Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Một mùa tuyển sinh bận rộn nữa lại đến với các sinh viên, học sinh tại Việt Nam. Đây là thời điểm khiến cho không ít bạn trẻ và phụ huynh đứng ngồi không yên trước một trong những lựa chọn cực kỳ quan trọng của đời người, ít nhất là tại Việt Nam. Với hàng ngàn lựa chọn và hướng đi nghề nghiệp, chắc chắn có rất nhiều bạn trẻ đang nghĩ đến các trường đại học Luật tại Việt Nam như một cánh cửa để bước vào đời.
Tỉ lệ luật sư trên đầu người tại Việt Nam cực kỳ thấp, các vấn đề kinh tế và xã hội vẫn đang trên đà phát triển với nhiều khả năng va chạm. Luật đã là một xu thế, và chắc chắn sẽ còn mạnh mẽ hơn trong tương lại.
Các bạn học sinh đang xếp hàng chờ nộp hồ sơ tuyển sinh. Ảnh: Đào Ngọc Thạch/ Thanh Niên.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, luật không phải là nơi mà người theo học có thể dễ dàng đạt được mọi thứ như trong mơ. Đây là một ngành có nhiều khó khăn, và thậm chí còn có nhiều trở ngại hơn so với một số định hướng nghề nghiệp hấp dẫn hơn tại thời điểm hiện nay. Dưới đây, người viết xin giới thiệu đến các bạn trẻ 4 điều cần xem xét trước khi nộp đơn vào các trường đại học luật tại Việt nam
Quá trình không bao giờ kết thúc
Sau 4 hoặc 5 năm đại học, để trở thành luật sư, bạn sẽ phải tiếp tục sử dụng 1,5 năm cuộc đời của mình để tiếp tục hoàn thành khóa học đào tạo luật sư, và thêm 1,5 năm nữa để thực tập tại nhiều cơ sở hành nghề khác nhau trước khi chính thức được bước vào kỳ thi nhận chứng chỉ hành nghề (nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp).
Ngay cả khi bạn tiêu tốn cả 7 năm vào việc học và được chứng nhận hành nghề luật sư, quá trình tiếp thu kiến thức để có thể hành nghề chỉ mới thật sự bắt đầu. Với hàng trăm ngàn văn bản pháp luật Việt Nam và hàng ngàn văn bản pháp lý quốc tế bạn cần tìm hiểu và luôn có thể được sửa đổi bổ sung chắc chắn rằng không có luật sư hay học giả luật nào có thể tự tin một cách tuyệt đối về kiến thức và quan điểm pháp luật của cá nhân mình.
Đừng ăn mừng sau khi hoàn tất 4 năm đại học tại trường Luật, bạn thậm chí còn đi qua hết giai đoạn đầu. Ảnh minh họa.
Bạn có thể lựa chọn một chuyên ngành pháp luật nhất định để theo đuổi, nhưng điều đó gần như bất khả thi trong môi trường pháp luật tại Việt Nam. Cũng có thể bạn cho rằng việc trở thành luật sư là không quan trọng và 4 năm đại học đã quá đủ để sử dụng. Nhưng nếu bạn vẫn đang đi theo định hướng thực hành các công việc tư liên quan đến pháp lý, sẽ đến thời điểm nào đó bạn nhận ra sự cần thiết của chứng chỉ hành nghề này, dù sớm hay muộn.
Đây là một ngành cần sự kiên nhẫn để theo đuổi. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn nếu bạn không muốn tiêu tốn ngần ấy thời gian để chỉ bắt đầu.
Thời gian riêng tư là một khái niệm xa vời
Tốt nghiệp trường luật, tìm được một việc làm và bắt đầu lao vào công việc. Đây cũng chính là lúc bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt nếu bản thân là một người có xu hướng hướng nội hoặc muốn dành nhiều thời gian cho bản thân, gia đình.
Việc làm tại các văn phòng hay công ty luật không phải là loại công việc mà bạn có thể toàn tâm toàn ý cho 8 tiếng, bước ra khỏi cổng và hoàn toàn tách biệt với nó. Dù là tranh tụng hay tư vấn, người theo nghề có thể sẽ phải dành từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày tại bàn làm việc, mang công việc và văn bản pháp luật để nghiên cứu thêm tại nhà, luôn để điện thoại ở chế độ hoạt động vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ và sẵn sàng làm việc liên tục 24/24 để bảo đảm yêu cầu đột xuất của khách hàng.
Đó là thực tế mà các sinh viên tương lai cần nhận ra nếu muốn nộp đơn vào một trường luật và cũng cần nhận thức được rằng người hành nghề sẽ không thể nào chủ động quản lý được quỹ thời gian của mình. Vì vậy, nếu bạn không thích cảm giác bị gò bó và lệ thuộc vào các “đấng quyền năng” – khách hàng và luật sư quản trị – hãy từ bỏ ý định nộp đơn vào ngành này.
