“Dân chủ” và “quyền con người” có là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc mới?

“Dân chủ” và “quyền con người” có là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc mới?
Người dân Sài Gòn tham gia cuộc tuần hành vì cá trong ngày 8/5 vừa qua. Ảnh: internet.

Hồng Tâm (dịch)

imrs.php

Trong hình ảnh từ tháng 10 năm 2014 này thì những người biểu tình ủng hộ chế độ dân chủ ở Hồng Kông giơ cao một biểu ngữ “Tôi muốn quyền bầu cử thực sự” tại một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở của chính phủ. Những người lãnh đạo cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ góp phần thúc đẩy một tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn trưởng ban điều hành lãnh thổ. (Kin Cheung / AP)

Vào tháng chín năm 2014, sinh viên ở Hồng Kông đã tập trung tại một quảng trường công cộng để phản đối một số chính sách lập pháp của chính phủ Bắc Kinh. Một trong những khẩu hiệu của họ là: “Khi chế độ độc tài trở thành hiện thực, cách mạng là nghĩa vụ”, một tuyên bố được cho là của Victor Hugo. Trong suốt các cuộc biểu tình chống chính phủ, các cuộc nổi dậy và đấu tranh vũ trang lan rộng khắp khu vực Trung Đông vào đầu năm 2011 hay còn gọi là “The Arab Spring – Mùa Xuân Ả Rập”, những người biểu tình ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen và Syria giơ cao các khẩu hiệu như: “những người muốn lật đổ chế độ”, “Bánh mì, tự do, công bằng xã hội” và “Cuộc cách mạng của phẩm giá và tự do”.

Một số học giả và trí thức là những người nghiên cứu về các xã hội không thuộc Tây phương, lo lắng về việc áp đặt các giá trị phương Tây, đã bày tỏ mối quan ngại về việc sử dụng các phạm trù như quyền con người và chế độ dân chủ tự do. Thay vì vậy, họ ủng hộ việc nhờ cậy đến các truyền thống trí tuệ và kinh nghiệm sống của các xã hội không thuộc phương Tây. Do đó, cuộc tranh luận có tính chất học thuật về hình thức của chính phủ mà Trung Quốc cần áp dụng hiện đang được định hướng tập trung vào việc khai thác những lý tưởng Nho giáo.

Tuy nhiên những khẩu hiệu được giơ cao bởi những người biểu tình là rất quen thuộc; chúng có thể đã được triển khai ở bất kỳ nước nào, có thể ở Hy Lạp, Pháp, Ukraine hay thậm chí là Hoa Kỳ. Những người biểu tình tại Hồng Kông đã không hề đề cập đến Nho giáo, điều này khiến một nhà bình luận đặt ra câu hỏi trên blog triết học so sánh nổi bật ở Trung Quốc: “Tất cả các vị Nho sĩ đã ở đâu … tối nay?”

Nếu các phạm trù phương Tây phải bị loại bỏ để ủng hộ các phạm trù không thuộc phương Tây, như những học giả phản Tây hóa này cho biết, chúng ta nên làm gì với thực tế rằng các cuộc biểu tình trong dân chúng tiếp tục bấu víu vào những người đi trước theo cách rất quen thuộc, đòi hỏi một các rõ ràng những quyền rất cơ bản, bao gồm quyền của phụ nữ, quyền bình đẳng, quyền bầu cử và nền pháp trị? Sự quen thuộc của những khẩu hiệu của những người biểu tình là quan trọng và có hiệu quả đáng chú ý.

Các khẩu hiệu quen thuộc không phải chỉ bằng sự bắt chước bề ngoài một cách hời hợt giữa các mô hình hoạt động dân sự qua bên kia thế giới, mà bằng cách nào đó có thể che giấu những bất đồng trí tuệ sâu sắc mà các học giả đề ra. Đúng hơn là, chúng quen thuộc bởi chúng đang phản hồi và thể hiện sự chống đối của mình trong một tình huống tương đồng: một nhà nước sử dụng quyền lực tùy tiện và trên diện rộng.

