Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Hoàng Thảo Anh (dịch)
Vụ rò rỉ lượng tài liệu bảo mật khổng lồ từ một công ty luật tại Panama chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho tầng lớp thượng lưu đang là đề tài bàn tán sôi nổi của các nhà báo trên khắp thế giới. Các công tố viên đang dò xét lượng tài liệu trong Panama Papers để tìm ra bằng chứng về hành vi trốn thuế và tham nhũng, nhưng họ cũng đang phải đối mặt với một loạt các nguy cơ tiềm ẩn khác.
Cho đến nay, chỉ một phần nhỏ trong 11,5 triệu tài liệu từ công ty luật Mossack Fonceca được công bố, nhưng đã có nhiều vấn đề nảy sinh hơn thế: các nhân viên tư pháp, công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ phải đối đầu với khả năng rằng rất có thể nhiều hồ sơ được bảo hộ bởi đặc quyền giữa khách hàng và luật sư hoặc những phương thức bảo hộ khác tương tự.
Bài toán thông tin được bảo hộ
Đó không chỉ là vấn đề các tài liệu đó có được xem là bằng chứng hay không hoặc có thể được các nhà điều tra sử dụng hay không. Ở nhiều bang, điều này được coi là phi đạo đức nếu các công tố viên tiết lộ những gì họ biết về thông tin trao đổi giữa khách hàng – luật sư hoặc nếu thông tin được sử dụng tại tòa là những tài liệu “luật sư – khách hàng” bị vô tình tiết lộ. Một số luật sư cho rằng các nhân viên pháp lý làm việc cho Bộ tư pháp hoặc FBI sẽ gặp nhiều rủi ro khi bắt đầu tra xét các hồ sơ, ngay cả khi người ta đã làm điều đó trên khắp thế giới.
Luật gia kiêm blogger Sara Kropf cho rằng: “Tôi sẽ rất bất ngờ nếu Bộ Tư pháp thật sự manh động dò xét và đánh giá các thông tin mật mà không có sự giám sát từ phía cơ quan nào khác.”
Bộ Tư pháp cho biết họ nhận thức được tính chất của nguồn gốc lượng thông tin từ Panama Papers, nhưng không tiết lộ đã có những động thái nào khác hay không ngoài khai thác thông tin trên các trang tin tức.
“Chúng tôi biết về các hồ sơ và đang xem xét chúng”, theo lời phát ngôn viên của Bộ tư pháp Peter Carr
“Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể bình luận chi tiết về những tài liệu bị cáo buộc này. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm việc rất nghiêm túc với tất cả các cáo buộc đáng tin cậy đối với tham nhũng nước ngoài cấp độ cao mà có thể có liên hệ với Hoa Kỳ hoặc hệ thống tài chính Mỹ.”
Các quan chức từ chối thảo luận thêm về tình hình các tài liệu trong Panama Papers hay đưa ra hướng xử lý những tài liệu được bảo hộ bởi đặc quyền “luật sư-khách hàng” hay tương đương. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã nói với phóng viên rằng các ủy viên công tố thường tìm đến một nhóm gọi là “taint team”[1] để cố gắng giữ thông tin đặc quyền không rơi vào tay các luật sư hoặc công tố, giới tư pháp có liên quan đến xây dựng vụ án và tham gia phiên tòa.
“Bất cứ khi nào chúng tôi cảm thấy có thể xuất hiện vấn đề đặc quyền luật sư – khách hàng hoặc chúng tôi có thể ở vị trí tiếp nhận loại thông tin bảo mật này dù tình cờ hay không, chúng tôi đã có một nhóm gọi là “taint team” giải quyết;… Để đảm bảo rằng những vấn đề như thế này được xem xét và rằng chúng tôi có thể có những hành động thích hợp, như gửi trả lại các tài liệu, hoặc gửi chúng đến tòa án hay nhiều phương thức đa dạng khác. Do đó theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi không phải đang “làm hỏng” vụ việc khi nhận được tài liệu mà chúng tôi không nên nhận.” – Ông Andrew Weissman, thủ trưởng cơ quan chuyên giải quyết các vụ Lừa đảo thuộc Phòng Hình sự Tư pháp cho hay.
Tuy vậy, một số luật sư đã đặt nghi vấn: liệu một taint team có đủ sức vượt qua những vấn đề đạo đức phát sinh bởi hành vi cố ý rà soát các tài liệu đặc quyền mà không có sự cho phép của tòa án hay không?
