Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Việc sử dụng truyền thông nhà nước ngày một nhiều ở Venezuela, Ecuador và Nicaragua (cũng như nhiều chính phủ khác trên toàn thế giới – ND) đã và đang có những tác động nhất định đến tự do báo chí.
Con rối của chính phủ?
Những chế độ hướng tới kìm chế sự đối lập về dân sự và chính trị đã tìm ra một công cụ mới trong việc kiểm soát thông tin của họ: truyền thông nhà nước. Điều này xảy ra bất chấp sự thật rằng truyền thông nhà nước, cũng như nhiều phương tiện thông tin khác có thể phục vụ lợi ích của mọi công dân và cung cấp thông tin miễn phí về thương mại, nhà nước hay ảnh hưởng chính trị.
Theo một báo cáo năm 2009 của báo cáo viên đặc biệt về tự do biểu đạt của Ủy Ban OAS Inter-American về Nhân quyền, truyền thông công cộng cần phải được
“Độc lập với nhánh hành pháp; thực sự có tính đa nguyên; có thể dễ dàng tiếp cận ở mọi lúc mọi nơi; với kinh phí phù hợp theo những nhiệm vụ được pháp luật quy định; và chúng phải có sự tham gia của cộng đồng và cơ chế trách nhiệm.”
Ở châu Mỹ, tình trạng bị truyền thông nhà nước thao túng ngày một tăng, đặc biệt là ở Ecuador, Nicaragua và Venezuela; nơi không có quy định báo chí chính thống phải phục vụ lợi ích công chúng như ở Canada, Australia, Nhật, Pháp, Nam Phi và Anh.
Những lợi ích đạt được ở ba nước này thể hiện rất rõ ràng: báo chí chính thống cho phép những nhà lãnh đạo nâng cao hiệu quả thông điệp của mình khi hoạt động như một chương trình chính trị để phát động các chiến dịch bôi nhọ và chỉ trích những người bất đồng chính kiến. Điều này ngược lại hoàn toàn với khái niệm cơ bản về tự do biểu đạt. Những chiến thuật này không chỉ chắp thêm tầm ảnh hưởng thương mại và chính trị cho các hãng truyền thông, mà còn điều tiết hiệu quả tự do ngôn luận từ trên xuống dưới.
Ecuador – Ngày thứ bảy của tổng thống
Ở Ecuador, Tổng thống Rafael Correa thường dành riêng ngày thứ bảy để phát cadenas – được biết đến như những thông điệp tấn công bằng lời nói vào những hãng truyền thông tư nhân, nổi bật nhất trong số đó là tờ nhật báo hàng đầu El Universo (tại một số quốc gia các chương trình này xuất hiện vào mỗi 7h tối – ND). Chính quyền Correa đã kiện biên tập viên trang Quan điểm và ba giám đốc của El Universo năm ngoái sau khi tờ báo này đăng một bài xã luận có tính chỉ trích cao cách thức lãnh đạo của Correa. Bốn bị cáo đã bị kết án hình sự về tội phỉ báng và mỗi người phải chịu 3 năm tù; El Universo phải trả 40 triệu USA tiền phạt và chi phí bồi thường thiệt hại. Vụ việc rất đáng lo ngại ngay cả khi Correa đã chùn bước và tha bổng cho bốn cá nhân trên vào tháng 2/2012 trước sức ép lớn từ các tổ chức quốc tế và NGOs.
Tổng thống Rafael Correa thường công khai quấy rối và hạ nhục các nhà báo, họa sĩ Ecuador. Xem thêm tại Ecuador’s Attack on Press Freedom Must End; PanamPost; 05 tháng 04 năm 2016
Nhưng sự việc đã bắt đầu từ trước năm 2011. Ngay sau khi nắm quyền vào năm 2007, Correa đã bắt đầu nắm giữ các hãng truyền thông, trong đó có hai đài truyền hình tư nhân vào năm 2008. Ông ta giải thích cho những hành động này là bởi các hãng này được sở hữu bởi Grupo Isaías – một công ty cổ phần bị cáo buộc nợ nhà nước hơn 600 triệu USD sau khi công ty tài chính công của Grupo – Filanbanco sụp đổ vào năm 1998.
Vị Tổng thống Ecuador này cũng có thói quen buộc các hãng tin tư nhân lên sóng những phản bác của chính quyền đối với các bình luận hay báo cáo có tính phê bình. Ngay tháng trước, nhóm vận động tự do báo chí Fundamendios đã báo cáo rằng Ban Thư ký Quốc gia về Truyền thông đã yêu cầu Đài Radio Cadena Democracia – Exa FM dùng 7 phút của đài để phát một phản bác sau khi người dẫn chương trình Gonzalo Rosero trong một show trước đó đã chỉ trích chính quyền Correa.