Sẽ là kỳ quặc nếu người biểu tình ở Hồng Kông biểu tình ủng hộ cho sự áp dụng trở lại các nghi lễ Nho giáo của chính phủ Trung Quốc, hoặc kỳ quặc đối với các đám đông trên các tuyến đường của Cairo khi yêu cầu sự trở lại với hệ thống Dhimmi Hồi giáo (một hệ thống phân tầng giai cấp dân cư dựa trên tôn giáo, theo đó người Hồi Giáo được hưởng nhiều ưu đãi hơn, trong khi người dân thuộc tôn giáo khác phải đóng thuế để nhận sự bảo hộ của nhà nước hồi giáo – ND), điều này cho các nhóm thiểu số còn lại được tự do theo đuổi tập quán tôn giáo riêng nhưng mặt khác cũng đồng thời loại trừ họ khỏi đời sống chính trị.

Những viễn cảnh này là không hợp lý, nếu không nói là không thể, không phải bởi vì bản thân các nghi lễ Nho giáo và hệ thống dhimmi này không hiệu quả, mà bởi vì chúng không phù hợp với những thực tế hiện đại. Để đấu tranh chống lại một nhà nước hiện đại, để hạn chế những người cầm quyền và bảo vệ những nhóm thiểu số, người ta cần các công cụ thích hợp hơn.

Trong một bài báo mới, tôi lập luận rằng những công cụ này chính là những thứ gọi là lý tưởng phương Tây mà một số học giả hoài nghi: chế độ dân chủ, các quyền lợi và nền pháp trị. Những thứ này không nên được hiểu là sản phẩm Tây Phương, mà nên được hiểu như là các giá trị đương thời: các công cụ quy chuẩn đặc biệt phù hợp với những thực tế của đời sống chính trị tại các quốc gia có chủ quyền, các chính thể trung tâm của nền chính trị hiện đại.

Nhiều quốc gia đương đại có khả năng và nguồn lực tập trung các hoạt động chính trị một cách toàn diện và áp đặt sự độc quyền sử dụng vũ lực theo cách mà các đế quốc trước đó đã không thể làm, và đã không làm. Sự bảo hộ tốt nhất chống lại rủi ro một chính phủ sẽ lạm dụng quyền lực của họ là làm những chính thể chính trị trở nên có trách nhiệm hơn với công dân của nó và bảo vệ sự bất khả xâm phạm đối với cuộc sống con người. Hay nói cách khác, đó là việc yêu cầu chế độ dân chủ và các quyền con người. Các quốc gia không thuộc phương Tây, bây giờ cũng có cùng những đặc điểm cần thiết về chủ quyền như những nước phương Tây. Và như vậy công dân của họ chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách đấu tranh cho những lý tưởng đó, và trí thức của họ chỉ có thể hỗ trợ nỗ lực của những công dân này bằng cách ủng hộ cho những lý tưởng ấy.

Egyptian-protesters-wave--007

Người biểu tình Ai Cập trong Mùa Xuân Ả Rập. Ảnh: The Guardians.

Điều này không nhằm để phủ nhận rằng nhiều nhà phê bình trên thế giới phản đối kịch liệt các quyền con người và chế độ dân chủ như sự áp đặt phương Tây. Những đề xuất của họ, cho dù hình thành trên Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông, châu Á hay các truyền thống phương Tây khác nhau, đều cho rằng Nhà nước nên can thiệp vào xã hội thà nhiều còn hơn là ít. Họ cho rằng nhà nước cần cung cấp phúc lợi xã hội, ủng hộ quan điểm cụ thể về cuộc sống tốt hoặc hành động trên phương châm tôn giáo.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo một sự biện hộ hợp lý cho việc áp dụng những tư tưởng như thế, những lập luận này cũng không tránh khỏi xây dựng trên những đảm bảo chống lạm dụng, hạn chế về mặt pháp lý việc sử dụng quyền lực nhà nước. Và như vậy, yêu cầu các nhà nước phải tham khảo ý kiến công dân, thường là thông qua các cuộc bầu cử. Những bảo đảm này chi phối cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ và những người phản đối những đề xuất này. Ngay cả khi có mong muốn làm ngược lại với chế độ dân chủ và các quyền con người, thì cuộc đàm luận cuối cùng vẫn đi đến việc tập trung vào chúng và xem xét liệu có nên chấp nhận chúng hay không, hoặc chấp nhận đến mức độ nào và dưới hình thức nào.

