Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nam Quỳnh
Bài viết liên quan: Từ báo cáo Hansard đến minh bạch thông tin Quốc Hội Việt Nam
Ngày 22 tháng 5 tới đây, người dân cả nước sẽ có cơ hội bầu ra một quốc hội khóa mới thay thế cho Quốc hội Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2011–2016).
Khoan vội nhắc đến những ứng cử viên mới, đã bao giờ bạn tự hỏi người đại biểu quốc hội đương nhiệm đại diện cho khu vực bạn sống là ai, và ông/bà ta đã làm được những gì tại quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua?
Người viết đặt ra câu hỏi này và cố gắng tìm câu trả lời trong hai bối cảnh khác nhau: một ở Việt Nam nguyên quán người viết, và một ở Anh quốc nơi người viết đang sống và làm việc.
Danh tính đại biểu
Do ở nước ngoài nên để tiện, người viết quyết định sử dụng công cụ internet để tìm ra tên của người đại biểu quốc hội đại diện cho khu vực gia đình người viết đang sống.
Google đưa đến một công cụ: trang web Đại Biểu Quốc Hội Các Khóa của Văn Phòng Quốc Hội Việt Nam.
Tại đây, người dân có thể tìm ra danh sách của 500 đại biểu của khóa XIII đã được 62.010.266 cử tri cả nước bầu vào quốc hội ngày 22 tháng 5 năm 2011. Trang web có giao diện dễ nhìn, dễ hiểu và thời gian load khá nhanh.
Tuy nhiên, người viết chỉ tìm ra danh sách 30 đại biểu quốc hội của đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh nhưng không rõ người nào đại diện cho quận nơi gia đình người viết trú ngụ.
Điều này buộc người viết phải chuyển sang sử dụng công cụ biết-tuốt Google. Từ khóa “Đại Biểu Quốc Hội Quận 2” và ngay kết quả đầu đã tìm được nơi có thể cho câu trả lời: Trang web của Sở Nội Vụ thành phố Hồ Chí Minh đăng đầy đủ danh sách các đại biểu quốc hội khu vực thành phố Hồ Chí Minh kèm theo khu vực họ đại diện. Trang web cũng có giao diện khá dễ nhìn nhưng có điều hình cá nhân của các đại biểu trên phần danh sách bị làm bẹp một cách khá buồn cười:
Quận 2 hóa ra thuộc khu vực bầu cử số 7 của Sài Gòn và có năm đại biểu quốc hội. Năm đại biểu này, bao gồm một phó chánh án thành phố, một người thuộc ban tuyên giáo thành ủy, một hiệu trưởng trường trung học, một phó giám đốc thông tấn xã, và một phó tổng biên tập một tờ báo. Họ đại diện cho các quận 2, 9 và Thủ Đức.
Người viết không rõ là một trong năm người này là do đại diện cho dân cư trong khu quận 2 trực tiếp bầu ra hay là cả năm người đều được dân quận 2 bầu. Tuy nhiên nhìn vào mẫu phiếu bầu cử quốc hội số 13/BCĐBQH thì có vẻ là năm người này là năm người có nhiều số phiếu bầu nhất từ cử tri trong các quận 2, 9 và Thủ Đức.
Thông tin cá nhân đại biểu
Lấy vị dụ đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, trang Đại Biểu Quốc Hội Các Khóa (ĐBQHCK) cho thông tin khá cơ bản về vị đại biểu này:
Thành tích và hoạt động tại Quốc hội của đại biểu
Vậy ông Ánh đã làm được gì trong Quốc hội khóa XIII? Trang web ĐBQHCK không giúp ích gì cho người viết vì ngoài phần thông tin cơ bản nói trên trang này không cho thêm thông tin nào khác.
Tìm về trang về ông Ánh của Sở Nội Vụ Thành Phố, người viết biết thêm về quá trình công tác cũng như các khen thưởng ông đã nhận được. Thú vị nhất là đươc thấy Chương Trình Hành Động của ông khi tranh cử quốc hội hồi năm 2011 bao gồm bốn điều.
Tuy nhiên bốn điều này được viết khá chung chung và trên trang của Sở Nội Vụ cũng không cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động của ông Ánh tại quốc hội cũng như không có đánh giá cụ thể là ông Ánh đã thực hiện được đến đâu bốn điều trong Chương Trình Hành Động của ông.
Ông Ánh đã bầu phiếu thuận hoặc bỏ phiếu chống dành cho những bộ luật, những thay đổi luật pháp nào do Quốc hội khóa XIII thông qua để thật sự “xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước ta tiên tiến hơn, hiện đại hơn, mang tính ổn định lâu dài hơn, đáp ứng được yêu cầu ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế và hội nhập Quốc tế cũng như công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước thực hiện” như ông đã hoạch định?
Năm 2013, khi Quốc hội XIII thông qua bản sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được đánh giá là “bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị; đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khẳng định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”, ông Ánh có những đóng góp trực tiếp nào vào nội dung của bản sửa đổi Hiến pháp này không?
Ông Ánh đã bao giờ phát biểu tại Quốc hội khóa XIII trong những giờ phút đất nước dường như đang cơn nước sôi lửa bỏng, ví dụ vào ngày 2 tháng 5 năm 2014 khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
Người viết tự hỏi không biết nếu trong vai trò một cử tri của quận 2 muốn viết thư cho ông Ánh để hỏi các câu hỏi trên thì phải gửi thư cho ai?
Cả hai trang ĐBQHCK và trang của Sở Nội Vụ đều không cho biết địa chỉ liên lạc chính thức của đại biểu quốc hội Huỳnh Ngọc Ánh. Trang của Sở Nội Vụ có cho biết địa chỉ cá nhân của ông Ánh nhưng không rõ ông nhận thư của cử tri tại nhà riêng thì có vấn đề gì không?
Cứ thế, việc cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi người đại biểu quốc hội đương nhiệm đại diện cho khu vực người viết sống đã làm được những gì tại quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua chỉ đưa người viết tới nhiều câu hỏi khác.
Hỏi những câu hỏi này không có ý ngầm phê bình ông Ánh trong vai trò đại biểu quốc hội. Chịu khó tra google một chút vẫn có thể thấy ông Ánh có những hoạt động nhất định, ví dụ khi ông góp ý về về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và địa vị pháp lý của Thẩm phán sau khi có sửa đổi Hiến pháp.
Vấn đề ở đây là các trang thông tin hiện có trên internet của các cơ quan nhà nước không tạo điều kiện cho một sự giám sát đại biểu quốc hội tiện lợi và không tốn nhiều thời gian cho người dân trong thời buổi kỹ thuật số.
Rõ ràng là internet chưa phải là một công cụ hữu hiệu để giám sát đại biểu quốc hội tại Việt Nam khi bản thân Văn Phòng Quốc Hội nói riêng và hệ thống hành chính Việt Nam nói chung chưa tạo điều kiện cho việc công bố cho đại chúng các cập nhật trực tuyến, chi tiết và có hệ thống về hoạt động của các đại biểu quốc hội trong cương vị mà người dân đã bầu họ vào để làm.
Người Anh đã giải quyết vấn đề này ra sao?
Còn tiếp