Không quan tâm đến “chuyện thiên hạ”
Đây là một yếu tố tâm lý cá nhân cực kỳ quan trọng mà những học sinh ứng tuyển cần tự xem xét lại trước khi quyết định.
Luật là một môn học khoa học xã hội và người học luật cần phải có một mong muốn hiểu biết cao độ về các mối quan hệ xã hội, các vấn đề, cách thức điều chỉnh và giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ mối quan hệ xã hội cũng như chính bản thân con người.
Ví dụ rằng, sau khi biết thông tin về các vấn đề cá chết, một người thích hợp với nghề luật sẽ ngay lập tức đặt câu hỏi về lý do của hiện tượng này? Nếu lý do về thiên tai thì những người ngư dân có thể được hỗ trợ những gì trong hệ thống pháp luật hiện tại? Nếu lý do vì nhân tai thì người ngư dân có thể sử dụng các công cụ gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Pháp luật quy định về quản lý chất thải nguy hại của các khu công nghiệp ra sao? Chuẩn xả thải của Việt Nam như thế nào so với thế giới?.v.v. và quan trọng nhất, bản thân có thể làm được gì? Từ vụ việc này định hướng cho sự phát triển của bản thân ra sao trong tương lại?
Hoặc tương tự, khi được biết về các thông tin biểu tình, bản thân bạn có đặt những câu hỏi về hình thức, pháp luật điều chỉnh của vấn đề này? Những người ủng hộ dựa trên căn cứ pháp luật nào? Những người ngăn cản biểu tình dựa trên văn bản pháp luật nào?.v.v.
Tâm lý “không phải việc của mình” chưa bao giờ phù hợp với những người học luật. Ảnh minh họa.
Nếu sau thông tin về vụ việc nói trên, ý tưởng duy nhất nảy sinh trong đầu bạn là “Tạm thời ngừng ăn cá” hoặc “Không phải việc của mình, đã có người khác lo”; có lẽ nghề luật hoặc theo học ngành luật không nên là lựa chọn ưu tiên, bởi bạn đã mất đi tính “hội nhập” và “sự tò mò” căn bản cần thiết nhất của ngành học này.
Cũng có thể có người cho rằng vì nhiều lý do tài chính (công việc của khách hàng có trả phí), những người vốn không có hứng thú tới các vấn đề xã hội hay không bận tâm đến con người cũng sẽ phải buộc quan tâm đến nhu cầu pháp lý của khách hàng mà họ đang xử lý. Khi niềm yêu thích và sự tò mò chính bản thân chỉ xuất hiện nhờ vào tiền của người khác, bạn sẽ có một khoảng thời gian vô cùng tù túng với luật học. Hãy tự giải thoát mình bằng cách trước tiên không cố gắng ứng tuyển vào một trường luật.
Không có mối liên kết cụ thể
Đây không hẳn là lý do tiên quyết để bạn từ bỏ con đường học thuật với pháp luật; nhưng rất cần xem xét để lựa chọn. Chọn một chuyên ngành luật cụ thể để theo đuổi, chọn làm việc trong môi trường công quyền hay tư nhân; đó là những kế hoạch có thể chờ đợi và hình thành dần dần trong quá trình học tập và tiếp xúc tại trường. Tuy nhiên, đừng bao giờ chọn ứng tuyển vào trường luật vì
Những người đang ở các trang thái nói trên sẽ không thật sự có nhu cầu tìm hiểu và nắm bắt các thông tin về thế giới pháp luật, không thể định hình được mảng pháp luật nào mình thật sự quan tâm, hụt hẫng do những khác biệt đến cơ bản giữa phim ảnh và thực tế, cũng như không hề chuẩn bị các kế hoạch dự phòng cần thiết.
Để hiểu đơn giản, mối liên kết ở đây là một nhóm các yếu tố từng khiến bạn quan tâm đến pháp luật ở một mức độ nhất định và mong muốn tìm hiểu thêm về nó (đối với người viết là mối quan hệ Nhà Nước – Pháp Luật và các vấn đề pháp luật cạnh tranh). Nếu không có bất kỳ sự liên kết nào, bạn sẽ cảm thấy mình bị chôn vùi trong hàng trăm giờ học dày đặc lý thuyết và vấn đề xã hội mà bạn không quan tâm, vật lộn với hàng ngàn những con chữ mà bạn chưa bao giờ hứng thú và chỉ muốn thoát khỏi lớp học. Điều này không tốt cho bạn, các giảng viên và cả những thành viên cùng lớp.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn hứng thú với ngành này, sẽ có rất nhiều những lý do khác để bạn nộp đơn ứng tuyển tại một ngôi trường luật./.
Còn tiếp