Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Các quyền thủ tục – quyền con người giúp đảm bảo sự tham gia của người dân vào quản lý và bảo vệ môi trường.
Các quyền Thủ tục (Procedural rights) là một điểm giao thoa quan trọng giữa luật môi trường và luật nhân quyền. Quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia vào việc ra quyết định, và quyền tiếp cận công lý có mặt ở cả hai thiết chế môi trường lẫn nhân quyền, và đã được giải thích ở cả hai góc độ để đưa ra phạm vi bảo vệ rộng hơn cho các lợi ích môi trường. Việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền Thủ tục đã, đang và sẽ là công cụ cực kỳ hữu ích trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
—
Tiếp cận nguồn tài nguyên gen và chia sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng chúng Trong bối cảnh liên quan đến quyền được bảo vệ của người dân bản địa, nghĩa vụ bảo đảm tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen cũng có những liên quan nhất định. Khái niệm về Tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS) nằm trong Công ước năm 1992 về Đa dạng sinh học và Nghị định thư Nagoya về Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, bình đẳng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học, có hiệu lực vào năm 2014. Nghị định thư Nagoya mô tả chi tiết hơn các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và có những tác động đáng kể đối với quyền của các cộng đồng người bản địa và dân địa phương. Trong khi quyền con người không được đề cập một cách rõ ràng, Nghị định thư xây dựng dựa trên khái niệm nhân quyền hiện có, với những yêu cầu sau:
Ngoài ra, Nghị định thư thiết lập quyền tiếp cận và chia sẻ lợi ích thanh toán bù trừ như một phương tiện để chia sẻ thông tin liên quan đến tiếp cận và chia sẻ lợi ích. |
Sự phổ biến trong các thỏa thuận quốc tế
Nguyên tắc thứ 10 của Tuyên bố Rio có một ảnh hưởng đáng kể nhấn mạnh vào quyền Thủ tục trong lĩnh vực môi trường.
Buổi thông cáo báo chí về Tuyên Bố Rio. Ảnh: UN
Nguyên tắc này tuyên bố rằng “vấn đề môi trường được xử lý tốt nhất khi có sự tham gia của tất cả các công dân quan tâm ở cấp độ có liên quan”. Tuyên bố tiếp tục khẳng định cá nhân phải có quyền tiếp cận thích hợp thông tin, khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định và được tiếp cận hiệu quả các thủ tục tư pháp, hành chính, trong đó có bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường.
Nhiều hiệp định môi trường đa phương (MEA) tiếp theo đã được thông qua vào đầu những năm 1990 kết hợp những tiêu chuẩn tối thiểu đối với quyền tiếp cận thông tin và quyền tham gia, dù chúng có sự thay đổi về mức độ tham gia haycó sự xem xét lại các thủ tục hoặc việc tiếp cận khắc phục thiệt hại.
Công ước Aarhus là thỏa thuận quốc tế về môi trường quan trọng nhất trong việc bảo vệ các quyền con người về Thủ tục, dù nó chủ yếu hoạt động ở cấp độ khu vực.
Lời mở đầu tuyên bố mọi người đều có quyền được sống trong một môi trường lành mạnh và phù hợp với sức khỏe của mình. Điều 1 quy định về quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và quyền tiếp cận công lý. Ủy ban chấp hành Aarhus vận hành một cơ chế khiếu nại tương đối hiệu quả khi đã giải thích và phát triển các nguyên tắc của Công ước.
Các quyền Thủ tục, trong đó có quyền về thông tin, quyền tham gia và tiếp cận công lý đã được công nhận trong các văn kiện nhân quyền khu vực cũng như toàn cầu. Tòa án Liên Mỹ (Inter-American Court) đã công nhận quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực môi trường với sự tương quan tự do biểu đạt quy định tại Điều 13 Công ước Nhân quyền Châu Mỹ. Tòa án Công lý châu Âu cũng nhận định rằng thủ tục hành chính kéo dài để truy vấn một quyền môi trường có thể vi phạm Điều 6 về Điều trần công bằng trong một thời gian nhất định.
Trong lĩnh vực tài chính có liên quan đến đường ống dẫn dầu ở Chad, Ban giám sát của Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận các quyền con người và quyền Thủ tục môi trường. Cơ quan này thấy rằng tình hình nhân quyền dấy lên những câu hỏi về sự tuân thủ của Ngân hàng với những chính sách về tham vấn ý kiến rộng rãi và cởi mở, và đề nghị theo dõi thêm.
