Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trâm Huyền (Dịch)
Tổng hợp các kỳ:
Trump, những người theo khuynh hướng chuyên chế, và sự sợ hãi
Kỳ trước: Sự trỗi dậy của khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ – Kỳ 4
Dựa trên dữ liệu của chúng tôi, nhà khoa học dữ liệu Adam Petrihos của công ty Morning Consult xác nhận rằng “trong nhóm người theo Đảng Cộng Hòa, tỷ lệ ủng hộ Trump rất lớn trong số những người có khuynh hướng chuyên chế cao hoặc rất cao”. Trump hiện nay đang nhận được ủng hộ từ 42% số người theo Đảng Cộng Hòa trên cả nước, nhưng khảo sát của chúng tôi cho thấy Trump nhận được ủng hộ từ 52% số người có khuynh hướng chuyên chế cao.
Khuynh hướng chuyên chế là yếu tố có thể dùng để tiên đoán chính xác nhất mức độ ủng hộ dành cho Trump, yếu tố tiên đoán chính xác thứ nhì là trình độ học vấn: những người ủng hộ Trump thường có trình độ trung học. Hetherington ghi nhận sau khi kiểm tra các kết quả thăm dò của chúng tôi là mối liên hệ giữa khuynh hướng chuyên chế và sự ủng hộ Trump rất mạnh, ngay cả khi đã tách lọc ảnh hưởng của các biến số khác như trình độ học vấn và giới tính.
Sự ủng hộ dành cho Trump là thấp nhất ở nhóm những người theo Đảng Cộng Hòa có khuynh hướng chuyên chế thấp: chỉ 38% số người như thế ủng hộ Trump.
Nhưng thế cũng đã cao lắm rồi. Vậy tại sao lại có sự ủng hộ Trump trong nhóm người không có khuynh hướng chuyên chế?
Tôi ngờ rằng câu trả lời nằm đâu đó một phần giữa nghiên cứu của Hetherington và một phần giữa nghiên cứu của Suhay về ảnh hưởng của nỗi sợ hãi lên các cử tri không có khuynh hướng chuyên chế, thế nên tôi gọi cho họ để thảo luận về các dữ liệu tìm được. Hetherington làm vài tính toán về số lượng các mối đe dọa thể xác và nhận ra hai điều.
Thứ nhất là những người có khuynh hướng chuyên chế thường chỉ sợ một số mối đe dọa thể xác nhất định.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy những người có khuynh hướng chuyên chế thường sợ những mối đe dọa từ nước ngoài như ISIS, Nga và Iran. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là những mối đe dọa mà người ta có thể gắn cho những cái mặt người; một tên khủng bố đáng sợ hay một giáo sỹ Iran. Những người không có khuynh hướng chuyên chế thường không sợ những mối đe dọa này nhiều bằng nhóm đối nghịch với họ. Ví dụ, 73% trong số những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế cao tin rằng những nhóm khủng bố như ISIS là “những rủi ro rất lớn” đối với họ, nhưng chỉ 45% trong số những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế thấp có niềm tin tương tự. Ngược lại, những mối đe dọa thường nhật như tai nạn xe cộ lại không đáng sợ lắm với những người có khuynh hướng chuyên chế.
Nhưng Hetherington nhận ra một điều khác nữa: Một nhóm nhỏ trong những người không có khuynh hướng chuyên chế tỏ ra rất sợ hãi những mối đe dọa như Iran hay ISIS. Và mức độ sợ hãi mà họ thể hiện càng lớn thì khả năng họ ủng hộ Trump càng cao.
Điều này có vẻ xác nhận lý thuyết của Hetherington và Suhay: khi những người không có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy thật sự kinh sợ trước những mối đe dọa thể xác như khủng bố thì về cơ bản họ sẽ vì sự sợ hãi đó mà hành xử như những người có khuynh hướng chuyên chế.
Điều này quan trọng vì trong nhiều năm qua, các chính trị gia Đảng Cộng Hòa và giới truyền thông ngả theo Cộng Hòa như kênh tin tức Fox News đã luôn không ngừng nói với dân chúng rằng thế giới chúng ta đang sống thật là đáng sợ, và rằng tổng thống Obama không làm đủ nhiều để bảo vệ sự an toàn cho người Mỹ.
Có rất nhiều những động cơ chính trị và truyền thông cho những tuyên bố giống như thế. Nhưng mấu chốt ở đây là nhờ những tuyên bố giống như thế mà cử tri của Đảng Cộng Hòa đã luôn được tiếp xúc với những thông điệp cảnh báo hiểm nguy. Theo đó thì cảm giác sợ hãi những mối đe dọa thể xác tăng lên, nỗi sợ hãi này có vẻ là đã khiến một số cử tri không có khuynh hướng chuyên chế quay ra bỏ phiếu như những cử tri có khuynh hướng chuyên chế – ủng hộ Trump.
Oái ăm là trong cuộc bầu cử sơ bộ đang diễn ra, giới Cộng Hòa chính thống đã tìm cách cản Trump bằng cách đưa ra những thông điệp giống Trump, bên cạnh những việc khác. Nhưng khi những ứng cử viên chính thống của Đảng Cộng Hòa như Marco Robio cố gắng hùng biện như Trump về ISIS hay về người Hồi giáo tại Mỹ thì họ lại càng làm nỗi sợ hãi của cử tri thêm sâu sắc và khiến những cử tri này càng muốn theo Trump hơn.
Còn tiếp
Nguồn bài viết: Amanda Taub, The rise of American authoritarianism, ngày 01 tháng 3 năm 2016,