Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Phần trước chúng ta đã biết 2 bí quyết đầu tiên để có thể trở thành một thẩm phán facebook: Lắng Nghe Cả Hai Phía và Đòi Thấy Bằng Chứng Cho Mọi Cáo Buộc Từ Bên Cáo Buộc.
Trong phần này chúng ta đi sâu hơn vào việc xem xét các bằng chứng và lập luận.
3. Phải suy xét chứng cứ cẩn thận và công tâm.
Không phải có bằng chứng là xong. Khi làm thẩm phán bạn bắt buộc phải trả lời rất nhiều câu hỏi liên quan đến bằng chứng: Bằng chứng nào xác thực, bằng chứng nào không xác thực? Bằng chứng nào nên được chấp nhận và bằng chứng nào không? Những bằng chứng xác thực và chấp nhận được thì có sức nặng tới đâu trong quyết định cuối cùng của bạn?
Ở đây, để tiện cho các bạn thẩm phán không chuyên, người viết xin vụng về tóm tắt một số nguyên tắc bằng chứng cơ bản có thể áp dụng:
Phân biệt rõ giữa bằng chứng và ý kiến
Ví dụ:
Bằng chứng: Tôi thấy một người thợ lặn vừa nổi lên từ vùng biển gần nhà máy Formosa thì ngay lập tức anh ta nằm vật ra bất tỉnh. (thuần túy quan sát khách quan)
Ý kiến: Tôi thấy rõ một người thợ lặn nổi lên từ vùng biển gần nhà máy Formosa thì ngay tắp lự anh ta lăn ra sùi bọt mép, hai mắt trợn ngược lên rồi chết ngắc ngay tại chỗ vì chất độc từ ống thải nhà máy! (quan sát + nói quá + suy diễn nguyên nhân từ ý kiến chủ quan)
Bằng chứng có liên quan tới cáo buộc hay không?
Ví dụ: Bên cáo buộc đang khẳng định một phụ nữ tham gia biểu tình là người của đảng Việt Tân. Cô ta đã đi biểu tình hăng hái tới mức cô ta vô trách nhiệm dắt đứa con trai còn bé xíu đi theo.
Bên cáo buộc đưa ra bằng chứng là những hình chụp hở hang mà người phụ nữ đó post trên trang cá nhân của mình, đồng thời một người phụ nữ bên cáo buộc xin đứng ra làm chứng và nói rằng người phụ nữ đang bị cáo buộc kia có lối sống không đàng hoàng, có con ngoài giá thú và chuyên post những bài viết trên mạng có khuynh hướng chống chính quyền.
Bạn, người thẩm phán sắc sảo, phải hỏi:
Việc người phụ nữ đó chụp hình hở hang, sống không đàng hoàng, có con ngoài giá thú và hay có ý kiến chống chính quyền thì liên quan gì đến việc cô ta có là người của đảng Việt Tân hay không?
Trừ phi bên cáo buộc có thể đồng thời đưa ra cho bạn một báo cáo khoa học khảo sát 100% đảng viên Việt Tân và xác định 100% hoặc phần lớn số người nay hay chụp hình hở hang, sống không đàng hoàng, có con ngoài giá thú và hay có ý kiến chống chính quyền. Nếu không, những bằng chứng mà bên cáo buộc vừa đưa ra không hề liên quan đến chính cáo buộc của họ.
Bằng chứng thật hay không?
