Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Luật Nhân Quyền luôn là một ngành quan trọng trong các bộ môn pháp luật tại Châu Âu. Dưới đây là sáu án lệ nhân quyền được giảng dạy tại các trường đại học hoặc thường xuyên được sinh viên trích dẫn trong các bài luận của mình.
1. A v. United Kingdom: Tranh chấp giữa quyền tự do và vấn đề an ninh quốc gia
Sự vi phạm quyền tự do của con người, cho dù được biện minh dựa trên cơ sở an ninh quốc gia hay không, thì một cá nhân luôn có quyền ngay lập tức được biết lý do của việc bị bắt giữ và bất kỳ cáo buộc nào chống lại cá nhân đó.
Tại Anh, các nghi phạm khủng bố không có quốc tịch Anh Quốc có thể bị giam giữ vô thời hạn mà không có bất kỳ cáo buộc nào. Án lệ này xét đến 11 nguyên đơn bị giam giữ với lý do họ bị tình nghi là các tội phạm khủng bố. Vương Quốc Anh đã ban hành một lệnh miễn trừ, tuyên bố rằng việc vi phạm quyền tự do của con người, trong một số trường hợp, là tất yếu để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nghi phạm không được phép nghe tất cả các bằng chứng chống lại họ, vì những mối lo ngại về thông tin an ninh quốc gia, và vì vậy những Công tố viên và Người bào chữa đặc biệt (Special Advocates) cũng được chỉ định riêng cho dạng án này.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu cho rằng nhiều nguyên đơn đã bị xâm phạm các quyền ghi nhận tại Điều 5 (1) và 5 (2) – UKHL. Anh đã phân biệt đối xử một cách vô lý giữa các nghi phạm khủng bố có quốc tịch và phi quốc tịch Anh Quốc, và việc các biện pháp đó được thông qua là không công bằng. Tuy vậy, thủ tục chỉ định đặc biệt thì được cho là hợp lý.
2. S, Marper v. United Kingdom: Quyền riêng tư
Việc giữ lại DNA của các cá nhân không bị kết án liệu có là hợp lý?
Vào năm 2001, pháp luật tố tụng hình sự Anh được thay đổi, trong đó cho phép việc lưu giữ dấu vân tay, mẫu tế bào và hồ sơ DNA của các cá nhân không bị kết án hoặc thậm chí chỉ bị bắt giữ mà chưa khởi tố bất kỳ tội danh nào. Các cơ sở pháp lý của quy định này được bao hàm trong phần 64 (1A) của PACE 1984.
S bị bắt vào tháng 01 năm 2001, ở độ tuổi 11, và bị cáo buộc phạm tội cướp tài sản. Cậu ta bị lấy dấu vân tay và DNA. Cậu ta được tuyên bố trắng án vào tháng Sáu năm 2001. Marper bị bắt tháng 3 năm 2001, ở độ tuổi 38, và bị buộc tội quấy rối. Ông ta cũng bị lấy dấu vân tay và mẫu DNA nhưng hồ sơ điều tra tội phạm không đủ thuyết phục, dẫn đến vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra.
Cả hai nguyên đơn yêu cầu hủy dấu vân tay và mẫu DNA của họ. Nhưng cảnh sát từ chối, họ nói rằng cảnh sát có chính sách lưu giữ lại các mẫu này trong mọi trường hợp. Các nguyên đơn cho rằng việc giữ lại các mẫu này là không phù hợp với Điều 8 UKHL quy định về Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư của họ.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu cho rằng cách tiếp cận thông dụng của Anh Quốc đối với việc giữ lại DNA của các cá nhân không bị kết tội có thể suy luận là không tuân theo Điều 8 về quyền được tôn trọng đời sống riêng tư của con người.
3. Natunen v Finland: Quyền được đối xử công bằng trong xét xử
Tại hầu hết các quốc gia Châu Âu, chứng cứ có được từ việc xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác hiện không được chấp nhận trước tòa. Tuy nhiên, hiện nay việc kêu gọi Chính phủ cho phép sử dụng hệ thống các chứng cứ có được từ việc xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín này để hỗ trợ cho việc truy tố ngày càng gia tăng.
