Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Michelle Toh
Phạm Nguyên Trường (dịch)
Michelle Toh là cộng tác viên cao cấp ở Đại học Nam California (University of Southern California), chuyên nghiên cứu về truyền thông kỹ thuật số và báo in. Bà thường viết cho các tờ USA Today, The South China Morning Post và Harper’s Bazaar. |
Khi Lý Quang Diệu qua đời trong năm nay (ngày 23 tháng 3 năm 2015 – ND), khắp nơi trên thế giới người ta đều hỏi: một kỷ nguyên đã kết thúc? Cụ thể hơn, đây sẽ là sự cáo chung của cách quản lí mà mọi người từng biết ở Singapore?
Những người phê phán tỏ ra phấn khởi. PN Baljiii, cựu Tổng biên tập tờ The Straits Times khẳng định: “Đây là mong muốn chân chính, mãnh liệt của những người thích đa nguyên chính trị. Tương tự như vị thần bị giữ trong cái chai và bây giờ vị thần đã thoát ra ngoài rồi”.
Từ London, Tan Wah Piow, một cựu tù nhân chính trị và luật sư đang sống lưu vong, tuyên bố rằng ông Lý chết thì “dân chúng sẽ được tự do”.
Nhưng những người đang kêu gọi nhiều tự do dân sự hơn không được nuôi quá nhiều hi vọng, và nguyên nhân chủ yếu là bởi tự do sẽ không thể tái sinh ở Singapore vì trước hết người ta không cho rằng nó đã chết.
Bắt đầu bằng một thực tế là những lí tưởng tự do được công nhận ở Phương Tây chưa từng và dường như sẽ không bao giờ trùng hợp với những lí tưởng của người Singapore. Trong suốt 56 năm, kể từ ngày được Lý Quang Diệu thành lập, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã giành được quyền tự quyết dân tộc; thành công lớn nhất trong sự lãnh đạo của ông thường được gắn với sự thúc đẩy trật tự chính trị bằng cách liên kết trật tự với thịnh vượng.
Cho đến nay, người Singapore không thể mua một cách hợp pháp kẹo cao su hoặc biểu tình phản đối bên ngoài những khu vực do nhà nước qui định, nhưng họ có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới và mức sống tốt hơn bất cứ nơi nào khác – nhiều cư dân ở đây sẽ nói với bạn rằng đấy là ưu tiên quan trọng hơn hẳn, đặc biệt là khi bạn biết rằng đa số người dân trên thế giới vẫn bị coi là có “thu nhập thấp” – theo một công trình nghiên cứu mới đây của Pew. Một người Singapore được tờ New York Times phỏng vấn ngay tại đài tưởng niệm vị cựu thủ tướng đã nói một cách rõ ràng: “Khi người ta khá giả về kinh tế, có nhà ở, có đồ ăn thức uống, ai còn quan tâm tới chính trị làm gì? Tôi thích sống ở một đất nước như thế này hơn là sống ở nơi có mọi quyền tự do nhưng mà đói”.
Xu hướng tách tự do chính trị ra khỏi tính năng động về kinh tế được khuyến khích, nhưng không phải do Lý Quang Diệu khơi mào. Suốt nhiều thế hệ, ở khắp châu Á, người ta luôn luôn nói rằng phải biết nghe lời, nhất là ở những nước mới thoát khỏi ách thống trị thực dân hay vừa thoát khỏi chế độ độc tài. Một công trình nghiên cứu các cuộc phản đối của sinh viên châu Á đã rút ra kết luận rằng hoạt động của họ thường bị thất bại vì không kiên định, chuyển từ những “ý tưởng cao cả” sang “không liên quan”. Khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra ở Hồng Kông, đặc khu hành chính thường được so sánh với Singapore vì phong cách quản trị tân-tự do, một sinh viên xuất thân từ thành phố này tuyên bố rằng niềm tin của anh ta, theo đó “dân chủ là thứ không dành cho tất cả mọi người”, hiện đang lớn dần.
“Trong bài luận Gov. 20 tôi sẽ chế giễu những sinh viên duy tâm mù quáng tin vào dân chủ hóa”, sinh viên này viết trong mục quan điểm của nhật báo The Harvard Crimson. “Tôi luôn luôn đánh giá cao tính hiệu quả và đặc quyền của chính quyền lớn và chính phủ không bị cản trở bởi những ồn ào đi kèm chu kỳ bầu cử”.
Ngay cả với sự ra đi của một trụ cột đáng sợ như Lý Quang Diệu, bối cảnh chính trị của Singapore dường như cũng sẽ không thay đổi – một ví dụ nhãn tiền là Amos Yee, 16 tuổi vừa bị bỏ tù 53 ngày vì chỉ trích chính phủ và những tín đồ Ki-tô giáo. Mặc dù cuối cùng tòa án đã phải lùi bước trước áp lực quốc tế, nhưng điều này vẫn không ngăn được một số người Singapore công khai nói rằng họ coi anh ta là “nỗi nhục”.
Từ quan điểm khu vực, hoàn toàn không khó khăn để hiểu được logic của sự hài lòng của dân Singapore. Ở những nơi khác trong vùng Đông Nam Á, khu vực này đang tiếp tục gặp những thất bại lớn hơn hẳn trong cái mà Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations) gọi là “thụt lùi về dân chủ” với những cuộc bầu cử gian lận ở Malaysia, đảo chính quân sự ở Thái Lan và xung đột triền miên trên vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ở Trung Hoa đại lục, một quốc gia ít nhất cũng được tôn trọng vì tăng trưởng kinh tế không thể chối cãi, người dân tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế thường nhật như cấm Facebook, trong khi các nước như Philippines, được coi là “chế độ dân chủ lâu đời nhất ở châu Á”, thì phát triển kinh tế vẫn chưa được như ý. Đối với nhiều người Singapore, dường như khó mà có cả hai thứ, và khả năng là trong cuộc bầu cử tiếp theo, họ sẽ gắn bó với những thứ đã quen thuộc với mình.
Nguồn bài viết Why Democracy Isn’t for Everyone, at Least in Singapore