Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Một đám đông giận dữ cũng nguy hiểm không kém kẻ độc tài tàn bạo ngồi trên ngai vàng.
Nền Dân Chủ Athen và Nên Dân Chủ Hiện Đại; Dân Chủ Trực Tiếp và Dân Chủ Gián Tiếp; Đâu là lằn ranh giữa dân chủ và nền độc tài đám đông? Loạt bài viết này sẽ cho bạn đọc một các nhìn toàn cảnh và lý giải sự khác biệt cũng như câu hỏi trên.
—
John Stuart Mill: Mối đe dọa từ độc tài đa số là một phiên bản của độc tài thiểu số
Trong tác phẩm Bàn Về Tự Do từ thế kỷ 19, tác giả John Stuart Mill đã cảnh báo về sự nguy hiểm của “giám sát công cộng” (public scrunity) khi cho rằng, “sự độc tài đa số” (the tyranny of majority) cần được xem xét thuộc nhóm những điều tồi tệ mà một xã hội cần để mắt và có biện pháp kiểm soát nghiêm túc. Ông mô tả:
“Ý nguyện đám đông, về ý nghĩa thực tế, cũng chính là ý nguyện của nhóm người năng động chính trị nhất của đám đông – nhóm đa số, hoặc những kẻ thành công trong việc tự nhận họ là đa số. Đám đông, vì vậy, luôn có thể mong muốn đàn áp những nhóm người khác thuộc phần còn lại. Và những biện pháp ngăn chặn cần đặt ra với hình thái độc tài này cũng không kém phần quan trọng so với các hành vi lạm quyền trong các thể chế độc tài cá nhân khác”.
Ý tưởng chính trong quan điểm của Mill về độc tài số đông là ông cho rằng, một xã hội ép buộc các thành viên của mình phải uốn nắn quan điểm riêng cho phù hợp theo quan điểm phổ biến trong xã hội vốn chỉ được chấp nhận bởi đám đông, được đám đông cho là điều phải, điều đúng cũng nguy hiểm như những thể chế toàn trị khác, dù công cụ – một bên là mệnh lệnh của nhà độc tài, một bên được cho là sự đồng thuận của nhân dân – có vẻ rất khác biệt nhau.
Một bìa ấn phẩm tiếng Anh của tác phẩm Bàn Về Tự Do của John Stuart Mill. Sách đã được biên dịch và phát hành rộng rãi tại Việt Nam.
Nói cách khác, theo Mill, dân chủ là điều tốt, ý nguyện của đa số dân chúng là điều tốt, nhưng sẽ chỉ tốt khi những ý nguyện đó hướng đến việc bảo vệ quyền tự do của cá nhân, chứ không nhằm tước đoạt tự do cá nhân. Lằn ranh giữa dân chủ và độc tài đa số mà ông chọn ra, theo người viết, được đánh giá bằng mục tiêu mà đám đông đó hướng tới: bảo vệ hay tước đoạt tự do cá nhân.
Đám đông cùng bỏ phiểu để lựa chọn một Hiến Pháp thành văn bảo vệ quyền công dân, quyền tư hữu và mô hình nhà nước thích hợp để thực thi việc bảo vệ đó – là dân chủ. Đám đông bỏ phiếu để áp đặt quan điểm của họ lên hôn nhân, áp đặt việc tịch thu tài sản của một người để chia cho nhóm người khác – là sự độc tài đa số.
Điểm cân bằng giữa nhà nước dân chủ và độc tài số đông
Cần nhấn mạnh rằng với bài viết này, người viết không hề chê bai hình thái nhà nước dân chủ, và lại càng không ủng hộ một nhóm các “cá nhân tinh hoa” cho rằng chỉ có họ mới có đủ khả năng lãnh đạo một quốc gia, cộng đồng. Dân chủ và các phiên bản nhà nước của chúng, cuối cùng, vẫn là hình thức nhà nước hoạt động hiệu quả và nhân đạo nhất trong lịch sử nhà nước của nhân loại.
Trưng cầu dân ý, tương tự, là một trong những hình thái biểu hiện hiếm hoi của dân chủ trực tiếp còn sót lại và cần được giữ gìn. Việc trao cho công dân một quốc gia quyền được thể hiện tiếng nói, ý nguyện công chúng trực tiếp và rõ ràng, thứ mà các chính thể đại diện không thể thay thế được, cũng là một điều vô cùng hợp lý.
Dân chủ trực tiếp thậm chí là không thể thay thế để trả lời những câu hỏi nền tảng có tính chất quyết định như quyết định thay đổi Hiến Pháp, điều chỉnh hình thái nhà nước hay loại bỏ một thể chế, chế độ (như cuộc trưng cầu dân ý loại bỏ chế độ Apartheid tại Nam Phi năm 1992). Những lời bao biện rằng dân trí thấp, không thể đưa Hiến Pháp ra để trưng cầu dân ý có lẽ chỉ thốt ra được từ miệng của những nhà độc tài mà thôi…
Hình ảnh buổi trưng cầu dân ý khai tử chế độ Aparthied tại Pietersburg, 17 tháng 03 năm 1992. Ảnh: Wikipedia
Nhưng tại sao ngay cả các quốc gia với nền dân chủ lâu đời và tiên tiến, trưng cầu dân ý nói riêng và các hình thái dân chủ trực tiếp nói chung cũng cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cặn kẽ với các phương án pháp lý rõ ràng?
Quan điểm của bạn về câu hỏi “Trưng cầu dân ý” này là gì?
Nhìn chung, dù trưng cầu dân ý là vô cùng quan trọng – bất kỳ công dân nào cũng cần cẩn trọng xem xét về tính kỹ thuật, tính mở, phạm vi lựa chọn và khả năng trao đổi thông tin, tranh luận bên trong cộng đồng. Danh nghĩa ý nguyện nhân dân là một thứ thiêng liêng, và không nên được phép trả giá lần 1 lần 2 như tại Vương Quốc Anh lúc này./.