Trong án lệ này, bị cáo bị tình nghi buôn bán ma túy. Chứng cứ có được từ việc xâm nhập điện thoại của bị cáo đã được sử dụng trong quá trình điều tra với bao gồm chi tiết của 21 cuộc trao đổi qua điện thoại. Bị cáo đã kháng cáo cho rằng các cuộc trao đổi qua điện thoại khác có thể chứng minh sự vô tội của ông ta, nhưng các bản ghi các cuộc trao đổi có lợi cho ông lại không bao giờ được tiết lộ. Công tố viên cho rằng các bản ghi âm đó đã bị hủy vì chúng không có liên quan đến hành vi phạm tội, và thủ tục tố tụng Phần Lan cho phép không giữ lại chúng nếu không có sự vi phạm pháp luật tương ứng.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu cho rằng đã có sự vi phạm Điều 6 (3) (b) UKHL quy định về việc đảm bảo cho bị cáo quyền được chuẩn bị việc bào chữa cho mình mà không có sự hạn chế nào. Các bị cáo đã không được trao cho cơ hội tìm hiểu kết quả và thông tin của các cuộc điều tra. Nhiệm vụ hành động một cách công bằng và vô tư của công tố viên trong việc đánh giá những bản ghi âm nào có liên quan chắc chắn không đủ để bảo vệ các quyền của bị cáo.
4. Kara v. UK: Quyền tự do biểu đạt
Việc vi phạm quyền tự do đối với cuộc sống cá nhân của con người có thể được thực hiện chỉ trong trường hợp nhằm mục đích bảo vệ quyền của những người khác.
Một người lao động được chỉ dẫn không được mặc quần áo nữ (một loại váy) để đi làm việc, mà cơ quan tuyển dụng xét thấy, điều này không chỉ vi phạm quy tắc xử sự theo quy định nội bộ mà còn sẽ mang lại tranh cãi không cần thiết. Nguyên đơn phản đối nhà tuyển dụng của mình trên cơ sở vi phạm Điều 8 và Điều 14 của Đạo Luật Nhân quyền năm 1998. Những hạn chế về việc ăn mặc là một sự vi phạm rõ ràng về quyền riêng tư và tín ngưỡng tôn giáo của người đó. Ông ấy cho rằng thổ dân Châu Mỹ thường mặc loại trang phục váy đặc trưng này.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã thừa nhận rằng các quy định về chế độ trang phục tại nơi làm việc ảnh hưởng tới quyền lợi của nguyên đơn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, Tòa cũng cho rằng sự can thiệp đó là chính đáng nếu nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của các chủ thế khác vì nguyên đơn có sự giao thiệp với nhiều thành viên trong cộng đồng và các tổ chức trong quá trình thực hiện công việc của mình.
5. R v. Shayler: Quyền tự do ngôn luận
Án lệ này cho thấy một cách rõ ràng rằng các quy định 1(1) và 4(1) của Đạo luật Thông tin bí mật nhà nước nghiêm cấm thành viên của các cơ quan tình báo tiết lộ thông tin, không vi phạm quy định tài Điều 10 của Dự Luật Nhân Quyền năm 1998 về đảm bảo sự tự do của ngôn luận.
Shayler, một nhân viên mật vụ, đã bán thông tin tình báo mật cho một công ty báo chí. Thông tin này là các vấn đề an ninh quốc gia và các tin tức tình báo ông ta đã tình cờ biết được nhờ làm việc cho các cơ quan ban ngành. Ông ta biện hộ rằng việc tiết lộ đó được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích công cộng.
Tòa án cho rằng hiệu lực kết hợp của Điều khoản 1(1) và 4(1) sẽ khiến cho một bị cáo không thể biện hộ rằng anh ta vì bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích quốc gia mà tiết lộ các thông tin theo quy định bởi những mục này. Hơn nữa, các quy định của Đạo luật Thông tin bí mật nhà nước không có nghĩa là làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, vì ở Điều 10 đã có quy định rằng “không nghiêm cấm sự tiết lộ thông tin nào một cách tuyệt đối. Thay vào đó là đưa ra giới hạn hạn chế cung cấp thông tin, chỉ khi được ủy quyền hoặc có thẩm quyền hợp pháp”.
6. Directorate of Public Prosecution V. Jones (Margaret) and Anor: quyền tự do hội họp
Việc tham gia vào một cuộc hội họp, biểu tình ở những nơi công cộng không có nghĩa là vi phạm pháp luật.
Bị cáo và những người khác là những người tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa trên một tuyến đường quốc lộ, nơi bị cấm hội họp vốn có hiệu lực thi hành theo mục 14A của Đạo luật trật tự công cộng năm 1986.
Họ kháng cáo chống lại bản án sơ thẩm và yêu cầu công nhận rằng tuyến đường quốc lộ công cộng phải là nơi tụ họp hợp pháp bởi Viện Quý Tộc Vương Quốc Anh (House of Lords). Những hành vi tụ họp không gây thiệt hại hoặc không ảnh hưởng đến trật tự công cộng không thể được coi là phạm pháp. Tương tự, quyền hội họp ôn hòa nhằm sử dụng một cách hợp pháp các tuyến đường quốc lộ có thể tồn tại miễn là thỏa mãn các quy định hành lang an toàn giao thông. Việc nghiêm cấm tụ họp tại một địa điểm nhất định là không phù hợp với các nguyên tắc nhân quyền.
Nguồn bài viết:
Human Rights Law Cases