Một quan điểm từ năm 1995 của Liên đoàn luật sư D.C. cho rằng giới tư pháp không nên tra xét thông tin đặc quyền vô tình đến tay họ.
“Trường hợp luật sư tiếp nhận không kiểm tra các tài liệu gửi sai địa chỉ trước khi biết rằng sự tiết lộ này là vô tình (gửi nhầm thông tin đặc quyền cho luật sư không tiếp quản vụ việc), chúng tôi cho rằng luật sư đó ít nhất nên hỏi ý kiến luật sư gửi tài liệu và nếu luật sư này xác nhận rằng sự tiết lộ là vô tình và yêu cầu gửi trả như tình trạng ban đầu thì luật sư tiếp nhận nên làm theo. Theo quan điểm của chúng tôi, không làm được điều đó có thể được xem là hành động không trung thực, là vi phạm quy tắc luật sư.”
Người phát ngôn của Mossack Fonseca đã không trả lời email hỏi về việc liệu công ty này có yêu cầu Bộ tư pháp Hoa Kỳ xử lý những hồ sơ theo nguyên tắc đặc quyền hay không.
Tính bảo mật mất đi nếu khách hàng và luật sư đang thực hiện tội phạm
Có rất nhiều lập luận tiềm năng cho rằng đặc quyền có thể sẽ không được áp dụng cho một số hoặc toàn bộ tài liệu trong Panama Papers.
Nhiều tòa án đã quyết định rằng các loại thông tin “được biết đến rộng rãi” sẽ mất đi khả năng bảo hộ đặc quyền của mình. Số khác thì cho rằng những luật sư giữ hồ sơ cần có những biện pháp thích đáng để duy trì tính bí mật của chúng. Và tính bảo hộ đặc quyền đôi khi cũng có thể bị mất đi nếu một khách hàng đã tìm đến luật sư để thực hiện một hành vi phạm tội. Thêm vào đó, cần nhắc đến sự xuất hiện các tranh cãi pháp lý phức tạp về việc áp dụng quy định đạo đức nào hay luật đặc quyền nào được áp dụng đối với loại hồ sơ được gửi từ quốc gia này sang quốc gia khác, cũng như các nghi vấn về quy tắc đạo đức nghiêm khắc nào được áp dụng cho các luật sư của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Theo David Smallman, luật sư hành nghề tại New York, người đã viết bài tổng kết pháp luật năm 1997 cho rằng đặc quyền luật sư – khách hàng không tự động miễn trừ khi các hồ sơ “bị đánh cắp” được đăng trực tuyến cho rằng: “Bạn phải nhìn vào luật pháp mỗi nước. Đây là một hình huống khó.”
Ngay cả khi các công tố viên kết luận một số hoặc toàn bộ tài liệu là không có đặc quyền, họ cũng phải tìm xin lệnh khám xét hoặc động thái cho phép từ phía tòa án, nhằm giúp bác bỏ những luận điểm sau này cho rằng chính quyền đã đi quá xa.
Chúng ta chưa rõ liệu FBI hay cơ quan nào khác của Mỹ có cần rà soát các hồ sơ để điều tra vụ hack tài liệu bị cáo buộc khiến chúng bị tiết lộ hay không. Nếu họ có cơ sở pháp lý để làm điều đó, những hồ sơ này có thể được xem là bằng chứng và họ được phép làm việc với chúng.
Có thể kỳ quái khi nói với nhân viên tư pháp của chính phủ Mỹ rằng họ không thể xem xét các tài liệu được đăng tải rộng rãi trên Internet, nhưng thực tế đó không phải lần đầu tiên. Nhiều viên chức liên bang và nhân viên hợp đồng vì lý do an ninh đã được yêu cầu không xem tài liệu mật được đăng trực tuyến bởi WikiLeaks và những hồ sơ bị tiết lộ bởi cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA – Edward Snowden.
Nguồn bài viết: Panama Papers pose ethics issues for U.S. prosecutors
[1] Một nhóm độc lập được tìm đến để xử lý các số liệu “đặc quyền”, không thuộc cơ quan công quyền nào. Những thông tin nhóm này có được là những thông tin bất hợp pháp, nên họ không tham gia vào hoặc không được đưa vào các phiên tòa để làm chứng, chứng minh hồ sơ điều tra hoặc phát triển chứng cứ.