Venezuela – Dùng tiền thuế để đàn áp thông tin người đóng thuế?
Nhiều người cho rằng Correa đã đi theo bước chân của Cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, người đã gây nhiều sức ép với cùng một cách kiểm soát đối với các cơ quan truyền thông của mình. Sự chuyển đổi rõ rệt đã xảy ra ở Caracas: khi Chavez nhận chức vào năm 1999, ông thừa hưởng một hệ thống truyền thông nhà nước nghèo nàn về tài chính với hai đài truyền hình và một văn phòng với lượng tiếp cận rất hạn chế. Nhưng sau một cuộc đảo chính thất bại vào năm 2002, Chavez nhận ra rằng việc mở rộng truyền thông công cộng là phương pháp hữu hiệu nhất để đối trọng với sức ảnh hưởng của các hãng truyền thông tư nhân và để kiểm soát tốt hơn dòng thông tin.
Kể từ đó, chính quyền của ông ta đã đầu tư hàng triệu bolívares vào các chương trình cho truyền thông nhà nước và công cộng, bao gồm truyền hình, phát thanh, báo chí và các trang tin. Vào tháng 7/2005, chính quyền đã đưa ra sáng kiến tham vọng nhất của mình: TeleSUR, một mạng lưới tin tức 24 giờ của riêng Venezueala thay cho CNN. Chính bản thân Chavez đã đầu tư thời gian rất nhiều để lên hình; theo AGB Nielsen Media Research, trong thời gian từ năm 1999 đến 2010 Chavez đã sử dụng hơn 1300 giờ để lên sóng. Và khi sức khỏe của ông trở nên đáng lo ngại, vị cựu tổng thống này đã để mắt đến những hãng truyền thông nhà nước để cập nhật những vấn đề sức khỏe cá nhân.
Nicaragua – Phản đối là phản động
Trong trường hợp Nicaragua, Tổng thống Daniel Ortega cũng là một thành viên của khối Liên minh Boliva cho châu Mỹ với Venezuela và Ecuador. Ông này cũng đã tham gia cuộc đua truyền thông cùng các nước đối tác. Ortega bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình vào tháng Giêng, thường xếp các nhà báo chỉ trích chính sách của mình vào hàng “phát xít”, “buôn thuốc phiện” hoặc là một phần của “tầng lớp kinh doanh” ; và coi họ, cũng như những thành viên không trúng cử của phe đối lập là kẻ thù của chính quyền của mình.
Ortega cũng đã thêm vào làn sóng truyền thông các hãng truyền thông nhà nước, cũng như đưa ra một kênh hoàn toàn mới (Canal 13), hoặc mua lại từ các hãng truyền thông tư nhân như trong trường hợp tn8 đầu năm 2010. Có được ảnh hưởng lớn hơn trên các phương tiện truyền thông chỉ là một phần của chiến lược kiểm soát báo chí của ông ta: Ortega đã chọn lựa và cho phép những nhà báo nhất định được quyền tham dự các sự kiện và tiếp cận các bộ trưởng cũng như những quan chức quan trọng khác. Ông cũng không bao giờ tổ chức họp báo, và chương trình nghị sự của vị tổng thống này được điều khiển bởi vợ mình, Đệ nhất Phu nhân Rosario Murillo, các nhân viên của các hãng tin tư nhân hầu như không hề hay biết bất kỳ điều gì.
Dù việc sử dụng thái quá truyền thông nhà nước đang diễn ra ở ba quốc gia trên, những nước khác trong khu vực lại đi theo một hướng tiếp cận cân bằng hơn . Truyền hình Quốc gia Chile (Televisión Nacional de Chile); kênh Canal 22; Kênh Văn hóa Mexico (Canal Cultural de México), TV Cultura (Brazil); và Canal 14- TV Pública Paraguay (được xem là kênh truyền hình công cộng đầu tiên ở đất nước Paraguay) là những ví dụ điển hình của các hãng truyền thông nhà nước ưu tiên phục vụ lợi ích công chúng.
Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ. Nhưng liệu những hãng truyền thông nhà nước này đã phục vụ công chúng theo cách tốt nhất có thể ? Tất nhiên, vấn đề này còn đang tranh cãi. Nhưng rõ ràng các hãng thông tấn được nhà nước tài trợ, có tính một chiều và ngăn chặn những phản đối, đang đe dọa đến thể chế dân chủ và tự do ngôn luận khi làm cho các nhà phê bình phải im lặng./.