Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Đức Việt
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-pacific Partnership Agreement – TPP) được nhiều nhà quan sát đánh giá như một cơ hội để các quốc gia thành viên tiến dần đến sự minh bạch và cởi mở trong xã hội. Nhiều người đánh giá những thỏa thuận liên quan đến lao động, trong đó một số quốc gia thành viên cam kết mở rộng quyền tự do hiệp hội cho công nhân là thành tựu đáng ghi nhận nhất của TPP. Tuy nhiên, một chương khác trong TPP cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình mở cửa của các quốc gia thành viên, đó là Chương 15 về Mua sắm Chính phủ – hay Mua sắm Công (Government Procurement).
Mua sắm công và những bất cập của luật nội địa
Những nội dung chính của TPP được các bên đàm phán thống nhất vào ngày 5/10/2015, kết thúc hơn 7 năm đàm phán trong bí mật. Tròn một tháng sau, ngày 5/11/2015, văn bản đầu tiên của TPP được công khai bởi các quốc gia thành viên. Văn bản hiện nay vẫn chưa chính thức vì còn phải chờ ủy ban kỹ thuật của các quốc gia hiệu đính về ngôn ngữ. Cơ quan lập pháp của các quốc gia thành viên sẽ phải xem xét và thông qua văn bản này. Văn bản sẽ được thông qua nếu tất cả các quốc gia thành viên công nhận nó, hoặc sau 2 năm kể từ 5/10/2015, các quốc gia công nhận đã công nhận nó đạt được tổng GDP bằng 85% tổng GDP của các quốc gia tham gia đàm phán tại thời điểm 2015. |
Mua sắm Công tức là việc chính phủ một quốc gia thông qua ngân khố đất nước để mua sắm hàng hóa hoặc một dịch vụ nào đó nhằm thực thi công vụ của mình. Hàng hóa mà chính phủ mua sắm có thể chỉ là một ấm nước dùng trong trụ sở của Bộ tư pháp, hoặc có thể là vật tư để xây dựng đường cao tốc, hoặc lúa gạo để nuôi quốc gia, hoặc có thể là vũ khí để thực hiện mục tiêu quốc phòng. Còn dịch vụ mà chính phủ mua sắm có thể là các dịch vụ tư vấn, hoặc dịch vụ xây dựng trong các dự án có đầu tư công. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, tổng giá trị Mua sắm Công thường đạt đến 20% GDP của một quốc gia đang phát triển.[1]
Tuy nhiên, trên thực tế, Mua sắm Chính phủ ở các quốc gia đang phát triển thường là nơi chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tham nhũng và không minh bạch nhất.
Tại nhiều quốc gia, thậm chí là các quốc gia đã phát triển – như Canada, Mỹ, chính phủ vẫn có những quy định liên quan đến ưu tiên các nhà thầu trong nước trong các dự án Mua sắm Công (Buy Local). Không bàn đến khía cạnh chính trị của các quy định Buy Local này, tại nhiều quốc gia đang phát triển, hiện tượng các nhà thầu là công ty sân sau, hoặc các thân hữu (crony) của các quan chức chính phủ hoặc các bộ, ngành thắng thầu trong các dự án Mua sắm Công không phải hiếm. Việc các “thân hữu” này thắng thầu không nhất thiết phải dự trên ý định tham nhũng của chính phủ, mà có thể đơn thuần từ sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà thầu với nhau. Các “thân hữu” bằng cách này hay cách khác thường biết được nhiều thông tin quan trọng (ví dụ như về giá tham khảo, hay về cán bộ xem xét thầu, hoặc thậm chí là thời hạn mời thầu) mà khu vực tư có thể không biết. Hoặc cũng có thể các “thân hữu” chiến thắng vì sự thiếu minh bạch trong quy trình chọn thầu, hoặc phân biệt đối xử giữa các nhà thầu với nhau.
Giải pháp luật quốc tế – TPP
Chính vì thế, trong mọi hiệp định thương mại, các quốc gia có nhiều nhà đầu tư ra nước ngoài như Mỹ thường cố gắng đàm phán để đưa vào những tiêu chí chọn thầu minh bạch để buộc các chính phủ phải mở cửa cả lĩnh vực Mua sắm Công này. TPP có thể được xem là một nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc tìm kiếm một sự cần bằng về lợi ích giữa yêu cầu mở cửa thị trường và nhu cầu bảo vệ ngành hàng trong nước (“thân hữu” hay không “thân hữu”).
