Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nhật Minh (dịch) Chính phủ quân sự Thái Lan đã buộc Human Right Watch phải hủy bỏ việc công bố bản báo cáo nhân quyền của họ với lo ngại rằng, việc công bố có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và mối quan hệ với chính phủ Việt Nam.
Nhật Minh (dịch)
Chính phủ quân sự Thái Lan đã buộc Human Right Watch phải hủy bỏ việc công bố bản báo cáo nhân quyền của họ với lo ngại rằng, việc công bố có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và mối quan hệ với chính phủ Việt Nam.
Báo cáo nhân quyền nói gì
Trong bản báo cáo dài 33 trang trên, HRW đã mô tả và cáo buộc chính phủ Việt Nam tổ chức các hoạt động nhằm đàn áp người Thượng ở khu vực Tây Nguyên.
Bản báo cáo cho rằng, những tập tục và tính ngưỡng của người Thượng, như Đạo Tin lành Degar hoặc Đạo Công Giáo Hà Môn, đều đang bị chính phủ đàn áp. Ngoài ra, báo cáo cũng cáo buộc người Thượng đã phải chịu sự đe dọa, bắt bớ tùy tiện và ngược đãi trong tù.
Cuối cùng, HRW kêu gọi chính phủ Việt Nam điều chỉnh các chính sách và chấm dứt các hoạt động đã khiến hơn 100 người Thượng phải rời khỏi đất nước.
Động thái của chính quyền Thái Lan
Trong một tuyên bố của mình, cảnh sát Thái Lan cho rằng việc công bố bản báo cáo trên tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Thái Lan (FCCT) có thể “ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc có tác động với tình bạn và mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan”.
Đây là sự kiện thứ ba bị yêu cầu hủy bỏ trong cùng 1 tháng. Trước đó, một cuộc hội thảo về các vấn đề nhân quyền tại Thái Lan và một cuộc hội thảo về việc bảo vệ chế độ quân chủ cũng đã phải hủy bỏ.
Cảnh sát Thái Lan đã điều động khoảng 15 cảnh sát bao gồm những người mặc thường phục cùng xe quân sự bao vây khu vực tổ chức hội thảo. FCCT cho biết họ đã nhận được một thư yêu cầu từ phía cảnh sát, nhân danh chính quyền quân sự yêu cầu FCCT hủy bỏ buộc họp báo công bố bản báo cáo nhân quyền trên.
“FCCT đã chấp thuận yêu cầu trên từ phía cảnh sát, và gửi thông báo cho HRW về vấn đề này” người phát ngôn của FCCT cho biết. Tuy nhiên, báo cáo trên đã được HRW đăng tải lên trang web của họ. HRW cũng đã gửi bản báo cáo trên tới các phóng viên qua thư điện tử.
Ông Sunai Phasul – một nhà nghiên cứu cấp cao của HRW tại Châu Á cho rằng, việc yêu cầu chấm dứt hoạt động trên của chính phủ Thái Lan là “cực kì đáng thất vọng” và “là một lời khẳng định rằng các tổ chức nhân quyền không thể tổ chức các cuộc báo cáo, không chỉ về các vấn đề tại Thái Lan, mà còn ở các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á”.
Ngoài ra, ông Sunai cũng cho rằng chính phủ quân sự Thái Lan đang cố gắng bảo vệ những hành động xâm phạm nhân quyền tại Đông Nam Á và làm xấu đi hình ảnh của Thái Lan trên quốc tế.
Hình ảnh của về nhân quyền của Thái Lan cũng đang xấu đi trong con mắt của các nhà phân tích và phê bình, đặc biệt, sau khi chính phủ quân sự lên cầm quyền hồi tháng 5. Chính phủ Thái Lan cũng đang phải đối mặt với cáo buộc đã ngăn chặn các nội dung bằng tiếng Thái trên website của tổ chức HRW.
Hiện nay, phía chính phủ Việt Nam chưa có bất kì phản ứng nào đối với bản báo cáo nói trên.