Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu một cách nhanh nhất về vụ án Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế và được xử thắng, Luật Khoa Tạp chí xin giới thiệu bài viết sau đây, trong đó tác giả cố gắng tóm lược lại tiến trình vụ án, lập luận của hai bên và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA).
1. Tiến trình tố tụng
Vụ án bắt đầu vào ngày 22/1/2013 khi Philippines gửi Trung Quốc một Thông báo (Notification) và một Tuyên bố Yêu sách “về tranh chấp với Trung Quốc xung quanh quyền tài phán của Philippines ở biển Tây Philippines” (tức là Biển Đông trong tiếng Việt, biển Nam Trung Hoa theo cách gọi quốc tế. Trong bài này, người viết xin gọi chung là Biển Đông).
Sự kiện này xảy ra sau khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi đá cạn Scarborough – một rạn san hô nằm cách bờ biển Philippines khoảng 140 dặm (tương đương 225 km).
Trong Thông báo gửi Trung Quốc, Philippines cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi cho tàu thuyền vào đánh bắt cá, đe dọa tàu thuyền Philippines và không bảo vệ môi trường, cụ thể là hút cát và trầm tích dưới đáy biển lên để xây đảo nhân tạo trên một vài rạn san hô trong Biển Đông, trong đó có Scarborough mà Philippines khẳng định là nằm trong vùng biển của mình.
Đội ngũ pháp lý của Philippines trong vụ kiện. Ảnh: The Diplomat
Philippines cũng yêu cầu tòa án quốc tế bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đòi toàn bộ vùng biển nằm bên trong một đường chín đoạn. Xuất hiện trên bản đồ chính thống của Trung Quốc, đường chín đoạn này có hình dạng như cái lưỡi bò, bao trùm khoảng 85-90% Biển Đông, tức là tương đương diện tích nước Mexico, và đây cũng là vùng biển có tính chất quan trọng sống còn đối với thương mại toàn cầu, đặc biệt rất giàu tài nguyên, khoáng sản, kể cả dầu mỏ.
2. Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia tố tụng
Ngày 19/2/2013, Trung Quốc gửi cho Philippines một công hàm mô tả “lập trường của Trung Quốc về các vấn đề biển Nam Trung Hoa”, bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines. Theo đó, Trung Quốc không chấp nhận và cũng không tham gia tiến trình tố tụng.
Bắc Kinh đã nhiều lần nhắc lại lập trường này trong các công hàm, tuyên bố, thư từ của Đại sứ nước CHND Trung Hoa tại Hà Lan gửi các thành viên của Tòa án, cũng như trong văn bản có tên “Tham luận nêu lập trường của CHND Trung Hoa về vấn đề quyền tài phán trong vụ kiện liên quan đến biển Hoa Nam do CH Philippines khởi xướng”, đề ngày 7/12/2014.
Bắc Kinh quả thật đã hành động đúng như lập trường của họ: Không tham gia tố tụng. Đồng thời, họ nêu rõ rằng các tuyên bố, hồ sơ, tài liệu, văn bản nêu lập trường đều “không bao giờ được diễn giải thành sự tham gia của Trung Quốc vào tiến trình tố tụng dưới bất kỳ hình thức nào”.
3. Trung Quốc: Là tranh chấp chủ quyền / Philippines vi phạm thỏa thuận
Trong “tham luận lập trường” đề ngày 7/12/2014, Bắc Kinh khẳng định: “Quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa trong tiếng Việt – NV) của Trung Quốc hoàn toàn có đủ tư cách để có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa”.
Bắc Kinh khẳng định Tòa án không có quyền tài phán trong vụ việc này. Tham luận viết, bản chất của vụ án là vấn đề chủ quyền đối với một số cấu trúc hàng hải trên biển Nam Trung Hoa, và như thế là nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi tắt là “Công ước”), không liên quan đến việc diễn giải và vận dụng Công ước:
“Chỉ sau khi chủ quyền của một nhà nước đối với một cấu trúc hàng hải đã được xác lập, và nhà nước ấy đã có tuyên bố chủ quyền tương ứng, thì mới có thể có chuyện nảy sinh tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay vận dụng Công ước – đó là khi mà một nhà nước khác đặt câu hỏi về việc liệu các yêu sách kia có tuân thủ Công ước hay chưa, hoặc liệu yêu sách của các bên có đang chồng lấn. Nếu chủ quyền đối với một cấu trúc hàng hải còn chưa được xác quyết, thì không thể tồn tại tranh chấp cụ thể, thực sự để mà phải đưa ra trọng tài phân xử xem các yêu sách chủ quyền của nhà nước nọ đối với một cấu trúc hàng hải như vậy có phù hợp với Công ước hay không”.
Diễn giải đơn giản là: Nếu không biết những miếng đất/đá nào đó thuộc về ai, thì không thể dùng Công ước để tuyên bố chủ quyền với những vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải xung quanh những miếng đất/ đá ấy. Tòa cũng không có quyền xác định xem những miếng đất/đá đó thuộc về ai (bởi Công ước chỉ xử lý tranh chấp trên biển chứ không xử lý tranh chấp đất).
Tổng quan khu vực tranh chấp.
Trung Quốc cũng tố ngược lại Philippines là hành xử phi pháp khi kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, vì vào năm 1995, hai nước đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp “một cách ôn hòa và hữu nghị thông qua cơ chế tham vấn”. Năm 1999, 2000, 2001, hai nước tiếp tục có những tuyên bố chung khẳng định việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua tham vấn và đàm phán. Tuyên bố chung về Ứng xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN cũng quy định như vậy.
4. PCA: Tranh chấp có liên quan đến diễn giải và vận dụng Công ước
Ngày 29/10/2015, Tòa án ra phán quyết về quyền tài phán và thụ lý, theo đó, Tòa thấy rằng:
Điều đó nghĩa là, dù Trung Quốc vắng mặt, Tòa vẫn tiếp tục tiến trình tố tụng. Cơ sở luật pháp của việc này là, Điều 9, Phụ lục VII của Công ước quy định: “Sự vắng mặt của một bên, hoặc việc một bên không tự bảo vệ mình trong vụ án, đều không cấu thành sự cản trở tiến trình tố tụng”.
Cũng theo Công ước, một tòa án được xác lập theo Phụ lục VII thì có quyền tài phán – nôm na là có thẩm quyền – để xét xử tranh chấp giữa các nhà nước tham gia Công ước nếu như tranh chấp đó có liên quan đến việc “diễn giải hoặc vận dụng” Công ước.
Kết luận là Tòa có quyền tài phán.
Theo đúng quy định trong Điều 5 Phụ lục VII về nghĩa vụ của tòa, “đảm bảo bên nào cũng có cơ hội đầy đủ để được lắng nghe và trình bày vụ việc”, Tòa án đã cập nhật cho Trung Quốc về tất cả các diễn biến, nêu rõ rằng tiến trình tố tụng luôn để ngỏ để Trung Quốc có thể tham gia bất kỳ lúc nào, và mời Trung Quốc bình luận về bất cứ điều gì được đưa ra trong tiến trình.
(Còn tiếp)
Tài liệu tham khảo