Nền tư pháp Singapore – Kỳ 1: Lằn ranh địa ngục – thiên đàng

Nền tư pháp Singapore – Kỳ 1: Lằn ranh địa ngục – thiên đàng

Nguyễn Hoài An (lược dịch)

francisseow_03_0Từng được đánh giá rất cao và đảm nhận tới chức Tổng biện lý sự vụ trong chính quyền của thủ tướng Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu), thế nhưng cuộc đời của Francis Seow đã ngoặt sang hướng khác khi ông rời khỏi bộ máy chính quyền và đứng ra bảo vệ pháp lý cho những người mà chính phủ cho là phần tử đối kháng.

Ông bị cho là đối thủ chính trị đáng gờm của ông Lee khi được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Luật học Singapore vào năm 1988. Tuy nhiên cũng trong năm đó, Seow bị Cục An ninh Nội địa tạm giam và điều tra với cáo buộc nhận tiền từ Mỹ để thúc đẩy phong trào dân chủ ở Singapore. Theo lời kể của ông, trong thời gian này, ông thường xuyên bị dùng nhục hình khi chịu thẩm vấn. Sau khi được trả tự do, Seow tham gia tranh cử và giành được một ghế tại quốc hội. Tuy nhiên, sau đó chính phủ lại kiện ông tội trốn thuế và cuối cùng kết tội vắng mặt ông sau khi ông sang Mỹ trị bệnh và sống lưu vong tại đây. Vì bản án này, ông bị bãi nhiệm khỏi quốc hội.

Beyond Suspicion? The Singapore Judiciary (tạm dịch: Trên cả sự ngờ vực? Nền tư pháp Singapore) được Seow cho ra đời năm 2014, cuốn sách kể lại những vụ việc quan trọng cho thấy rõ sự hai mặt của nền tư pháp Singapore, khi các thẩm phán khom lưng khụy gối trước áp lực chính trị.

41i9cUdCXtL._SX331_BO1,204,203,200_

Bìa của quyển sách Beyond Suspicion? The Singapore Judiciary.

Phần trích đăng sau đây là Lời dẫn nhập của cuốn sách.

Các mục đoạn và tiêu đề là do Ban Biên Tập Luật Khoa đặt.

Nền tư pháp hai mặt

Tòa án ở Singapore – khi xét xử các vụ án kinh tế thương mại, trong đó không bên nào có liên quan hay ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của các quan chức hay giới tinh hoa – là chốn mà ta có thể dựa vào và tin rằng công lý sẽ được thực thi như nó vốn có.

Các thẩm phán Singapore nhìn chung có tiếng là liêm chính trong phán quyết liên quan. Phần “phụ lục” quan trọng đó có lẽ phải nhờ các độc giả đọc kèm theo những báo cáo với tán thưởng nồng nhiệt của các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới Geneva hay Trung tâm Tư vấn Rủi ro Kinh Tế và Chính trị Hong Kong.

Tuy nhiên, cuốn sách này sẽ bàn đến mặt kia của hệ thống tư pháp Singapore, mặt mà đáng buồn thay, chính những vị thẩm phán ấy, khi xét xử các sự vụ có dính đến chính trị, lại là những người hết lần này đến lần khác sẵn sàng khụy gối khom lưng đưa ra những quyết định có lợi cho chính phủ và các nhà lãnh đạo trong bộ máy chính quyền. Sự luồn cúi của họ có tiếng trên trường quốc tế đến độ nhiều tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế, Ủy ban Luật gia Quốc tế ở Geneva và gần đây là tổ chức Giám sát Nhân Quyền Luật gia Canada đã quan ngại đến mức phải cử các đại diện pháp lý tới Singapore trực tiếp quan sát tiến trình xét xử các vụ việc. Những quan sát của các tổ chức này khẳng định một điều mà nhiều người Singapore đã nhận thấy từ lâu: yếu tố chính trị ở những vụ việc như vậy luôn tác động đến phán quyết của các vị thẩm phán.

Nền tư pháp Singapore từng hoạt động tự do và độc lập, không chịu sự kiểm soát của chính phủ cầm quyền hay bất kỳ cơ quan pháp lý có thẩm quyền nào. Mọi sự thay đổi khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền bắt đầu bám riết lấy quyền lực chính trị quốc gia.

