Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Thế giới sau 10 năm đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Trong khi hàng loạt các quốc gia đã lọt ra khỏi danh sách của năm 2006; Myanmar và Cuba có những tiến bộ đáng kể khi chỉ còn nằm ở hai vị trí 9 và 10; hàng loạt các quốc gia khác có môi trường tự do báo chí ngày càng xuống dốc. Danh sách của năm 2015 là nơi mà những lính mới “cừ khôi” tung hoành khi lần đầu có tên trong danh sách nhưng đã sở hữu thứ hạng “cao”. Thậm chí, các phương thức áp dụng của những lính mới trong danh sách này còn có phần nghiêm trọng, tàn bạo, hay thậm chí “tinh tế” hơn trước đó.
6. Việt Nam
Tình trạng kiểm duyệt: Chính quyền Việt Nam, về mặt lý thuyết, gần như không cho phép bất kỳ đài truyền hình hay nhà xuất bản tư nhân nào được hoạt động. Theo luật báo chí sửa đổi năm 1999 tại chương 1, điều 1, báo chí ở Việt Nam phải phục vụ như “là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng”. Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các cuộc họp bắt buộc hàng tuần với các biên tập viên báo chí, phát thanh và truyền hình địa phương để ban bố các chỉ thị về những chủ đề cần nhấn mạnh hoặc kiểm duyệt trong các bản tin của họ. Những chủ đề bị cấm bao gồm các nhà hoạt động chính trị hoặc bất đồng chính kiến; chia rẽ phe phái trong nội bộ Đảng; các vấn đề nhân quyền; và bất kỳ đề cập nào về phân biệt vùng miền Nam-Bắc.
Các blogger độc lập bàn luận về những vấn đề nhạy cảm đã và đang phải đối mặt với những đàn áp thông qua các cuộc tấn công đường phố nặc danh, bắt bớ tùy tiện, giám sát và án tù khắc nghiệt. Việt Nam được cho là một trong những nhà tù tệ hại nhất đối với báo giới, với ít nhất 16 người đã bị bỏ tù. Chính quyền chặn trên diện rộng khả năng truy cập vào các trang web có tính chỉ trích chính phủ, kể cả những trang blog có máy chủ ở nước ngoài như Dân làm báo, với những tin tức về chính trị, nhân quyền và tranh chấp với Trung Quốc. Vào tháng 9/2013, luật báo chí mới đã mở rộng phạm vi kiểm duyệt của nhà nước tới các diễn đàn truyền thông xã hội, khiến việc đăng bất kỳ hình thức bài viết nào kể cả các bài báo nước ngoài trở nên bất hợp pháp, bị xem là “chống đối nhà nước” hoặc “gây tổn hại cho an ninh quốc gia”.
Một blogger Việt Nam làm việc trên chiếc ipad của ông tại Hà Nội. Ảnh: (AP/Na Son Nguyen)
Có thể bạn muốn biết: Chính quyền đã tăng cường sử dụng điều 258 BLHS 1999 (nay là điều 331 BLHS 2015). Đây là một điều luật mơ hồ, hình sự hóa việc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để đe dọa và truy tố các blogger độc lập. Ít nhất ba blogger đã bị kết án theo điều luật này, với thời hạn 7 năm tù.
7. Iran
Tình trạng kiểm duyệt: Chính phủ đã tiến hành giam giữ tùy tiện và tràn lan như một hình thức bịt miệng các bất đồng chính kiến và buộc các nhà báo phải lưu vong. Iran đã trở thành nhà tù tệ nhất thế giới của các nhà báo trong năm 2009 và từ đó mỗi năm đều lọt vào bảng xếp hạng này. Nhà chức trách Iran duy trì một trong các chế độ kiểm duyệt Internet khó khăn nhất thế giới khi ngăn chặn hàng triệu trang web, bao gồm các trang tin tức và mạng xã hội. Họ đang bị nghi ngờ sử dụng các kỹ thuật tinh vi, chẳng hạn như thiết lập các phiên bản giả mạo của các trang web và công cụ tìm kiếm phổ biến, và chế độ thường xuyên gây nghẽn tín hiệu vệ tinh. Tình hình báo chí đã không được cải thiện dưới thời Rouhani bất chấp kỳ vọng của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền. Rouhani đã không giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình rằng sẽ phục hồi Hiệp hội Nhà báo Iran với 4.000 thành viên bị buộc phải đóng cửa trong năm 2009.