Đánh giá tác động môi trường – công cụ giám sát và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin
Một hình thức đặc biệt về bảo vệ môi trường về mặt Thủ tục của pháp luật môi trường là việc đánh giá tác động môi trường, liên quan đến các quyền được thông tin và tham gia của công chúng. Cơ chế này đã được quy định trong nhiều hiệp định môi trường đa phương toàn cầu như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và Công ước về Đa dạng sinh học, cũng như các hiệp định nhân quyền như Công ước ILO 169 liên quan đến người Bản địa và Bộ lạc, và các hiệp định khu vực, đặc biệt là các thỏa thuận liên quan đến vùng biển khu vực. Công ước UNECE về đánh giá tác động môi trường xuyên quốc gia (Công ước Espoo) chuyên giải quyết các yêu cầu Thủ tục của các đánh giá tác động môi trường, kể cả các yêu cầu việc công chúng tham gia vào quá trình đánh giá.
Các yếu tố cần quyết định, cũng như cần được thay đổi sau đánh giá tác động môi trường như khoa học, chủ sở hữu, thiết kế và kỹ thuật, thể chế hay doanh nghiệp…. Ảnh minh họa: civilserviceindia
Đánh giá tác động môi trường đã được liên kết với các quyền con người trong khoa học pháp lý khu vực và toàn cầu. Ủy ban châu Phi về Nhân quyền và Dân quyền thấy rằng thất bại khi tiến hành đánh giá tác động môi trường góp phần vi phạm các quyền tài sản. Tòa án Nhân quyền châu Âu đã chỉ ra tầm quan trọng của một đánh giá tác động môi trường khi xác định một sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, và nếu không tiến hành đánh giá này sẽ vi phạm quyền riêng tư cá nhân và cuộc sống gia đình. Trong vụ Pulp Mills, ICJ công nhận đánh giá tác động môi trường là một nghĩa vụ theo công pháp quốc tế, mặc dù luật quốc tế không quy định nội dung hay phạm vi của các đánh giá này.
Bảo vệ môi trường trên nền tảng nhân quyền – chìa khóa cho phát triển bền vững
Trong lĩnh vực nhân quyền, việc giải quyết chính sách môi trường và phát triển đóng vai trò rất quan trọng, với thước đo là các mục tiêu chung về nhân quyền mà trong đó có việc đánh giá tác động có thể có của các chính sách và thước đo nói trên. Hơn nữa, nhìn vào khả năng dễ bị tổn thương và thích ứng của các điều khoản nhân quyền có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc phân tích các mối quan hệ quyền lực, giải quyết nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng và phân biệt đối xử, cũng như có sự lưu ý đặc biệt tới những thành phần bị coi là ngoài lề xã hội.
Lĩnh vực nhân quyền có mục tiêu trao quyền cho các cá nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia có hiệu quả của các cá nhân và cộng đồng trong quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, trong đó có các quyết định về môi trường. Tương tự, các tiêu chuẩn nhân quyền nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên tất cả mọi người được tiếp cận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ít nhất là ở mức cơ bản. Các khuôn khổ nhân quyền cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp và chính sách trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, và yêu cầu tiếp cận các biện pháp hành chính, tư pháp trong các trường hợp vi phạm nhân quyền.
Như vậy, có rất nhiều lý do cho việc áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên nền tảng nhân quyền đối với với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đặc biệt, phương pháp này có thể giúp:
Là một bước quan trọng để phát triển và hoàn thiện một cách tiếp cận tổng hợp những vấn đề nêu trên, mỗi quốc gia cần xây dựng và áp dụng các chính sách, pháp luật và quy định quản lý các hoạt động để ngăn chặn những tác động tiêu cực đến quyền con người hoặc môi trường. Các biện pháp này, bao gồm cả luật quy hoạch hay luật về sử dụng đất và đánh giá tác động môi trường hoặc các thủ tục đánh giá rủi ro, nên được xác định và cam kết tích hợp các quyền con người trong việc soạn thảo, phê duyệt trước và thêm vào tất cả các dự án, chương trình, và các hoạt động, dù thành phần tham gia có yếu tố Nhà nước hay không./.