Nhiều ngày qua, chúng ta đã được chứng kiến biết bao cuộc cãi vã liên quan đến những tấm hình chụp màu nước biển ở Hà Tĩnh, và liên quan đến vụ video “cá chết sau 2 phút” của VTC. Thời đại internet, đúng là việc giả mạo bằng chứng hình ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Người thẩm phán phải thận trọng với mỗi bằng chứng được đưa ra bằng cách tự hỏi một số câu hỏi như sau:
Bằng chứng gián tiếp không có giá trị bằng bằng chứng trực tiếp
Hãy thử so sánh mức độ đáng tin cậy của hai lời khai sau:
Xem xét một cách bài bản, lời khai đầu tiên của một nhân chứng trực tiếp sẽ luôn có giá trị và có trọng lượng hơn lời khai thứ hai của một nhân chứng gián tiếp, vì một số các lẽ thông thường sau:
Bạn có hay thấy những trường hợp đi post lại hình chụp comment của người khác làm bằng chứng cho một vụ việc nào đó? Vâng, đó cũng là một hình thức bằng chứng gián tiếp đấy.
Phải để ý và tránh không sa vào những lỗi nguỵ biện của cả hai bên.
Trình bày chứng cứ rõ ràng rồi thì không nhất thiết có nghĩa là các bên trong vụ việc sẽ đưa ra được những lập luận có sức thuyết phục. Sự ngụy biện có thể được nhìn thấy ở tất cả các bên trong bất kỳ tranh luận nào.
Bản thân là một thẩm phán phải đưa ra quyết định trong vụ việc, bạn phải biết cách lọc ra những luận điểm mắc lỗi ngụy biện của cả hai bên để có thể nhìn ra được bên nào tranh luận ít dùng ngụy biện nhất. Khi xem xét một cách công tâm thì thường là bên ít dùng ngụy biện nhất đồng thời dùng nhiều bằng chứng rõ ràng có cơ sở sẽ là bên có sức thuyết phục nhất.
Một vài lỗi ngụy biện người thẩm phán facebook cần để ý:
Tấn Công Cá Nhân (Ad Hominem):
Đây là lối ngụy biện phổ biến của bên đang… thiếu hụt chứng cứ. Khi không có đủ chứng cứ xác thực, có cơ sở làm ‘đạn’ cho tranh luận, một bên thường sẽ quay qua công kích cá nhân: phê phán bản thân con người bên kia hay bình phẩm dìm hàng những nhân chứng có lợi cho bên kia.
Ví dụ: Chúng ta đã đọc ở trên ví dụ trường hợp một phụ nữ tham gia biểu tình hăng hái tới mức cô ta vô trách nhiệm dắt đứa con trai còn bé xíu đi theo. Cáo buộc đưa ra là người phụ nữ này là thành viên đảng Việt Tân, thế mà bên đưa ra cáo buộc lại đưa ra những công kích cá nhân vào lựa chọn lối sống (chụp hình ăn mặc hở hang, có con ngoài giá thú), vào những gì cô ta post trên trang cá nhân của mình (có khuynh hướng chống chính quyền).
Những bằng chứng này không liên quan đến cáo buộc và nếu bên cáo buộc chỉ liên tục đưa những bằng chứng giống vậy ra thì rất có thể là bên cáo buộc chỉ có một mục đích duy nhất: Tấn Công Cá Nhân.
Ngụy Biện Lấp Liếm Chứng Cứ (Cherry Picking)
Bên dùng ngụy biện này sẽ chỉ chọn lọc trình bày những bằng chứng có lợi nhất cho họ, trong khi làm lơ, ra vẻ không biết, hay tỏ ra không tin tưởng những bằng chứng bất lợi cho họ.
Dĩ nhiên là bên nào trong cuộc tranh luận cũng muốn tìm những bằng chứng tốt nhất cho bên họ. Đây chính là lý do vì sao bạn phải liên tục thực hiện Bí Quyết Số 1: Lắng Nghe Cả Hai Phía để có thể đảm bảo là bạn đang không chăm chăm lắng nghe một bên có ít chứng cứ đáng tin cậy hơn bên còn lại.
Đồng thời, khi chứng cứ trước mặt bạn quá ít ỏi so với lời cáo buộc được đưa ra, óc thẩm phán của bạn phải ngay lập tức đặt câu hỏi.
