Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trâm Huyền (Dịch)
Kỳ trước: Sự trỗi dậy của khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ – Kỳ 5
Tổng hợp các kỳ:
Phải chăng là cấu trúc xã hội đang thay đổi của Mỹ đang “kích hoạt” khuynh hướng chuyên chế?
Các nghiên cứu về khuynh hướng chuyên chế còn cho thấy rằng không chỉ các mối đe dọa thể xác là nguyên nhân của khuynh hướng này. Còn tồn tại một mối đe dọa khác nữa – to lớn hơn, chậm chạp hơn, khó nhận ra hơn nhưng sức mạnh tiềm tàng rất lớn – đang đẩy những người có khuynh hướng chuyên chế đến những động thái quá khích: mối đe dọa về biến đổi xã hội.
Mối đe dọa này có thể hiện hữu thông qua việc các chuẩn mực xã hội đang thay đổi, ví dụ như sự xói mòn của các hình mẫu giới tính truyền thống, hay sự thay đổi chuẩn mực trong việc đánh giá định hướng tính dục. Nó còn có thể hiện hữu thông qua sự đa dạng chủng tộc đang tăng cao, cho dù là thể hiện qua các thay đổi nhân khẩu học do yếu tố nhập cư hay đơn thuần qua việc ngày càng có nhiều các diễn viên người da màu trên truyền hình. Hoặc, nó có thể hiện hữu qua bất kỳ những thay đổi kinh tế và chính trị nào có khả năng phá vỡ các tôn ti xã hội sẵn có.
Điểm chung của tất cả các loại thay đổi nói trên là chúng đều được những người có khuynh hướng chuyên chế xem là những mối đe dọa có khả năng làm mất đi tình trạng hiện có như họ thấy – mọi thứ đều quen thuộc, trật tự và an toàn – và thay vào đó một thứ gì đấy có cảm giác đáng sợ vì nó khác biệt và gây mất cân bằng. Đôi khi những người có khuynh hướng chuyên chế lo sợ là thứ có cảm giác đáng sợ ấy sẽ làm mất đi vị trí xã hội của họ. Các nghiên cứu cho thấy là để đối mặt với những mối đe dọa như thế, những người có khuynh hướng chuyên chế sẽ tìm những hình mẫu lãnh đạo mạnh mẽ – những người sẵn sàng hứa là họ sẽ giúp ngăn cản những thay đổi đáng sợ kia, nếu cần thiết thì bằng cả bạo lực, để bảo vệ tình trạng hiện có.
Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn thông qua các khảo sát của mình nghiên cứu so sánh mức độ sợ hãi các biến đổi xã hội giữa những người có khuynh hướng chuyên chế và những người không có khuynh hướng chuyên chế. Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem sự sợ hãi biến đổi xã hội này có dẫn đến việc những người có khuynh hướng chuyên chế cầu mong những phản ứng mạnh bạo hay không.
Các kết quả có vẻ là xác nhận những điều này: Những người có khuynh hướng chuyên chế đánh giá gần như toàn bộ các biến đổi xã hội (cho dù là thật hay là giả tưởng) là “tệ” hoặc “rất tệ” cho đất nước.
Ví dụ, có vẻ là có đến những 44% số người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng hôn nhân đồng giới là có hại cho đất nước. 28% trong số này xem hôn nhân đồng giới là “rất tệ” cho nước Mỹ, trong khi 16% còn lại nói hôn nhân đồng giới thì “tệ”. Chỉ có 35% trong số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng hôn nhân đồng giới là “tốt” hoặc “rất tốt” cho đất nước.
Rất đáng chú ý là phản ứng của những người không có khuynh hướng chuyên chế đi theo hướng ngược lại. Những người không có khuynh hướng chuyên chế thường đánh giá hôn nhân đồng giới là “tốt” hoặc “rất tốt” cho đất nước.
Có một hố sâu ngăn cách giữa hai nhóm chuyên chế và không chuyên chế trong thái độ của họ với một vấn đề có vẻ là mang tính cá nhân và không hề có tính đe dọa như hôn nhân đồng giới. Điều này rất quan trọng cho việc nhìn nhận cách mà khuynh hướng chuyên chế có thể bị kích hoạt bởi cả những biến đổi xã hội nhỏ như việc mở rộng quyền hôn nhân.
Chúng tôi cũng khảo sát thái độ của những người được thăm dò với việc người Hồi giáo xây thêm nhiều giáo đường ở Mỹ. Hướng đặt câu hỏi này là nhằm xác định mức độ thoải mái của người được thăm dò trong việc chung sống với người Hồi giáo – một yếu tố đặc biệt gây tranh cãi trong cuộc bầu cử sơ bộ lần này.