Những nỗ lực cung cấp các biến thể Hồi giáo về chế độ dân chủ và các biến thể Nho giáo về các quyền con người vì thế nên được hiểu không phải là lựa chọn thay thế cho những lý tưởng hiện đại, nhưng nên được hiểu là biến thể dựa trên những biến thể hiện đại. Điều này chỉ vì nó nên là như vậy. Chỉ vì có những sự khác biệt giữa các hệ thống dân chủ của Đức và Hoa Kỳ, do đó cũng sẽ có một Trung Quốc dân chủ và Yemen dân chủ khác đi, chúng khác lẫn nhau và khác cả với các mô hình của Hoa Kỳ và Đức. Chủ yếu là, những khác biệt này không phải là sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, nhưng là khác biệt giữa các quốc gia khác nhau với thực tế hiện hữu khác nhau.

Đối với một quan niệm phi phương Tây về chính phủ nhằm lảng tránh hoàn toàn những lời kêu gọi đối với chế độ dân chủ và các quyền con người, họ cần phải loại bỏ những quan niệm này không chỉ đơn giản bằng việc cho là những lý thuyết đó là do phương Tây tạo ra và chúng ta cần bảo đảm chủ quyền của mình. Nhà nước Hồi giáo ISIS, bằng cách cố gắng phá hoạt, loại bỏ ranh giới giữa các quốc gia và lần đường áp dụng trở lại hệ thống trung cổ thời kỳ Caliphate cai trị, cũng vì cố gắng thực hiện chính xác điều này. Nhưng cho đến khi chúng chinh phạt được vài vùng đất và bắt đầu cai trị người dân, nó sẽ phải bắt đầu hành động như một nhà nước hiện đại. Trên thực tế, nó đã như vậy.

Người dân Sài Gòn tham gia cuộc tuần hành vì cá trong ngày 8/5 vừa qua. Ảnh: internet.

Người dân Sài Gòn tham gia cuộc tuần hành vì cá trong ngày 8/5 vừa qua. Ảnh: internet.

Và một khi ISIS hành động như một nhà nước, chúng ta có thể mong đợi người dân của nó bắt đầu việc kêu gọi đặt ra các quyền, luật pháp và những giới hạn khác đối với hành động của nhà nước. Nhu cầu của họ có thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ tôn giáo, nhưng những cuộc tranh luận sẽ trở nên dễ nhận biết hơn như một cuộc tranh luận về những giới hạn của quyền lực nhà nước, hơn là một cuộc tranh luận nội bộ giữa những người theo đạo Hồi.

Tóm lại, khi người dân ở các quốc gia không thuộc phương Tây kêu gọi và tụng xưng chế độ dân chủ, điều đó không chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho một nhóm tinh hoa hay sự vận động mang tính phương Tây hay sự nhận thức không đúng. Không phải mọi thứ quen thuộc trong thế kỷ hiện đại đều là dấu hiệu của văn hóa chủ nghĩa đế quốc. Điều này không nhằm phủ nhận rằng sự khác biệt về quyền lực tiếp tục định hình mối quan hệ giữa phương Tây và phương Đông, nhưng đúng hơn là để ám chỉ rằng việc bỏ qua được những cuộc tranh cãi chia rẽ giữa “chúng ta” và “họ” sẽ mở ra những cách thức đầy hứa hẹn cho việc ứng phó đối với sự cai trị độc đoán.

Dịch từ: Are ‘democracy’ and ‘human rights’ Western colonial exports? No. Here’s why; Loubna El Amine; The Washington Post; 02/4/2016.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.