Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Quan điểm ủng hộ và phản biện được thể hiện trong bài viết này.
Hồng Tâm (dịch)
Kỳ trước: Khi nào sự cẩu thả trong điều trị y tế cấu thành tội phạm? – Kỳ 1
Những vấn phát sinh cùng với hành vi cẩu thả trong y tế có tính chất hình sự
Những vấn đề đáng chú ý liên quan tới việc truy tố các chuyên gia y tế bao gồm sự phớt lờ các tiêu chuẩn điều trị và điều đáng lo ngại là việc hình sự hóa các hành vi cẩu thả trong trị liệu không đạt được mục tiêu của pháp luật hình sự. Bồi thẩm đoàn có khả năng sẽ bỏ qua những tiêu chuẩn khách quan của việc điều trị.
Trong bài viết của mình, James A. Filkins nghiên cứu 9 trường hợp có hành vi cẩu thả trong điều trị từ năm 1981 đến 1995. Kết quả của những trường hợp này chỉ ra rằng các tiêu chuẩn của việc điều trị trong những trường hợp cẩu thả là một vấn đề gây “khó khăn cho những người tham gia xét xử không chuyên để có thể hiểu một cách toàn diện được, đặc biệt là khi bị tranh cãi bởi các chuyên gia có quan điểm đối lập.” Do đó, Dr. Filkins nhận thấy rằng những người tham gia xét xử trong những trường hợp này có xu hướng bỏ qua những tiêu chuẩn khách quan của việc điều trị và đi ngay đến việc quyết định xem “bác sĩ bị kiện có sở hữu ý thức phạm tội hay không.”
Trong khi việc hình thành các tiêu chuẩn của việc điều trị mang nặng tính chuyên môn, theo Dr. Filkins, trong thực tế, phương pháp này thường hướng trực tiếp đến ý thức của các chuyên gia y tế. Điều đáng quan tâm là bồi thẩm đoàn có thể sẽ đặt nặng về vấn đề liên quan đến ý thức thực hiện hành vi hơn là vấn đề về tiêu chuẩn của việc điều trị.
Nghiên cứu của Filkins chứng minh rằng bồi thẩm đoàn nhiều khi sẽ áp dụng “tiêu chuẩn nội bộ hoặc chủ quan” của riêng họ, bằng cách cố gắng xác định xem các bác sĩ có thể hiện sự lo lắng và chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân của mình hơn là việc các bác sĩ đó có tuân theo tiêu chuẩn và kỹ năng chuyên ngành trong điều trị hay không. Như vậy, bồi thẩm đoàn có thể tuyên bố một vị bác sĩ có tội “ngay cả khi việc truy tố không hình thành được mối quan hệ nhân quả nào hoặc không liên quan được các tiêu chuẩn của việc điều trị” với điều kiện là bồi thẩm đoàn thấy được các bác sĩ đó có biểu hiện “vô trách nhiệm hoặc không quan tâm.”
Tầm quan trọng của việc thiết lập được tiêu chuẩn trong việc điều trị là nó sẽ cung cấp sự hướng dẫn cho các mức độ của việc điều trị mà một người bình thường sẽ thực hiện. Đối với trường hợp cẩu thả trong điều trị có tính chất dân sự, bồi thẩm đoàn phải xác định xem bị cáo đã thực hiện hành vi tương tự đối với các trường hợp giống như vậy hay chưa. Nếu chưa, bồi thẩm đoàn có thể xác định rằng bị cáo đã có hành vi cẩu thả. Khi bồi thẩm đoàn hình sự định tội mà không xem xét một cách khách quan các tiêu chuẩn phù hợp trong việc điều trị, một bản án tùy tiện sẽ được tuyên.
Trong bài viết của mình, Giáo sư Diane E. Hoffmann cung cấp lý do tại sao sự cẩu thả trong điều trị không nên được áp dụng đối với các chuyên gia y tế. Bà đặc biệt đề cập đến các mục tiêu ngăn ngừa, cải tạo, trừng phạt, và phân tích rằng mỗi mục tiêu đó sẽ không thể đạt được khi áp dụng vào trường hợp có hành vi cẩu thả trong điều trị.
Giáo sư Hoffmann đưa ra giải thích hợp lý rằng việc truy tố hình sự ít có tác dụng răn đe vì những hành vi của bác sĩ trong những trường hợp cẩu thả là không cố ý. Ngoài ra, bà đã đề cập đến việc làm sao cho việc truy tố hình sự có thể tạo ra “văn hóa đối lập” và “hiệu ứng chống răn đe” giữa các bác sĩ, họ có thể hợp lại với nhau và cho rằng việc truy tố như vậy là bất hợp pháp.
Bà cũng thấy rằng việc cải tạo cho các bác sĩ dưới hình thức hướng dẫn và đào tạo lại là khó có thể đạt được trong hệ thống tư pháp hình sự. Cuối cùng, mục tiêu trừng phạt hay sự trả giá cho hành vi phạm tội được xem xét. Theo giáo sư Hoffmann, sự trừng phạt cho một hành vi phạm tội là không hợp lý nếu thiếu yếu tố mục đích.
