Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Linh Lan (Dịch)
Bê bối hối lộ chính trị[1] xảy ra năm 2012 ngay tại thời điểm các đảng phái ở Anh bắt đầu chạy nước rút cho cuộc vận động tranh cử vào Quốc hội, đánh đún vào nỗi lo thường trực của các cử tri về việc quyền lực của Quốc hội và Chính phủ Anh bị lợi dụng. Từ đó, vấn đề tài trợ kinh phí cho đảng phái lần nữa trở thành vấn đề tranh luận lớn trong giới chính trị nước Anh. Tờ Third Estate lập luận rằng biện pháp này dẫn đến nguy cơ mất quyền tự chủ của các đảng phái chính trị và đó là nguy cơ hình thành một nền dân chủ đại diện cực đoan.
Vụ bê bối này chẳng phải chuyện gì thú vị hay đáng quan tâm đặc biệt. Những người đứng đầu doanh nghiệp lớn ít khi có nhu cầu để hạ mình ăn tối cùng với Thủ tướng David Cameroon và Phu nhân nhằm có được sức ảnh hưởng ngầm đến các chính sách của Chính phủ. Điều đáng lo ngại hơn chính là vụ việc bị phanh phui này lần nữa đã đẩy mạnh các yêu sách và đề xuất về việc nhà nước chính thức cung cấp kinh phí hoạt động cho các đảng phái chính trị, nhằm giảm bớt “văn hóa tài trợ”. Tuy nhiên, phương án cải cách này hóa ra không giải quyết được nhiều vấn đề mà chỉ tăng cường và thể chế hóa sức mạnh thống trị của các Đảng đang nắm quyền. Và nếu điều đó thật sự diễn ra, những thành phần chủ chốt của các Đảng “được phép” xa rời việc vận động cơ sở và quần chúng, những gì còn lại của tính dân chủ trong đảng phái ở tình trạng bị phá hủy. Trong khi đó, các tổ chức chính trị tự nguyện thực tế trở thành những tổ chức nhà nước bán tự quản.
Vấn đề một – Xem lý tưởng đảng phái cao hơn cộng đồng
Bàn về việc nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động cho đảng phái với tờ Independent, nhà báo chính luận nổi tiếng Mary Ann Sieghart đã liên tưởng về sự sụt giảm tầm ảnh hưởng và liên kết giữa Liên Đoàn Lao Động với chính bản thân người lao động, vì thế, tổ chức này trở nên “độc lập” quá mức. Và khi chúng ta nói đến hoạt động của đảng phái chính trị, “độc lập” kiểu này không phải lúc nào cũng là một điểm tốt.
Chúng ta không phủ nhận rằng sự ảnh hưởng chính đảng lớn từ những nhà tài trợ với túi tiền rủng rỉnh cần phải được lên án. Tuy nhiên, thực tế từ Đảng Whig (một trong những đảng chính trị đầu tiên ở Anh – ND), cũng cho thấy rằng cách tiếp cận nhà nước phải có trách nhiệm “nuôi dưỡng” một đảng phái đã và đang đặt lý tưởng của một chính đảng lên trên cả những xung đột xã hội cần hòa giải và lợi ích xã hội cần bảo vệ. Đây sẽ là điều không hợp lý, bởi các tổ chức xã hội dân sự đại diện cho lợi ích của hàng triệu người dân, chỉ có thể tranh đấu và ảnh hưởng đến nội bộ của các đảng phái chính trị. Điều gì xảy ra khi kinh phí tài trợ kinh phí cho các đảng này không bắt nguồn từ những người ủng hộ nó? Hiển nhiên, chúng sẽ làm cho giới “tinh hoa lãnh đạo đảng” trở nên quá “độc lập”. Nguồn tài chính được cung cấp từ ngân sách và kế tiếp là các quyền lực được chính thức thể chế hóa giúp các lãnh đạo đảng sẽ không còn phụ thuộc, ở bất cứ phương diện nào, vào năng lực tự có của đảng phái đó nhằm kêu gọi và tạo nên sự ủng hộ chính trị lẫn tài chính tích cực và thỏa đáng từ các công dân, tổ chức là thành viên mục tiêu ban đầu. Họ cũng không mặn mòi gì với việc duy trì các mối quan hệ xã hội, công dân và các liên kết chính trị.
