Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nam Quỳnh (Dịch)
Lời giới thiệu:
Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.
Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.
Kỳ trước: Kỳ 15 – Án lệ thứ 35: Phải được bạt tai lũ trẻ hư đốn chứ nhỉ?
——–
Đôi khi bạn mất kiểm soát cuộc đời mình, và bạn chẳng thể làm gì với sự mất kiểm soát đó. Đôi khi nhân quyền của bạn là những thứ duy nhất mà bạn có.
Ba năm bị giam mà không hề bị kết án hình sự. Điều đó thật sai trái. Chúng ta đều có thể đồng ý như thế phải không? Điều đó thật sự là một sự vi phạm quyền không bị giam giữ trái luật. Bạn không thể giam cầm ai đó hàng năm trời mà không có lý do chính đáng.
Nhưng bạn nghĩ sao nếu ba năm bị giam đó là bị giam trong một nhà tù quân đội Anh? Và nghĩ sao nếu việc đó diễn ra khi quân đội Anh quốc đang kiểm soát một số vùng của Iraq sau cuộc chiến Iraq năm 2003? Có vẻ rắc rối rồi. Nhiều câu hỏi được đặt ra. Quân đội Anh có trách nhiệm đảm bảo nhân quyền không? Đâu là giới hạn của trách nhiệm này? Trong nhà tù quân đội? Trên đường phố Basra? Khi các sỹ quan binh lính đang bận bịu tìm cách tránh bị nổ tung, liệu có thực tế và thỏa đáng không nếu bắt họ chịu trách nhiệm về nhân quyền của người dân địa phương?
Đây là những câu hỏi trong vụ Hilal Abdul-Razzaq Ali Al-Jedda. Năm 2004, anh ta bị bắt với nghi vấn tham gia chuyển lậu vũ khí và chuyên gia chất nổ vào Iraq. Anh ta được đưa đến một trại tạm giam ở Basra do quân đội Anh quản lý. Tại đó anh ta bị giam giữ không xét xử suốt ba năm trời.
Anh ta kiện nhà nước Anh quốc ra Tòa nhân quyền Châu Âu với cáo buộc nhà nước Anh quốc đã vi phạm quyền tự do của anh ta được bảo đảm dưới Công ước Nhân quyền Châu Âu. Nhưng Công ước này có thể được áp dụng cho trường hợp anh ta không?
Tòa Nhân quyền Châu Âu bảo có. Công ước Nhân quyền Châu Âu có phạm vi hoạt động vươn tới cả các nhà tù quân đội. Mấu chốt là “sự kiểm soát thực tế” (effective control). Trong một bối cảnh mà nhà nước càng có nhiều kiểm soát thì các phạm vi bảo vệ nhân quyền cũng càng phải có hiệu lực. Điều đó hợp lý. Nếu một nhà chức trách về cơ bản có thể kiểm soát hoàn toàn một môi trường nào đó, ví dụ như nhà tù, thì tại sao các tù nhân trong nhà tù đó không được luật nhân quyền bảo vệ?
Tòa án không hề đi xa tới mức bảo là luật nhân quyền cũng phải được áp dụng trên chiến trường. Điều đó cũng hợp lý thôi. Chả ai có thể kiểm soát được nhau trên chiến trường cả.
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/eu/cases/ECHR/2011/1092.html
Một bài blog tiếng Anh về án lệ này: http://ukhumanrightsblog.com/2011/07/14/war-power-and-control-the-problem-of-jurisdiction/
Nguồn bài viết: Its about control