Những vấn đề này là điển hình cho thấy sự cẩu thả trong trị liệu được xem như là một tội hình sự không thiết lập được một tiêu chuẩn nhất quán nào để làm cơ sở cho việc truy tố và cũng không đáp ứng được mục tiêu của việc áp dụng hình phạt hình sự. Do đó, sự cẩu thả trong điều trị vẫn nên được xem là một vấn đề có tính chất dân sự.
Ý thức phạm tội thấp nhất đối với hành vi cẩu thả trong điều trị nên được tăng lên đến mức độ liều lĩnh hoặc cẩu thả nhất định
Các huyên gia y tế không nên được giải phóng khỏi trách nhiệm hình sự đối với những sai sót trong điều trị của họ đối với bệnh nhân.
Hội Y học Mỹ (“AMA”) dù phản đối việc truy tố đối với hành vi cẩu thả trong điều trị, cũng phải thừa nhận rằng hành vi liều lĩnh và cẩu thả quá mức trong điều trị nên được xem là phạm tội hình sự.
Họ nhất trí rằng các chuyên gia y tế nên bị truy tố khi hành vi của họ ở mức độ liều lĩnh, thiếu thận trọng trong điều trị. Được xem đạt đến mức độ liều lĩnh khi có một sự sai lệch lớn so với các tiêu chuẩn và những việc cần phải làm của việc điều trị. Nếu bác sĩ hoặc y tá đã hành động với ý thức thiếu thận trọng, khi đó theo chuyên môn, họ phải thấy được khả năng phát sinh “một rủi ro đáng kể và khó tránh được, nhưng cố ý phớt lờ những rủi ro đó và tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm của mình.”
Mặt khác, sự cẩu thả cũng có thể xảy ra khi chuyên gia y tế không ý thức được rằng hành vi của ông ta đang gây ra một thiệt hại đáng kể. Hành vi liều lĩnh trong điều trị nên bị truy tố hình sự. Nhưng, hành vi cẩu thả trong điều trị nên được giải quyết một cách nghiêm minh tại tòa án dân sự. Hành vi cẩu thả trong điều trị có thể bao gồm làm ngã bệnh nhân, làm đau, làm suy dinh dưỡng, và các hành vi cố ý khác được đưa ra trong trường hợp điều trị lâu dài.
Lấy Bác sĩ Murray là một ví dụ, luật hình sự hiện hành quy định rằng bồi thẩm đoàn chỉ cần phải xác minh rằng bác sĩ Murray phải ý thức được việc sử dụng Propofol bên ngoài bệnh viện là một sự nguy hiểm đáng kể và không thể tránh được, và không cần phải xem xét việc ông ấy có thực sự nhận thức được những nguy hiểm đó hay không.
Đây không phải là tiêu chuẩn hợp lý. Và hiểu biết của Dr. Murray về quy trình y tế thích hợp hơn mới nên được xem là một yếu tố khi xác định việc phạm tội hình sự của ông ấy. Tuy vậy, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể được xem xét đó là hành động của bác sĩ Murray đã tăng đến mức độ liều lĩnh và cẩu thả của ông. Bởi, là một bác sĩ, ông ấy phải biết rằng Propofol luôn được dùng trong phạm vi bệnh viện. Nếu công tocó thể chứng tỏ rằng ông đã có hiểu biết như vậy, khi đó cũng chứng tỏ rằng ông ấy đã không phớt lờ những nguy hiểm và quyết định chấp nhận những rủi ro phát sinh liên quan đến việc sử dụng Propofol tại nhà.
Khi đó bác sĩ Murray sẽ phải đối mặt với một phiên tòa hình sự. Đây dường như là một tiêu chuẩn có hiệu quả hơn vì nó sẽ xem xét kỹ lưỡng đến nhận thức của các chuyên gia y tế về các quy định hiện hành.
Điều này đặc biệt đúng trong các trường hợp điều trị dài hạn nơi mà y tá bị truy tố đối với hành vi làm té ngã bệnh nhân và những lý do biện minh khác đối với hành vi cẩu thả mang tính chất giản đơn. Chính phủ sẽ biện luận rằng việc định ra các tiêu chuẩn là một nỗ lực hướng đến việc loại trừ các chuyên gia y tế ra khỏi hành vi cẩu thả có tính chất hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống pháp luật hình sự đối với hành vi cẩu thả trong điều trị là một nỗ lực quá mức và không hiệu quả bởi vì nó không tính đến tầm quan trọng của việc xác định một tiêu chuẩn khách quan của việc điều trị và cũng chính bởi vì nó chưa thật sự đạt được các mục tiêu của việc áp dụng hình phạt hình sự. Theo đó, các chuyên gia y tế nên chỉ bị truy tố hình sự khi hành vi của họ đạt đến mức độ liều lĩnh hoặc cẩu thả nhất định./.
Còn tiếp