Khách hàng tại một quán internet café tại thủ đô Tehran. Iran hiện là quốc gia có chế độ kiểm duyệt thông tin kinh khủng nhất thế giới với ước tính hàng triệu trang web bị chặn. Ảnh (Reuters/ Raheb Homavandi)
Có thể bạn muốn biết: Chính quyền Iran kiểm soát nội dung các chủ đề nhất định bằng cách thắt chặt số lượng nhà báo và hãng tin được phép đưa tin. Trong tháng hai, Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran đã đệ đơn kiện chống lại nhà báo bảo thủ Hossein Ghadyani và tờ báo Vatan-e Emrooz mà ông làm việc. Tờ nhật báo ủng hộ cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad này đã xuất bản bốn bài báo chỉ trích các cuộc đàm phán hạt nhân quốc tế của Iran và cáo buộc chính phủ tham nhũng trong các giao dịch với một công ty dầu khí.
8. Trung Quốc
Tình trạng kiểm duyệt: Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã lọt top ba nhà tù hàng đầu báo giới, và sẽ không sớm rời khỏi vị trí này. Những trang tài liệu mật với cái tên “Hồ sơ số 9” bị rò rỉ ngày 22 /4/2014 đã được phát tán trên mạng và báo chí quốc tế, với các chỉ thị “chiến đấu chống lại bảy mối họa chính trị”, chối bỏ khái niệm “giá trị phổ quát” và chửi rủa sự thúc đẩy “quan điểm phương Tây của giới truyền thông”. Hồ sơ số 9 đã chỉ rõ vai trò của các phương tiện truyền thông là để hỗ trợ sự cai trị đơn phương của đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ sơ này khẳng định sự cần thiết của việc kiểm duyệt công nghệ và con người của Trung Quốc để trở nên thận trọng hơn khi giám sát khoảng 642 triệu người dùng Internet của đất nước chiếm 22% cư dân mạng thế giới này. Cuối tháng 10/ 2014, Xu Xiao, biên tập viên thơ ca và nghệ thuật cho tạp chí kinh doanh Caixin tại Bắc Kinh, đã bị bắt giữ vì bị nghi ngờ “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.” Vụ Tuyên truyền Trung ương cảnh báo các biên tập viên không được đưa tin về cuộc điều tra Xu, tăng mối lo ngại rằng các thủ đoạn được sử dụng để bóp nghẹt bất đồng chính kiến sẽ lan truyền tới các tác phẩm nghệ thuật có tính vẻ mang tính công kích. Các nhà báo quốc tế đang cố gắng để làm việc ở Trung Quốc đã phải đối mặt với những trở ngại khi thị thực của họ bị trì hoãn hoặc từ chối cấp. Mặc dù một số hạn chế thị thực giữa Mỹ và Trung Quốc đã được nới lỏng, nhưng trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong tháng 11/2014, Tập Cận Bình đã lập luận rằng các nhà báo quốc tế bị hạn chế thị thực đã tự rước lấy rắc rối cho bản thân.
Một cảnh sát Trung Quốc yêu cầu các nhà báo giải tán trước khi diễn ra phiên xử kín nhà báo Gao Yu. Ảnh (Reuters/Kim Kyung-Hoon)
Có thể bạn muốn biết: Gao Yu, một trong số 44 nhà báo bị bỏ tù ở Trung Quốc, đã bị bắt giữ về tội cung cấp bí mật nhà nước ra nước ngoài bất hợp pháp, sau khi chi tiết Hồ sơ số 9 xuất hiện trong Mirror Monthly, một tạp chí chính trị tiếng Trung ở New York . Bà Gao, 70 tuổi, đã thú nhận trên đài truyền hình chính thức CCTV của nhà nước, nhưng trong phiên tòa xử kín của mình vào ngày 21/ 11/2014, luật sư của bà cho biết bà nói rằng lời thú nhận là sai và bà làm vậy để ngăn con trai của mình không bị đe dọa và sách nhiễu.
