngày thứ 6 (10/7), hội đồng trọng tài đã yêu cầu đoàn Philippines chuẩn bị các tài liệu cho phiên tranh luận thứ hai, dự kiến được tổ chức vào ngày 13 tháng 7.
“Chúng tôi đã nhận được chỉ dẫn về việc Hội đồng trọng tài sẽ tiếp tục tiến hành phiên tranh luận thứ hai về vấn đề thẩm quyền”
Bà Valte cũng cho biết, phía Philippines đã chuẩn bị để có thể đưa ra những câu trả lời tốt nhất khi bị hỏi.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho vụ việc này hàng ngày, và đã dự tính từng phương án có thể xảy ra trong vụ việc”
Trong vòng tranh luận tiếp theo, Hội đồng trọng tài sẽ yêu cầu Manila giải trình thêm về kiến nghị của mình trong vấn đề tranh chấp với Bắc Kinh. Đây có thể coi là một thắng lợi đầu tiên của phía Phillipine khi đã thuyết phục PCA rằng PCA có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Vấn đề về thẩm quyền của Tòa trọng tài
Vấn đề về thẩm quyền của PCA khi giải quyết vụ việc là nội dung xuyên suốt của phiên thảo luận. Vấn đề này được Philippines trình bày trong cả hai buổi tranh luận ngày 7/7 và ngày 8/7.
Bắt đầu phiên tranh luận ngày 7/7, luật sư Florin Hilbay – người đứng đầu giới luật sư của Philippines – đã trình bày tóm lược vụ việc tranh chấp cùng những yêu cầu của Philippines.
Luật sư Reichler và giáo sư Phillipe Sands – chuyên gia tư vấn của Philipines cũng đã đóng góp ý kiến trong buổi tranh luận này. Bằng bản tham luận của mình, Reichler đã một lần nữa khẳng định về thẩm quyền của Tòa. Trong khi đó, giáo sư Sands khẳng định phía Philippines không đặt ra bất kì yêu cầu nào trong vấn đề về chủ quyền hay phân định biển.
Trong phiên tranh luận ngày thứ hai, vấn đề thẩm quyền tiếp tục là vấn đề chính được bàn thảo.
“Những luật sư của Philippines đã chứng minh vụ việc này không thuộc các trường hợp ngoại lệ theo UNCLOS, những trường hợp mà tòa không có thẩm quyền để xét xử” bà Valte cho biết “Chuyên gia Lawrence Martin, Giáo sư Bernard Oxman và Paul Reichler liên tục trình bày lập luận những quan điểm khác nhau về việc tại sao yêu cầu của người Philippines hoàn toàn thuộc thẩm quyền của tòa án.”
Cũng trong ngày thứ hai của phiên tranh luận, đoàn Philippines bắt đầu đề cập tới các vấn đề về môi trường biển và khai thác nguồn cá trong khu vực tranh chấp.
Trong phiên tranh luận buổi sáng ngày 8/7, giáo sư Sands đã phải giải trình trước hội đồng trọng tài về một số vấn đề của buổi tranh luận hôm trước.
“Trong suốt phiên tranh luận buổi chiều, giáo sư Alan Boyle đã trình bày trước Tòa những quan điểm của Philippines trong vấn đề về tài nguyên biển và nguồn cá trong tranh chấp với Trung Quốc” Bà Valte cho biết.
Bản tham luận của Ngoại trưởng Rosario
Ngoại trưởng Albert del Rosario đã có một bài tham luận thuyết phục về thẩm quyền của Tòa án. Trong bài tham luận của mình, ông cho rằng việc Tòa án công nhận thẩm quyền của mình không chỉ ảnh hưởng tới vụ việc tranh chấp của Philippines, mà nó còn ảnh hưởng tới việc công nhận thẩm quyền trong những tranh chấp khác về hàng hải. Bên cạnh đó, ông Rosario tuyên bố trước Tòa rằng Trung Quốc không có quyền thực thi những thứ mà họ gọi là “quyền lịch sử” trên vùng biển và cáo buộc đường chín đoạn không có cơ sở theo pháp luật quốc tế. Ông cũng cáo buộc Trung Quốc đang thực hiện các hành vi khai thác trắng trợn xâm phạm tới quyền lợi tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phillipines và là những tổn hại rất lớn đối với môi trường biển.
“Với những hoạt động đánh bắt hủy diệt và và thu hoạch của các loài đang bị đe dọa Trung Quốc đã không thể phục hồi bị hư hại môi trường biển trong khu vực, vi phạm UNCLOS, bởi nó bị phá hủy các rạn san hô ở vùng biển, bao gồm cả các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Phillipines”. Del Rosario cho biết.
Tổng hợp từ các nguồn:
UN court OKs next round of arguments on West PH Sea row
Day 2 at The Hague: Philippines presents environmental, fishing claims vs China
Day 1: PH begins arguments in The Hague