Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Nam Quỳnh (Dịch)
Lời giới thiệu:
Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.
Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.
Kỳ trước:
Kỳ 11 – Án lệ thứ 49: Nạn nhân của nạn buôn người có thể là tội phạm?
Tướng Pinochet trở thành Tổng thống Chile và Tổng tư lệnh quân đội nước này năm 1973.
Trong vòng hai thập niên rưỡi sau đó, thể chế tàn ác của vị độc tài này trở nên nổi tiếng vì việc sử dụng biện pháp tra tấn, bên cạnh những vi phạm nhân quyền khác.
Năm 1998, Pinochet tới Anh quốc trị bệnh. Nhà cầm quyền Anh bắt giữ Pinochet, hy vọng sẽ ép được ông ta qua Tây Ban Nha nơi đã có một lệnh bắt giữ quốc tế được đưa ra.
Vấn đề là các nguyên thủ quốc gia được miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội hình sự của họ được gây ra trong vai trò chức danh nhà nước của họ.
Vụ việc được đưa lên tòa phúc thẩm cao nhất tại Anh và xứ Wales, lúc đó được gọi là Tòa Thượng Viện Anh (bây giờ là Tối Cao Pháp Viện Anh). Các quan tòa phải quyết định xem Pinochet có được miễn trừ truy cứu các kết án tội tra tấn và vì thế không thể bị dẫn độ sang Tây Ban Nha.
Tòa nên làm gì? Một mặt, quyền miễn trừ dành cho nguyên thủ quốc gia là một trong những nền tảng của ngoại giao quốc tế. Nhưng mặt khác, tra tấn là một tội ác xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng, bị nghiêm cấm theo luật quốc tế.
Tòa đồng ý rằng các cựu nguyên thủ quốc gia được quyền miễn trừ liên quan đến các hành động khi còn tại chức. Nhưng Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc định nghĩa ‘tra tấn’ trong bối cảnh được áp dụng bởi các chính quyền nhà nước, như vậy mọi hành vi ‘tra tấn’ đều diễn ra trong vai trò chức danh nhà nước. Việc nói rằng một vị cựu nguyên thủ phải được miễn trừ trước mọi tố cáo hành vi tra tấn sẽ đi ngược lại toàn bộ hệ thống pháp lý được tạo ra để trừng trị tội ác này. Tòa quyết định rằng Pinochet không được bất kỳ miễn trừ nào liên quan đến các cáo buộc tra tấn.
Tuy nhiên, một người chỉ có thể bị dẫn độ dựa trên những hành vi phạm tội hình sự tại thời điểm người đó gây ra những hành vi đó. Vì Công Ước Chống Tra Tấn chỉ mới chính thức được tích hợp vào hệ thống pháp luật Anh quốc từ năm 1988, Pinochet chỉ có thể bị dẫn độ dựa trên những cáo buộc tính từ năm này.
Việc này làm giới hạn các cáo buộc có thể có, dẫn đến việc Bộ trưởng Nội Vụ Anh phải xem xét thực hiện việc dẫn độ hay không. Vị Bộ trưởng năm đó quyết định không cho dẫn độ.
Dù sao thì khi Pinochet trở về Chile, ông ta cuối cùng cũng bị kết án liên quan đến 23 hành vi tra tấn.
Án lệ này là một chỉ dấu mạnh mẽ rằng bất kỳ cá nhân nào đã gây ra những tội ác thậm tệ và có hệ thống cũng sẽ không thể trốn phía sau quyền lực và địa vị chính trị của họ.
Không hay là, án lệ cũng cho thấy những lỗ hổng trong luật quốc tế cho phép những kẻ tội phạm như Pinochet thoát khỏi bàn tay công lý.
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/uk/cases/UKHL/1999/17.html
Nguồn: Nowhere To Hide For Torturers
Bài của BBC tiếng Anh về vụ việc này: http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/617425.stm