Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Ruth Bader Ginsburg là một trong 9 thẩm phán của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ. Nhà hoạt động nữ quyền tích cực với vai trò luật sư, bà đã dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp của mình để tham gia ủng hộ việc đưa quyền phụ nữ trở thành nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp trước khi trở thành thẩm phán của Tối cao pháp viện.
Sinh ngày 15/3/1933 tại Brooklyn, New York, trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động có thu nhập thấp. Tuy vậy, Ruth đã xuất sắc tốt nghiệp đại học Cornell danh tiếng với vị trí đầu bảng vào năm 1954. Dù lấy chồng là ông Martin Ginsburg, sinh con, sau đó tiếp tục phải chăm sóc và quán xuyến mọi công việc gia đình khi ông Ginsbrurg bị phát hiện mắc bệnh ung thư; bà vẫn chứng tỏ được bản thân, xuất sắc trong học tập, và trở thành thành viên nữ đầu tiên của tạp chí Harvard Law Review uy tín. Bà tiếp tục theo học và tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Colombia. Dù có thành tích xuất sắc nhưng cũng như nhiều phụ nữ khác, bà luôn gặp phải sự phân biệt giới tính khi tìm việc.
Trong những năm 1970, bà là giám đốc dự án nhân quyền của Liên hiệp Tự do dân sự Hoa Kỳ. Thời gian này bà đã tham gia tranh tụng 6 vụ án về bình đẳng giới cho đến khi trở thành thẩm phán Tối cao Pháp viện. Tại Tối cao pháp viện, bà tiếp tục tích cực tham gia thúc đẩy nữ quyền. Chính bà đã viết quyết định cho án lệ United States v. Virginia, ghi nhận việc các đơn vị quân đội không được từ chối phụ nữ gia nhập. Năm 1999, Ruth được nhận giải thưởng Thurgood Marshall của Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ vì những cống hiến cho bình đẳng giới và các quyền dân sự.