9. Myanmar (Burma)
Tình trạng kiểm duyệt: Mặc dù việc kiểm duyệt tiền xuất bản đã kết thúc sau khi kéo dài hơn bốn thập kỷ vào năm 2012, truyền thông Myanmar vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Luật Đăng ký In ấn và Xuất bản ban hành tháng 3/2014 cấm những tin tức có thể xúc phạm đến tôn giáo, gây rối loạn trật tự pháp luật, hoặc gây tổn hại tới đoàn kết dân tộc. Xuất bản phẩm phải được đăng ký theo pháp luật, và những ai bị phát hiện vi phạm những quy định mơ hồ này sẽ chịu rủi ro bị cấm đăng ký về sau. Pháp luật liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm Sắc lệnh Bảo mật năm 1923 thời thuộc địa, được sử dụng để đe dọa, bỏ tù những nhà báo đưa tin bài về các vấn đề quân sự nhạy cảm. Ví dụ, năm nhà báo với tờ tuần báo độc lập Unity đã bị kết án 10 năm tù kèm lao động khổ sai (đã kháng án giảm còn bảy năm) vì đã tường thuật về một cơ sở quân sự bí mật bị cáo buộc tham gia sản xuất vũ khí hóa học. Các nhà báo thường xuyên bị cấm đưa tin quân sự về các cuộc xung đột với các nhóm dân tộc. Aung Kyaw Naing, một phóng viên tự do địa phương tác nghiệp trong lòng lực lượng nổi dậy, đã bị bắn chết trong nhà tù quân sự vào tháng 10/ 2014 sau khi bị bắt bởi quân đội chính phủ tại một khu vực bất ổn gần biên giới Thái Lan-Myanmar.
Có thể bạn muốn biết: Ba nhà báo và hai nhà xuất bản của tờ báo độc lập Bi Mon Te Nay đã phải chịu án hai năm tù giam về tội phỉ báng nhà nước. Hành vi phạm tội của họ là đã xuất bản một bài báo láo do một nhóm hoạt động chính trị thực hiện, tuyên bố rằng lãnh đạo phe đối lập ủng hộ dân chủ là bà Aung San Suu Kyi và lãnh đạo các nhóm dân tộc đã hình thành một chính phủ lâm thời để thay thế chính quyền Thein Sein.
A Cuban sells newspapers in the capital, Havana. All print and broadcast media in Cuba are controlled by the Communist government, leaving little space for independent reporting. (AFP/Adalberto Roque)
10. Cuba
Tình trạng kiểm duyệt: Mặc dù có những cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây như việc loại bỏ thị thực xuất cảnh và việc cấm hầu hết các chuyến du lịch nước ngoài trong nhiều thập kỷ – Cuba vẫn tiếp tục là nơi có môi trường hạn chế nhất đối với tự do báo chí ở châu Mỹ. Các phương tiện truyền thông in ấn và phát sóng chịu sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước cộng sản độc đảng đã nắm quyền trong hơn nửa thế kỷ. Và theo luật, việc đưa tin phải “phù hợp với các mục tiêu xã hội xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù Internet đã mở ra một số không gian cho các bài viết phê bình, nhưng sự thật là các nhà cung cấp dịch vụ đã được lệnh chặn những nội dung có tính phản đối. Các nhà báo độc lập và các blogger làm việc trực tuyến sử dụng các trang web trực tuyến có máy chủ ở nước ngoài và phải đi đến các đại sứ quán hoặc khách sạn nước ngoài để tải nội dung và nhận được một kết nối vào Internet không thông qua sàng lọc của chính quyền. Những bài viết chỉ trích trên các Blog và các trang trực tuyến phần lớn không thể tiếp cận tới người dân Cuba bình thường, những người vẫn chưa được hưởng lợi từ một kết nối Internet tốc độ cao được tài trợ bởi Venezuela. Hầu hết người dân Cuba không có Internet ở nhà. Chính phủ tiếp tục hướng mục tiêu vào các nhà báo bất đồng chính kiến qua việc sách nhiễu, giám sát, và tạm giữ. Một cộng tác viên của mạng lưới các nhà báo địa phương là cô Juliet Michelena Díaz đã bị bắt giam bảy tháng về tội chống nhà nước sau khi chụp ảnh một vụ xô xát giữa người dân với cảnh sát ở thủ đô Havana. Sau đó, cô đã được tuyên bố vô tội và trả tự do. Thị thực cho các nhà báo quốc tế được cấp thông qua sự sàng lọc của các quan chức.
Có thể bạn muốn biết: Tuy nhiên, chính phủ thường giải quyết các nhà báo với án tù dài hạn, đơn cử là blogger bất đồng chính kiến trước đây từng là nhà văn, ông Ángel Santiesteban Prats đã bị tống giam vào tháng 2 năm 2013 với những cáo buộc bạo lực gia đình. Các nhà văn, nhà báo độc lập khác của địa phương cho rằng ông là mục tiêu để trả đũa cho việc viết các bài chỉ trích chính phủ trên blog của mình, Los Hijos que Nadie Quiso (Đứa trẻ không ai mong muốn)./.