Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bùi Thúy Hiền (dịch)
Kỳ trước: Hỏi đáp TPP – Kỳ 2: Lao động và sức khỏe
1. TPP ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt ra sao?
Các quy định thực thi quyền tác giả ở Chương Sở hữu trí tuệ của TPP có một số vấn đề bị chỉ trích khá nặng nề, được cho là gây ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt trực tuyến.
Trong khi TPP yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra cơ chế mới để thực thi quyền của chủ sở hữu bản quyền, các cơ chế này lại không bảo vệ quyền tự do biểu đạt và các quyền khác một cách thích đáng, dẫn đến quan ngại lạm dụng vì động cơ chính trị.
Cụ thể hơn, các nước thành viên theo quy định phải cho phép chủ sở hữu bản quyền buộc các công ty Internet gỡ nội dung trực tuyến bị cáo buộc vi phạm bản quyền mà không cần có một quyết định độc lập yêu cầu thẩm định thông qua xét xử hoặc một quy trình giám sát cụ thể. Trên thực tế, điều này sẽ dẫn đến tình trạng các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chính trị lợi dụng hệ thống để kiểm duyệt các ý kiến trái chiều bằng những cáo buộc vi phạm bản quyền tương ứng. Nếu các công ty Internet như YouTube hay Facebook từ chối thực hiện các hệ thống báo cáo và gỡ bỏ thì họ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm bản quyền cam kết trong các dịch vụ của mình.
Nhiều quy định của TPP thoạt nhìn là phản chiếu lại hình mẫu khuôn khổ thực thi quyền tác giả tại Hoa Kỳ theo Đạo luật Bản quyền kỹ nguyên số (Digital Millennium Copyright Act – DMCA) năm 1998. Tuy nhiên, TPP đã bỏ qua rất nhiều các biện pháp bảo vệ được ghi nhận trong luật pháp Hoa Kỳ nhằm tránh tình trạng quyền tự do ngôn luận của công dân bị lạm dụng.
Ví dụ, luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet khôi phục lại nội dung gây tranh cãi người dùng đã đăng trong các trường hợp nhất định. Nhưng dường như biện pháp bảo vệ này lại chỉ là tùy nghi lựa chọn theo TPP.
Luật pháp Hoa Kỳ cũng quy định trường hợp ngoại lệ đối với việc sử dụng hợp lý các tài liệu có bản quyền (để bình luận tin tức, phê bình – nhận xét, thực hiện các tiểu phẩm parody, châm biếm hoặc nghiên cứu khoa học), điều mà TPP hoàn toàn không có. Mối lo ngại về tình trạng lạm dụng này không phải là lý thuyết suông: các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng các chính phủ và các tổ chức tư nhân có quyền lực đã lạm dụng các DCMA để bịt miệng những ý kiến phản đối.
Cụ thể, chính quyền Ecuador đã sử dụng các điều khoản tương tự DCMA để gỡ các video ghi lại việc lạm quyền của cảnh sát hoặc chỉ trích chính sách của chính phủ ở các trang web truyền thông xã hội.
2. Khả năng lạm dụng TPP để hạn chế quyền tự do biểu đạt là quá cao?
TPP chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên “nỗ lực để đạt được sự cân bằng thích hợp” đối với internet, truyền thông, tài liệu giáo dục hoặc các nội dung khác. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề “cá nhân” đối với các quốc gia có hồ sơ về quyền tự do Internet rất tồi như Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei. Các nước, theo quy định của TPP, phải ban hành luật cấm lạm dụng các rào cản kỹ thuật (còn gọi là “các biện pháp bảo vệ công nghệ”) để ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền. Các quy định này có thể dẫn tới hình phạt đối với các cá nhân sao chép đĩa DVD đã có trong máy tính hoặc cài đặt phần mềm trái phép trên điện thoại di động (bằng cách “bẻ khóa”). Thành viên có thể đưa ra ngoại lệ, nhưng việc này cũng không phải là bắt buộc.
TPP cũng yêu cầu có chế định trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp vi phạm tác quyền nhưng lại không đưa ra các yêu cầu lằn ranh bảo vệ phù hợp. Hiệp định thậm chí cũng cho phép tiêu hủy các máy tính và các thiết bị khác vi phạm bản quyền hoặc phá vỡ bảo vệ kỹ thuật; nâng cao mối quan ngại về khả năng lạm dụng các quy định bản quyền của Hiệp định.
3. Quy định liên quan đến quyền riêng tư tốt đến mức nào?
Trong khi đó, chương Thương mại điện tử của TPP đã đặt ra nhiều trăn trở về quyền riêng tư.
Ở mặt tốt, quy định của chương này giới hạn khả năng của các chính phủ trong việc áp đặt các quy định “nội địa hóa dữ liệu” – một dạng quy đinh bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến mạng internet phải đặt server hoặc hệ thống máy chủ tại quốc gia sở tại, hoặc cấm chuyển giao dữ liệu của người dùng ra khỏi biên giới quốc gia. Những yêu cầu của TPP sẽ đảm bảo rằng các quốc gia có lịch sử kiểm soát tự do ngôn luận trên mạng xã hội kém khó thực thi thẩm quyền tiếp cận dữ liệu người dùng trong nước – nơi mà sự riêng tư về thông tin cá nhân không được bảo vệ hoặc các thông tin này thường bị sử dụng nhằm xác định danh tính những người chỉ trích chính phủ. Hạn chế các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu nhìn chung cho phép các công ty truyền thông hoặc dịch vụ thư điện tử lưu giữ dữ liệu người dùng tại các nước nơi mà thẩm quyền cơ quan nhà nước được kiểm soát hợp lý hơn.
Tuy nhiên, cũng các điều khoản này làm giảm khả năng của các quốc gia thành viên ban hành luật bảo vệ dữ liệu để điều tiết việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích thương mại và bảo vệ quyền riêng tư của công dân. Cụ thể, các quốc gia Liên minh Châu Âu đã hạn chế việc truyền dữ liệu xuyên quốc gia như là một cơ chế thực thi các quy tắc bảo vệ dữ liệu đối với các công ty Internet của Hoa Kỳ kể từ khi việc bảo vệ dữ liệu không được quy định đầy đủ tại Hoa Kỳ so với EU. Trong khi các chính phủ có thể áp dụng các biện pháp không phù hợp với quy định TPP này, nếu bị yêu cầu, họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm chứng minh các biện pháp bảo vệ dữ liệu không phải là “phân biệt đối xử tuỳ tiện.”
Còn tiếp