Một tỷ lệ ngất ngưởng 56.5% số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng việc người Hồi giáo xây thêm nhiều giáo đường là “tệ” hoặc “rất tệ” cho đất nước. Chỉ 14% số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng việc xây thêm giáo đường này là “tốt” hoặc “rất tốt”.
Các nghiên cứu về khuynh hướng chuyên chế có vẻ cho thấy rằng thái độ như thế này với người Hồi giáo không đơn thuần chỉ là do sự sợ hãi đạo Hồi (Islamophobia) mà còn phản ánh một hiện tượng rộng hơn. Đó là việc những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy bị đe dọa bởi những người mà họ cho là ‘người ngoài’ (outsider). Những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy bị đe dọa bởi khả năng là tình trạng hiện có của họ có thể bị thay đổi bởi những ‘người ngoài’ đó.
Điều này giải thích tại sao những người có khuynh hướng chuyên chế rất thường hay phản đối không chỉ một nhóm người ngoài nhất định hay một biến đổi xã hội nhất định nào, mà họ còn rất thường hay phản đối toàn bộ những nhóm người ngoài và chống lại hết thảy tất cả các biến đổi xã hội. Điểm chung của các nhóm người ngoài và các biến đổi xã hội này có vẻ là ở chỗ tất cả đều có vẻ đe dọa tình trạng trật tự hiện có. Theo đó, những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy là bản thân họ đang bị đe dọa.
Nước Mỹ đang đi đến một thời điểm mà tình trạng trật tự hiện có đang bị thay đổi một cách mau chóng; rất nhiều biến đổi xã hội đang diễn ra đồng thời. Và những biến đổi xã hội này đều tác động đặc biệt đến nhóm những người lao động da trắng.
Nhiều người đã đồng ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự trỗi dậy của Đảng Trà (Tea Party) cực hữu và bây giờ là của Trump đến từ sự tức giận của tầng lớp lao động da trắng người Mỹ.
Họ thật sự là tức giận, nhưng những dữ liệu mới này còn cho thấy là họ đang hứng chịu một số sức ép nhân khẩu học và kinh tế nhất định. Theo nghiên cứu này của chúng tôi, các sức ép này có khả năng rất cao trong việc kích hoạt xu hướng chuyên chế. Vì thế, việc giải thích hiện tượng này theo một cách phức tạp thay vì theo một cách tối giản dựa trên “sự tức giận” giúp chúng ta hiểu rõ hơn việc ngả theo các xu hướng chính trị quá khích của nhóm người này.
Các cộng đồng người lao động da trắng đã phải chịu những căng thẳng kinh tế lớn từ cuộc khủng hoảng tầm thế giới. Người da trắng đang ngày càng cảm thấy họ đánh mất những đặc quyền mà trước đây họ dễ dàng có được. Nhóm dân da trắng đang được dự đoán là sẽ trở thành nhóm dân thiểu số trong vài thập niên nữa, do nhập cư và các yếu tố khác. Tổng thống hiện nay là một người da đen, và đang ngày càng có nhiều khuôn mặt da màu trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các nhóm người da màu đang ngày càng có những đòi hỏi chính trị lớn hơn và thường những đòi hỏi chính trị này cũng đồng thời liên quan đến các vấn đề như chính sách an ninh trật tự, vốn là một trong những mối quan tâm của nhóm người có khuynh hướng chuyên chế.
Một số trong các yếu tố nói trên có thể được xem là thật sự đáng sợ hơn hay không đáng sợ hơn các yếu tố còn lại. Việc đất nước đang mất dần lượng công việc cho tầng lớp lao động người da trắng là một vấn đề có thật và quan trọng, bất luận cảm giác cá nhân của một người về việc biến mất dần các đặc quyền da trắng (white privelege) có là thế nào đi nữa. Nhưng mấu chốt không nằm ở đó.
Mấu chốt ở đây chính là: hiện tượng chính trị đang ngày càng quan trọng mà chúng ta gọi là phong trào dân túy cánh hữu (right-wing populism) hay phong trào dân túy tầng lớp lao động da trắng (white working group populism) có vẻ khớp theo một cách chính xác kinh ngạc với các nghiên cứu về nguyên nhân và thực trạng của khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ.
Việc nhìn nhận như thế không có nghĩa là xem thường các mối quan tâm của tầng lớp lao động da trắng khi đặt nó trong bối cảnh khuynh hướng chuyên chế. Nhìn nhận như thế là để hiểu rõ hơn tại sao hiện tượng chính trị này đang diễn ra – và tại sao nó đang có những ảnh hưởng sâu sắc tột bực lên nền chính trị Hoa Kỳ.
Còn tiếp
Nguồn bài viết: Amanda Taub, The rise of American authoritarianism, ngày 01 tháng 3 năm 2016