10 tổ chức nhân quyền uy tín thế giới – Kỳ 2

Trần Lam Phương (tổng hợp) Kỳ trước: 10 tổ chức nhân quyền uy tín thế giới – Kỳ 1

10 tổ chức nhân quyền uy tín thế giới – Kỳ 2

Trần Lam Phương (tổng hợp)

Kỳ trước: 10 tổ chức nhân quyền uy tín thế giới – Kỳ 1

5/ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (International Federation for Human Rights)

Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế là tổ chức NGO quốc tế, phi đảng phái, độc lập hoàn toàn với chính phủ các quốc gia với 178 thành viên hoạt động ở 120 nước. Từ năm 1922, tổ chức đã bảo vệ tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định tại Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền.

Cụ thể, tổ chức đã tiến hành các hoạt động bảo vệ những người đứng lên bảo vệ nhân quyền, đảm bảo các quyền được quy định trong Tuyên bố Phổ quát được thực thi, cũng như kêu gọi công lý cho tất cả mọi người. Các hoạt động này được Liên đoàn thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình đào tạo và những hoạt động hỗ trợ mở ra những cơ hội đối thoại với các nhà chức trách.

Trang web: www.fidh.org

6/ Hội đồng Cứu trợ Người Tị nạn Na Uy (Norwegian Refugee Council)

Hội đồng Cứu trợ Người Tị nạn Na Uy là tổ chức nhân đạo, phi chính phủ, hoạt động với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của những người phải sống trong cảnh di tản. Ngoài các hoạt động cứu trợ thiết thực, Hội đồng cũng tiến hành các hoạt động vận động nhằm bảo đảm quyền con người của những người di tản được tôn trọng.

Ra đời năm 1946, mục đích ban đầu của Hội đồng là hỗ trợ những người tị nạn ở châu Âu sau Chiến tranh Thế giới II. Đến nay, hoạt động của Hội đồng đã được mở rộng ra 28 nước tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin và Trung Đông.

nrc

Cùng với chính phủ Thụy Sĩ, chính phủ Na Uy, quỹ IKEA, Hội đồng là tổ chức mạnh thường quân cho giải thưởng Vì Người Tị nạn Nansen của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn. Đây là giải thưởng được trao cho cá nhân, hội nhóm và tổ chức có thành tích nổi bật trong nỗ lực vì người tị nạn. Người đầu tiên được trao giải thưởng này là Cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt.

Website: www.nrc.no

7/ Tổ chức Người Tị nạn Quốc tế (Refugees International)

Ra đời năm 1979, ban đầu tổ chức Người Tị nạn Quốc tế là một phong trào công dân nhằm bảo vệ những người tị nạn Đông Dương. Tổ chức hướng hoạt động đến việc hỗ trợ cũng như bảo vệ người tị nạn, và thúc đẩy các giải pháp giải quyết khủng hoảng di dân.

refugeesintl-logo

Không nhận bất kỳ khoản tiền tài trợ nào của Liên Hợp Quốc hay các chính phủ trên thế giới, tổ chức hoạt động hoàn toàn độc lập. Trong tuyên bố giới thiệu, tổ chức nêu rõ việc làm này là để đảm bảo tổ chức không phải lo sợ và có toàn quyền trong các hoạt động của mình.

Website: www.refugeesinternational.org

8/ Tổ chức Theo dõi Liên Hợp Quốc (UN Watch)

Đúng như tên gọi, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva đặt cho mình sứ mệnh “giám sát hoạt động của Liên Hợp Quốc theo các thước đo mà Liên Hợp Quốc đã đề ra trong Hiến chương”. Bên cạnh đó, một hoạt động khác cũng được tổ chức hết sức chú trọng là thúc đẩy quyền con người ở khắp nơi trên thế giới.

Cụ thể, Theo dõi Liên Hợp Quốc tham gia tích cực vào cuộc chiến chống lại các vi phạm nhân quyền ở Congo, Dafur, và lên tiếng phản đối mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, Venezuela, Cuba và Nga. Tổ chức cũng là cơ quan giám sát và đánh giá tư cách thành viên của các nước muốn tham gia Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

hillel

Hillel Neuer – Tổng Giám Đốc UN Watch, người lên án mạnh mẽ tính hình thức và “đạo đức giả” của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc*.

Trước những hoạt động của Theo dõi Liên Hợp Quốc, Cựu Tổng thư ký Kofi Annan đã đánh giá công việc của tổ chức có những đóng góp giá trị cho việc bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới.

Website: www.unwatch.org

9/ Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation)

Là tổ chức nhân quyền còn non trẻ, Quỹ Nhân quyền là tổ chức phi chính phủ có mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu, với trọng tâm nhắm vào các xã hội khép kín.

Với định hướng tôn trọng sâu sắc tự do cá nhân, Quỹ Nhân quyền hướng hoạt động vào việc nâng cao nhận thức về bản chất cũng như điểm yếu của quyền tự do thông qua hoạt động đào tạo, phát động chiến dịch, xuất bản sách báo, tài liệu, và tổ chức các chương trình sự kiện. Theo tổ chức, các cá nhân cần được cung cấp thông tin rộng nhất có thể, để từ đó mở rộng phổ lựa chọn của mình. Ngoài các chương trình đào tạo và tổ chức sự kiện củng cố nhận thức, tổ chức cũng phát động nhiều chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị trên thế giới.

Website: www.humanrightsfoundation.org

10/ Tổ chức Bảo vệ Quốc tế (Protection International)

Được thành lập năm 1998, Bảo vệ Quốc tế là tổ chức phi chính phủ có trọng tâm hoạt động là bảo vệ những người đứng lên bảo vệ nhân quyền. Cụ thể, tổ chức đặt cho mình sứ mệnh tăng cường an ninh và bảo vệ những nhà hoạt động xã hội dân sự bị hăm dọa, đặc biệt là những người đấu tranh vì quyền lợi chính đáng được luật quốc tế và các công ước về nhân quyền bảo đảm.

Biện pháp được tổ chức sử dụng chủ yếu là cung cấp các chương trình đào tạo, cũng như công cụ và chiến lược giúp những người bảo vệ nhân quyền có thể tự bảo vệ mình. Có thể kể ra một trong số này là Sổ tay Bảo vệ dành cho các nhà bảo vệ nhân quyền.

Website: www.protectioninternational.org

Chú giải của người dịch

Video clip bài nói bị cấm phổ biến của Hillel Neuer về Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.