Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nam Quỳnh (Dịch)
Lời giới thiệu:
Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.
Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.
Kỳ trước:
Kỳ 13 – Án lệ thứ 37: Đức tin và Định kiến
(*Người Anh Cả (Big Brother) là một nhân vật trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell xuất bản năm 1949 (không phải của Haruki Murakami xuất bản năm 2009). Nhân vật Lão Anh Cả gây ấn tượng đến mức đi vào ngôn ngữ Anh, trở thành danh từ, hỗn danh để chỉ các thể chế độc tài kiểm soát mọi mặt đời sống của thường dân trong xã hội mà thể chế độc tài đó kiểm soát – ND)
Cuộc tranh luận lớn về chính sách giám sát đại trà (mass surveillance) và sự riêng tư không hề được bắt đầu với vụ việc chấn động Edward Snowden. Tranh luận này đã diễn ra từ năm 1999.
Khởi đầu là một chương trình phóng sự truyền hình về chương trình giám sát của Bộ Quốc Phòng Anh. Tổ chức nhân quyền Liberty và các tổ chức phi chính phủ khác của Anh không thích những gì họ xem trong chương trình này. Họ nhận ra là họ có thể là nạn nhân của hệ thống giám sát đại trà tất cả các phương tiện truyền thông tại Anh mà họ thấy trong phóng sự đó.
Vụ kiện được tiến hành, và – sau chín năm không kết quả tại các tòa nội địa Anh – vụ việc cuối cùng đến Tòa Nhân Quyền Châu Âu. Các quan tòa Châu Âu ở Strassbourg không cần đi vào tình tiết vụ việc để có thể lên án nhà nước Anh. Họ nhận ra rằng chỉ cần có sự tồn tạo của một hệ thống pháp lý mơ hồ và nhập nhằng quản lý các công tác giám sát cũng đủ cấu thành việc vi phạm quyền riêng tư. Nói cách khác, thẩm quyền “trong thực tế không hề được kiềm chế” của nhà nước Anh trong việc cơ cấu các hệ thống giám sát tự nó đã là một sự sai trái.
Sau đó, vào năm 2013, việc Edward Snowden tiết lộ về các hoạt động giám sát đại trà xâm phạm riêng tư của chính phủ Mỹ giúp đem lại các nhìn nhận mới về các chương trình giám sát đại trà của chính phủ các nước. Việc này dẫn đến một số đơn kiện mới chống lại chính phủ Anh (bao gồm một đơn nữa từ Liberty và một từ một nhóm phi chính phủ khác).
Những vụ này rồi cũng sẽ đến tòa Strassbourg lúc nào đó trong tương lai, thử thách các diễn giải đã được đưa ra trong án lệ 2008 của Liberty. Hệ thống giám sát đại trà của Anh quốc có phù hợp với việc bảo vệ nhân quyền?
Dù quyết định thế nào, Công Ước Nhân Quyền Châu Âu vẫn là một giới hạn quan trọng lên quyền theo dõi người dân của các nhà nước.
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://hudoc.echr.coe.int/sites/eng/pages/search.aspx?i=001-87207
Một bài tin Reuters tiếng Anh về án lệ này: http://uk.reuters.com/article/2008/07/01/uk-britain-rights-phonetaps-idUKL0113494120080701