Vấn đề 2 – Tại sao phải giải cứu những đảng phái hoạt động không hiệu quả và không được ủng hộ
Trong trường hợp tại Anh Quốc, không có gì ngạc nhiên khi Đảng Dân chủ Tự do từ rất lâu đã kêu gọi và rất kỳ vọng vào nguồn tài trợ chính phủ. Ông Nick Clegg – Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Tự do, nhận thấy những ảnh hưởng từ “đặc quyền” được trao cho cá nhân, dù họ là những tay ngân hàng đầu tư khét tiếng hay là những nhà lãnh đạo được bầu lên từ hàng triệu người lao động – đều có nguy cơ tham nhũng và thoái hóa như nhau. Tuy nhiên, do chính sự yếu kém trong thiếu hụt cơ sở xã hội và sự ủng hộ vững chắc từ một bộ phận nhân dân, Đảng Dân chủ Tự do luôn quan tâm đến nguồn vốn của nhà nước nhằm “san bằng sân chơi” giữa họ với các chính đảng khác.
Vấn đề 3 – Ngân sách công phải đi kèm với sự kiểm soát
Nguồn cung ngân sách công gần như chắc chắn sẽ làm các Đảng phái chính trị lệ thuộc vào chính quyền. Lý do cho việc BBC bị chỉ trích quá thường xuyên so với các cơ quan báo chí khác là vì khi dòng chảy ngân sách đến đâu, sự giám sát (cả về mặt pháp lý và cộng đồng) đều dõi theo đến đó. Các Đảng phái nhận tiền có nguồn gốc từ người nộp thuế, ở mức độ nào, cũng sẽ được xem như tài sản công cộng.
Chắc chắn rằng người dân sẽ phản đối vô cùng giận dữ nếu họ biết được một Đảng có thiên hướng “cực đoan” được nhúng bàn tay vào tiền ngân sách.
Và chuyện gì sẽ xảy ra khi những nghi ngờ về việc gia đình trị nảy sinh?
Nếu như người đứng đầu của một Đảng lại sử dụng “tiền công” để đưa bạn bè và gia đình ông ta vào vai trò lãnh đạo Đảng?
Liệu nhà nước sau đó có được yêu cầu để can thiệp vào các vấn đề bổ nhiệm nội bộ này không?
Đó là một điều hoàn toàn hợp lý khi dự đoán rằng các cuộc tranh luận chính trị về đảng phái sẽ ngày càng gay gắt một khi toàn xã hội cảm thấy mình có một phần đóng góp chính đáng trong những đảng chính trị đó.
Vậy nên, cho dù văn hóa tài trợ tài chính trong hệ thống chính trị có gặp nhiều vấn đề đến thế nào đi chắc nữa, một điều chắc chắn là nền dân chủ sẽ không được gây dựng lành mạnh hơn bằng việc biến các đảng phái chính trị hiện có thành tổ chức nhà nước bán tự quản. Một giới hạn chi tiêu trong vận động bầu cử chặt chẽ hơn sẽ đảm bảo được phần nào việc các đáng phái không lệ thuộc vào các cá nhân giàu có. Những nhà tài trợ lớn trở nên có vị thế vì họ đã lấp đầy các khoảng trống tài chính của một đảng phái. Nếu các đảng phái không đang quá thiếu hụt tài chính, nếu họ có đủ uy tín và bản lĩnh để kêu gọi và duy trì ra một mức hỗ trợ chính trị nhất định từ phía công chúng, thì họ đã có thể hoàn toàn có khả năng tài chính tự chủ thay vì cầu viện đến những đại gia, vốn hoàn toàn có khả năng gây ảnh hưởng đến thanh danh của họ trong xã hội. Khe hở của nền dân chủ này cần được xác địnhm nhưng vấn đề sẽ chỉ theo chiều hướng xấu đi, chứ không phải tốt hơn nếu tìm đến những khoản trợ cấp từ nhà nước.
Chú giải của tác giả
[1] Vụ bê bối hối lộ chính trị (Cash for access scandal) năm 2012 được Tờ Daily Telegraph và Kênh truyền hình Channel 4 phanh phui về việc hai chính trị gia gạo cội của nước Anh là Jack Straw (Đảng Lao Động) và Sir Malcolm Rifkind (Đảng Bảo Thủ) đã hứa hẹn giúp đỡ đối tác gặp những mối quan hệ cần thiết và đổi lại bằng những khoản tiến lớn. Đặc biệt là ông Rifkind thời điểm đó đang phụ trách Ủy ban an ninh và tình báo của Quốc hội lại nhận giúp các công ty Trung Quốc gặp tất cả nhân vật quan trọng trong hệ thống an ninh hạt nhân thế giới với số tiền nhận được là 5000 bảng mỗi ngày.
Nguồn bài viết
Why state-funded political parties would be a disaster for our democracy