Lãnh đạo đảng này, Thủ tướng Singapore khi đó là ông Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) đã thâu tóm quyền kiểm soát các tòa án một cách có hệ thống và thực hiện quyền này thông qua người dẫn đường trong hệ thống tư pháp và cũng là người bạn lớn của mình, ông Yong Pung How, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Singapore. Không chỉ dừng lại đó, ông Lee cũng chỉ bổ nhiệm những luật sư có tư tưởng chính trị “đúng lề lối” vào ghế thẩm phán. Và lòng trung thành của các vị này được Lee đảm bảo bằng những khoản lương thưởng hậu hĩnh – cao hơn hẳn mức giá “thị trường” dành cho các thẩm phán trên thế giới.

Tham nhũng đôi khi diễn ra dưới những dạng thức và lớp mặt nạ giả trang: trả cho các thẩm phán mức lương ngất ngưởng hấp dẫn là một dạng như thế, bởi lẽ đương nhiên là khi đó các thẩm phán sẽ nghĩ đến chuyện đền đáp lại khoản bổng hậu hào phóng từ chính phủ bằng lòng trung thành của mình. Vì ai có tiền thì người đó có quyền, nên các thẩm phán gần như không thể thực thi công lý cho người dân khi nhà nước hoặc các lãnh đạo của nhà nước là bên đứng ra khởi kiện.

Cuộc tấn công tư pháp tổng lực của PAP đối với các thế lực đối lập

Khác với các vụ kiện tội phỉ báng, cuộc tấn công pháp lý ồ ạt được kể trong cuốn sách này [Beyond Suspicion? The Singapore Judiciary] – dưới sự điều khiển tài tình của Harry Lee Kuan Yew – đặc biệt ở số lượng cực lớn các nguyên đơn là đảng viên PAP.

Một trong những ví dụ cụ thể của phong trào này là cuộc tấn công ông Tang Liang Hong. Đi ngược lại với tất cả những lý lẽ phản đối xác đáng cùng thủ tục pháp lý thông thường, các vị này đã được tòa án cho phép theo đuổi cùng lúc nhiều vụ kiện về cùng một vấn đề nhắm vào các bị đơn là ông Tang Liang Hong, một luật sư và là ứng viên tranh cử của đảng đối lập cùng vợ là bà Teo Siew Har; và kể cả luật sư biện hộ cho ông Tang, ông J. B. Jeyaretnam, khi đó đang là tổng bí thư đảng Công nhân đối lập.

Lawyer Tang Liang Hong at the Worker's Party Rally at Hougang Stadium on 25 December 1996. ##########wkcommunity##########LIM SENG TIONG

Luật sư Tang Liang Hong tại buổi diễn thuyết của Đảng Công Nhân  vào ngày 25 tháng 12 năm 1996.

Mục đích ngầm của thủ đoạn pháp lý lạ lùng này là nhằm áp chế nguồn nhân lực và tài lực của các bị đơn nói chung và ông Tang nói riêng, cũng như để cản trở tiến trình biện hộ cho họ. Đây là thủ đoạn mà các thẩm phán chẳng xa lạ gì, thế nhưng họ lại chọn mắt nhắm mắt mở trước những chiêu trò pháp lý như thế.

Ông Lee từng gióng giả rằng phải bảo vệ hệ thống tư pháp trước “các cuộc tấn công sai trái”, nhưng thực tế cho thấy ông này không chỉ làm méo mó bộ mặt công lý ở Singapore mà còn làm xói mòn nền tảng công lý và nghề luật khi chính trị hóa nó. Trong tiến trình xét xử diễn ra sau đó, các cố vấn pháp lý của ông Lee và thủ tướng Goh Chok Tung như hãng luật Dew và Allen & Gledhill, chứ chưa nói đến các luật sư cho các nguyên đơn khác trong đảng PAP, đã tự vấy bẩn mình và làm hoen ố nghề luật khi ngoan ngoãn để cho bậc thầy chơi rối này mặc sức dắt mũi điều khiển.

Với nỗ lực thắng kiện bằng mọi giá, họ ỉm đi những chứng cứ quan trọng có lợi cho Tang. Trong phiên tòa, họ cũng không làm gì khi thẩm phán khi đó là ông Chao Hick Tim hiểu nhầm các thực kiện khiến Tang phải chịu thua thiệt nặng nề: Bằng sự im lặng có chủ ý của mình, họ đã biến công lý thành trò hề. Đây là một trường hợp kinh điển thể hiện đúng tinh thần câu châm ngôn suppressio veri suggestio falsi (che giấu sự thật là gợi mở cho sai lầm).

Với thâm niên của mình, đáng lẽ các thẩm phán phải hiểu rõ hơn thế. Cùng với các viên chức của cơ quan đăng ký Tòa án Tối cao, họ đã bày trò với các thủ tục và thực hành của tòa án, gây bất lợi cho các bị đơn.

Còn tiếp

Nguồn bài viết – Singapore’s Two-Faced Judiciary

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.