Kỳ 13 – Án lệ thứ 37: Đức tin và Định kiến

Nam Quỳnh (Dịch)

Lời giới thiệu:

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước:

Kỳ 12 – Án lệ thứ 38: Không có chỗ trốn cho những kẻ độc tài?

Án lệ thứ 37 trong 50 vụ: Đức tin và Định kiến

Nhân quyền bảo vệ cho bạn quyền được tin vào bất kể thần thánh nào bạn muốn, cả đa thần lẫn vô thần. Dĩ nhiên là vậy. Các đạo luật tạo ra cơ chế bảo vệ nhân quyền được soạn thảo ngay sau sự kiện Holocaust – thảm sát diệt chủng người Do Thái.

Nhưng chuyện gì xảy ra khi việc thực thành đức tin của bạn dẫn đến sự kỳ thị các nhóm công dân khác cũng được Công Ước Nhân Quyền Liên Hợp Quốc bảo vệ?

Đó là câu hỏi khó trong vụ việc này liên quan đến bốn người sùng đạo thuộc Thiên Chúa Giáo.

Một cuộc diễu hành của các nhà hoạt động ủng hộ quyền hôn nhân đồng giới tại Tòa Thánh Vatican. Ảnh: HuffingtonPost

Gary McFarlane, một tham vấn viên hôn nhân gia đình, từ chối tham vấn cho các cặp đôi đồng tính. Lillian Ladelle, một nhân viên hộ tịch từ chối đăng ký cho các cặp hôn nhân đồng giới. Cô y tá Shirly Chaplin và tiếp viên hàng không Nadie Ewieda thì muốn được đeo thánh giá khi đi làm.

Nadie Ewieda thắng kiện. Cho dù hãng hàng không Anh Quốc (British Airways) mong muốn ‘trình bày một hình ảnh công ty’ qua chính sách trang phục công sở phi tôn giáo của họ, mong muốn này không thể quan trọng hơn quyền thể hiện đức tin của cô Ewieda. Thánh giá của cô được đeo kín đáo và không hề ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cô, vì thế ngay từ đầu đã không cần thiết phải cấm việc đeo thánh giá đó.

Những người khác trong vụ việc này đều thua kiện. Trong các trường hợp của Gary McFarlane và Lillian Ladelle, tòa đồng ý họ đều là những tín đồ ngoan đạo thực sự. Nhưng các quan tòa đều được thuyết phục là tổ chức từ thiện chuyên tư vấn các vấn đề gia đình của McFarlane và cơ quan chính quyền địa phương của Ladelle đã đúng khi kỷ luật họ.

Bởi vì nhân quyền không chỉ là quyền thể hiện đức tin, nhân quyền còn là quyền chung sống với nhau trong một cộng đồng. Là quyền bình đẳng. Có nghĩa là nhân quyền đảm bảo những người đồng giới không bị phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ.

Một số người tin rằng nhân quyền quá chú trọng vào các cá nhân. Nhưng nhân quyền cũng vì cộng đồng. Nhân quyền cân bằng các quyền lợi khác nhau, tạo điều kiện cho việc chung sống một cách có phẩm giá.

Án lệ này là một ví dụ của cái khó trong việc đến được mục tiêu đó, bất kể đức tin của bạn.

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây:

http://www.bailii.org/eu/cases/ECHR/2013/37.html

Một bài blog tiếng Anh về án lệ này:

http://ukhumanrightsblog.com/2013/01/15/strasbourg-rules-against-ba-on-crucifix-issue

Nguồn: I believe

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.