Ví dụ:
Trong cuộc biểu tình ngày 08 tháng 05 có xảy ra một tình huống: một người dân phòng dính hơi cay vào mắt. Ngay lập tức một số trang mạng ủng hộ chính quyền như trang dưới đây cho đăng tấm hình anh dân phòng này và khẳng định luôn (dựa trên tường thuật của người chụp ảnh) là anh dân phòng bị người biểu tình xịt hơi cay vào mắt.
Sau đó, phía bên những người biểu tình đã có nhiều ý kiến cho rằng chính anh dân phòng xịt hơi cay ngược gió bị dính vào mắt.
Thực hư thế nào, bạn có thể tự suy xét dựa trên năng lực thẩm phán facebook của mình. Nhưng việc dùng một tấm ảnh, một tình huống chưa biết đúng sai thế nào để đưa ra lời phán xét có phạm vi rộng khắp của trang mạng này “Biểu tình ôn hòa vì môi trường của các bạn đây sao?” chính là một hình thức ngụy biện lấp liếm chứng cứ, chọn lọc một vài chứng cứ có lợi nhất cho một cáo buộc khi số lượng bằng chứng khá khiêm tốn.
Các câu hỏi mà người thẩm phán facebook phải hỏi, nếu vấn đề đang tranh luận ở đây là ‘Biểu tình vì môi trường hôm 08 tháng 05 có ôn hòa hay không?’, chính là: Có bao nhiêu trường hợp dân phòng bị người biểu tình hành hung/xịt hơi cay vào mắt khác? Nếu người biểu tình mang sẵn hơi cay để xịt dân phòng, sao họ chỉ xịt một người?
Ngụy Biện Hùa Theo Đám Đông (Bandwagon):
Ở phần một của loạt bài này chúng ta đã được nghe trình bày của một bên tố cáo người biểu tình nhận tiền từ nước ngoài nói:
“Thưa quý tòa,, tôi nghe một anh ad của một fan page mấy trăm nghìn fan trên mạng nói là người biểu tình nhận tiền để đi kích động phá hoại an ninh. Post anh ta được hơn 1 triệu like! Thế nên những gì anh ta nói phải là sự thật!”
Đây là một dạng ngụy biện hùa theo đám đông.
Người thẩm phán facebook nên tự lập đưa ra phán xét, thay vì nhờ cậy vào một triệu con người trên facebook, phần lớn trong số đó không phải lúc nào cũng suy xét kỹ càng trước khi like bất cứ gì.
Còn rất nhiều dạng ngụy biện khác có thể được các bên trong vụ việc đưa ra. Người thẩm phán facebook nên tìm hiểu tất cả các dạng ngụy biện và tập xác định chúng để có thể nhận ra ngay khi gặp. Các bạn thẩm phán facebook có thể tìm đến các trang chuyên giới thiệu các dạng ngụy biện, như các trang Ngụy Biện – Fallacy, Book Of Bad Arguments hay Rational Wiki.
5. Chấp nhận rằng chân lý là thứ gần như không bao giờ có thể đạt được trong bối cảnh thời đại bùng nổ thông tin, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ năng lực tư duy của chính mình.
Đừng ngại thay đổi quyết định của bạn khi phát hiện ra có bằng chứng là giả mạo hay được đưa ra từ một bên có vụ lợi trong vụ việc. Nhiệm vụ của người thẩm phán facebook là đưa ra được một quyết định sáng suốt và công tâm nhất dựa trên những bằng chứng có trong tay, chứ không phải là làm một nguồn chân lý bất diệt không bao giờ sai lầm hay không bao giờ bị đánh lừa.
Thông tin càng nhiều, càng hỗn loạn, bạn càng phải tin vào năng lực tư duy của chính mình. Sự luyện tập những kỹ năng tư duy cơ bản mà loạt bài này đã nói lướt qua và sự tập trung để ý sẽ giúp bạn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thẩm phán facebook của mình.
Mong rằng các bạn có thể tự tin làm thẩm phán facebook hơn với 5 bí quyết mà loạt bài này đã đưa ra: