Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Nguyễn Trung Dũng
Ngày 5/11 vừa qua đánh dấu 18 tháng ông Nguyễn Hữu Vinh, tức Ba Sàm, bị giam giữ chờ xét xử. Ông bị bắt ngày 5/5/2014 và truy tố theo Điều 258 BLHS, trong một vụ án mà cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đánh giá là “nghiêm trọng, có tổ chức… xảy ra trong tình hình các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang gia tăng sử dụng Internet…”. Sau đây là một tổng kết sơ lược các diễn biến trong vụ việc này.
Ông Nguyễn Hữu Vinh sinh ngày 15/9/1956, tốt nghiệp trường Sĩ quan An ninh (nay là Học viện An ninh Nhân dân) năm 1979. Ông từng công tác tại Tổng cục An ninh, Ban Việt kiều Trung ương, Bộ Công an Việt Nam.
Năm 2000, ông ra khỏi ngành và thành lập công ty Điều tra và Bảo vệ V – công ty thám tử tư đầu tiên của Việt Nam từ sau năm 1975.
Ông lập website Thông Tấn Xã Vỉa Hè ngày 9/9/2007, sáu ngày trước sinh nhật lần thứ 51.
* * *
Ngày 5/5/2014: Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt khẩn cấp cùng với bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Cho đến nay, hai người vẫn bị giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ Công an tại Hà Nội.
Ngày 10/5/2014: Blogger Đinh Ngọc Thu và luật gia Trịnh Hữu Long đăng tải trên trang Thông Tấn Xã Vỉa Hè bài viết “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”, tuyên bố tiếp tục hoạt động của trang mạng này, bất chấp các hành động đàn áp của công an. Tình tiết này có một ý nghĩa quan trọng: Nó chứng minh rằng Ba Sàm không nhất thiết là chủ sở hữu của trang Thông Tấn Xã Vỉa Hè hay các trang khác tương tự, như cơ quan an ninh gán ghép.
Ngày 13/5/2014: Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị khởi tố theo Điều 258 Bộ luật Hình sự, tội “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ngày 5/6/2014: Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, đã gửi đơn tố cáo và đơn khiếu nại lần thứ nhất. Đơn tố cáo cho rằng việc cơ quan an ninh bắt giam ông Vinh là hành vi tùy tiện, trái pháp luật, sai chuẩn mực tố tụng. Đơn khiếu nại yêu cầu trả tự do cho ông Vinh ngay lập tức.
Các cá nhân và cơ quan nhận khiếu nại, tố cáo gồm: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện.
Ngày 16/6/2014: Blogger Đinh Ngọc Thu, công dân Hoa Kỳ gốc Việt ở tiểu bang California, kiện báo Pháp luật Việt Nam tội vu khống bà và ông Nguyễn Hữu Vinh khi đưa tin sai sự thật rằng “Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân – một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam- thông qua “cầu nối” Đinh Ngọc Thu – một thành viên của Việt Tân, nhận sự chỉ đạo trực tiếp, đạo diễn của Thu cho những bài viết chống Việt Nam trên blog của mình”.
Đơn kiện của bà Thu không được tòa án nào ở Việt Nam thụ lý, cũng không nhận được phản hồi từ bất cứ ai.
Ngày 28/8/2014: Bà Lê Thị Minh Hà gửi đơn khiếu nại lần 2, vẫn không được phản hồi.
Ngày 14/9/2014: 51 nhà hoạt động nhân quyền và trí thức ở Việt Nam gửi kiến nghị đến Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, đòi trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh.
Ngày 30/10/2014: Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an có bản kết luận điều tra về vụ án “Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị buộc tội đăng tải trên hai blog “Dân quyền” và “Chép sử Việt” “24 bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đáng chú ý là cơ quan điều tra không chứng minh được hai blog “Dân quyền” và “Chép sử Việt” là do ông Vinh và bà Thúy sở hữu, quản trị; cũng như không xác minh 24 bài viết đó của những tác giả nào và nội dung có gì “sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc…”.
Cùng thời điểm đó, tháng 10 và tháng 11/2014, bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, có mặt tại Đức, gặp các dân biểu nước này nhằm vận động họ yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông. Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức đã mở một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và về trường hợp của ông Nguyễn Hữu Vinh.
Ngày 27/11/2014: Viện KSND Tối cao ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, số 18/QĐ-VKSTC-V2.
Ngày 26/1/2015: Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an ra kết luận điều tra bổ sung số 03/KLĐTBS, tiếp tục đề nghị truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Ngày 6/2/2015: Viện trưởng Viện KSND Tối cao ra cáo trạng số 05/VKSTC-V2, quyết định truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, theo khoản 2 Điều 258 Bộ luật Hình sự. Ủy quyền cho Viện KSND Thành phố Hà Nội thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, nhưng luật sư và thân nhân của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy không được tiếp cận các văn bản này.
Ngày 22/5/2015: Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra bản kết luận điều tra bổ sung số 11/KLĐTBS.
Ngày 3/7/2015: Viện trưởng Viện KSND Tối cao ra văn bản số 2063/VKSTC-V2, giữ nguyên cáo trạng số 05/VKSTC-V2 ngày 06/02/2015.
Ngày 8/7/2015: Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, nhưng luật sư và thân nhân của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy không được tiếp cận các văn bản này.
Ngày 7/8/2015: Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra kết luận điều tra bổ sung số 27/KLĐTBS về vấn đề đảng tịch của ông Nguyễn Hữu Vinh và trách nhiệm của công ty viễn thông. Trích một phần trong bản kết luận điều tra: “Quá trình điều tra vụ án, cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy. Tài liệu do các công ty viễn thông cung cấp chỉ chứng minh ý thức chủ quan đối với hành vi phạm tội của các bị can. Ngoài tài liệu này, cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án. Do vây, không cần thiết phải làm rõ chức năng, trách nhiệm của các công ty đã nêu trên”.
Ngày 24/8/2015: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 09/VKSTC-V1 đối với “Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” có nội dung yêu cầu “Điều tra bổ sung về tình trạng đảng viên để xác định đảng phái chính trị của bị can Nguyễn Hữu Vinh (nội dung này đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu điều tra bổ sung theo Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 90/QĐ-HSST ngày 08/7/2015 nhưng chưa được cơ quan điều tra kết luận rõ)”.
Luật sư và người thân của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng không được tiếp cận các văn bản này.
Ngày 22/10/2015: Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định điều tra bổ sung (lần 4) số 26/KLĐTBS trả lời Viện KSND Tối cao: Chưa có kết quả về đảng tịch, tiếp tục đề nghị truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Cùng ngày, hơn 2000 người Việt Nam trong và ngoài nước đã cùng ký tên vào một lá đơn yêu cầu trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Ngày 26/10/2015: Bà Lê Thị Minh Hà tới thăm chồng mình tại Trại tạm giam B14 thuộc Bộ Công an. Trong cuộc gặp đó, bà Hà đã bị sốc khi thấy tình trạng sức khỏe sa sút của ông Vinh, cũng như điều kiện giam giữ không bảo đảm, và các quyền của người bị tạm giam không được tôn trọng.
(Liên tục cập nhật)