Chương 15 của TPP không bao hàm tất cả các trường hợp Mua sắm Công mà chỉ khi nào các giao dịch này đạt được một giá trị nhất định theo lộ trình. Ví dụ, Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ sẽ áp dụng TPP cho các Mua sắm Công có giá trị là 2.000.000 SDR (đơn vị tính theo USD của IMF, 1 SDR khoảng 1 USD) cho hàng hóa và dịch vụ trong năm đầu tiên và giảm đều cho đến năm thứ 26 của hiệp định thì chỉ còn 130.000 SDR. Đối với xây dựng, giá trị để áp dụng TPP là 65.200.000 SDR trong năm đầu và giảm đều chỉ còn 8.500.000 SDR vào năm thứ 16.
Chương 15 cũng cho phép các biệt lệ để các quốc gia không phải áp dụng chuẩn TPP trong Mua sắm Công. |
Nguyên tắc lớn nhất trong Chương 15 của TPP đó chính là nguyên tắc “tối huệ quốc” (most-favored-nation) và nguyên tắc “đối xử quốc gia” (national treatment). Điều này có nghĩa là, ví dụ, khi Brunei tham gia TPP và chính phủ nước này có dự án Mua sắm Công, họ buộc phải áp dụng các quyền lợi và thủ tục cho nhà thầu đến từ Mỹ (một thành viên của TPP) ngang với những quyền và thủ tục mà họ đang áp dụng cho chính các nhà thầu Brunei. Brunei sẽ phải xem nhà thầu Mỹ như là nhà thầu Brunei và “Buy Local” sẽ không áp dụng ở đây. Bên cạnh đó, nếu Brunei đã ký kết một hiệp định song phương với, ví dụ, Trung Quốc (là một quốc gia không phải thành viên TPP) được hưởng quyền ưu tiên trong các dự án Mua sắm Công tại Brunei, thì khi gia nhập TPP, các nhà thầu Mỹ (cũng như Việt Nam, Úc, Chile v.v…) sẽ được hưởng quyền ưu tiên ngang với các nhà thầu Trung Quốc kể trên.
Như vậy, những “lợi thế” của các “thân hữu”, hoặc của các quốc gia có tầm ảnh hưởng khác với quốc gia thành viên TPP xem như bị triệt tiêu về mặt pháp lý khi TPP có hiệu lực.
Triển vọng về một chính quyền mở và minh bạch
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quy trình không minh bạch, phân biệt đối xử hiện nay tại nhiều quốc gia đang phát triển trong việc đấu thầu Mua sắm Công cũng sẽ được áp dụng cho các thành viên TPP. Chương 15 của TPP còn quy định về nghĩa vụ xây dựng (lại) luật đấu thầu liên quan đến Mua sắm Công sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc đấu thầu Mua sắm Công sẽ phải đáp ứng được ba tiêu chí:
Nói một cách ngắn gọn, mọi rào cản liên quan đến Mua sắm Công bấy lâu nay tồn tại trong luật nội địa của các quốc gia sẽ bị phá bỏ, cả rào cản thực tế và rào cản pháp lý. Một nhà thầu bị từ chối thầu nay có thể yêu cầu chính phủ quốc gia thành viên TPP đưa ra các giải thích liên quan đến lý do tại sao họ bị thua thầu. Và đặc biệt, nếu nhà thầu này cảm thấy có cơ sở chứng minh chính phủ đã quy định các nguyên tắc trên trong quy trình Mua sắm Công, nhà thầu đó có quyền khởi kiện chính phủ nước này ra trước một trọng tài đầu tư tại New York, Mỹ theo cơ chế giải quyết tranh chấp của TPP.
Thực tế, các nguyên tắc này không phải là mới nếu so sánh nó với các hiệp định song phương giữa Mỹ và một vài quốc gia thuộc TPP như Việt Nam, Malaysia, Brunei, hay thậm chí là cam kết về mua sắm công của WTO cũng có nhắc đến các nguyên tắc này. Nhưng nhiều người hy vọng rằng, bằng việc một lần nữa nhắc lại nguyên tắc kể trên trong TPP với những phương pháp giải quyết tranh chấp khá cụ thể, TPP sẽ là một văn bản hữu hiệu để vĩnh viễn loại bỏ những bất cập trong pháp luật về Mua sắm Công ở nhiều quốc gia. Đó cũng sẽ là cơ hội để các chính phủ của quốc gia đang phát triển phải thực thi những chuẩn mực quốc tế trong việc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong các dự án Mua sắm Công. Mua sắm Công thường đi kèm với nợ công vượt giới hạn nếu việc quản lý không minh bạch, công khai. Vì thế, đối với những quốc gia đang đứng trên bờ vực vỡ nợ, thực thi đúng những gì đã cam kết trong TPP sẽ là cách duy nhất để ít nhất kìm hãm lại nguy cơ vỡ nợ, từ đó mở đường cho một chính phủ mở, minh bạch, và công khai hơn.
Chú giải của tác giả