Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
[Theo JURIST] Vào thứ năm, ngày 31/3/2016, các tổ chức môi trường đã đệ đơn kiện Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), chống lại quyết định của FDA khi chấp thuận việc sử dụng động vật biến đổi gen để làm thực phẩm.
Vào tháng 11/2015, cơ quan này đã cho phép sản xuất và kinh doanh thương mại cá hồi biến đổi gen. Hồ sơ vụ kiện được nộp tại Tòa án cấp quận đối với các quận phía Bắc bang California, nhằm mục đích chống lại quyết định trên và ngăn chặn việc cho phép tiêu thụ hàng loạt những động vật bị sử dụng công nghệ biến đổi gen giúp chúng phát triển nhanh hơn bình thường.
Các nhóm theo đuổi vụ kiện này gồm tổ chức Giám sát Thực phẩm và Nước (Food & Water Watch) , Trung tâm An toàn Thực phẩm (Center for Food Safety ) và Trung tâm Đa dạng Sinh học (Center for Biological Diversity). Các nhóm này quan ngại rằng các quần thể cá hồi hoang dã có thể bị đe dọa nếu cá hồi biến đổi gen thoát ra ngoài, cũng như các rủi ro tiềm tàng về sức khỏe khi tiêu thụ sản phẩm biến đổi gen này. Họ cho rằng FDA có thẩm quyền đối với động vật biến đổi gen nhưng không phải trong mảng tiêu thụ.
Vào tháng 2/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thông qua đạo luật Nông nghiệp trị giá 956 tỷ USD, cung cấp lượng lớn bảo hiểm cây trồng và những lợi ích khác cho ngành nông nghiệp và cũng đòi hỏi sự thay đổi về nhãn thực phẩm. Việc cây trồng biến đổi gen trở nên phổ biến trong thời gian gần đây đã thành điểm nóng gây tranh cãi tại tòa án ở khắp nơi trên thế giới.
Vào tháng 5/2014 Thống đốc bang Vermont là ông Peter Shumlin ký thông qua đạo luật yêu cầu dán nhãn thực phẩm chứa các thành phần biến đổi gen.
Tháng 5/2013 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đưa ra phán quyết đồng thuận tuyệt đối trong vụ việc Bowman v. Monsanto: theo đó cho rằng nông dân mua loại hạt giống bảo hộ không được phép tái sản xuất chúng thông qua gieo trồng và thu hoạch thông thường mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu bằng sáng chế đó, ngay cả khi hạt giống được biến đổi để có thể tự nhân giống.
Vào tháng 3/2011, Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu tuyên bố rằng lệnh cấm trồng các loại cây biến đổi gen là bất hợp pháp sau khi Pháp nỗ lực cấm việc sản xuất một dòng ngô biến đổi gen được phát triển bởi công ty Monsanto vào năm 2008. Tháng 12/2010 một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã ra lệnh phá hủy một vụ mùa củ cải đường biến đổi gen vì mối nguy hại tiềm tàng ảnh hưởng đến hệ thực vật xung quanh.