Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu một cách nhanh nhất về vụ án Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế và được xử thắng, Luật Khoa Tạp chí xin giới thiệu bài viết sau đây, trong đó tác giả cố gắng tóm lược lại tiến trình vụ án, lập luận của hai bên và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA).
5. Philippines: Yêu cầu 5 điểm – Không liên quan đển khẳng định chủ quyền
Các lập luận của phía Philippines có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc không có quyền thực thi cái mà họ gọi là “chủ quyền lịch sử” đối với vùng biển, đáy biển và tầng đất cái nằm ngoài biên giới mà họ có được theo Công ước. Luật pháp quốc tế chưa bao giờ chấp nhận những yêu sách chủ quyền chiếm lấy một diện tích khổng lồ trên biển; suốt từ đầu thế kỷ 17, luật pháp quốc tế chỉ công nhận sự kiểm soát của nhà nước đối với dải biển hẹp nằm sát bờ biển.
Quan trọng nhất là, Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền lịch sử trên Biển Đông. Philippines cho rằng cho đến đầu thế kỷ 20, Trung Quốc vẫn chỉ xác định chủ quyền của họ về phía nam không quá đảo Hải Nam, và những yêu sách chủ quyền của họ đối với các đảo trên Biển Đông chỉ mới bắt đầu có từ những năm 1930. Thậm chí, tuyên bố của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với Biển Đông còn mới hơn, chỉ mới được đề cập lần đầu tiên vào tháng 5/2009. Các quốc gia có biển khác chưa bao giờ tán thành yêu sách đó của Trung Quốc, riêng Philippines khẳng định rằng Trung Quốc không có cơ sở nào để hình thành “chủ quyền lịch sử”.
Thứ hai, do cái gọi là “đường chín đoạn” nhằm xác định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc gắn với “chủ quyền lịch sử”, mà Trung Quốc lại không có “quyền lịch sử” nào cả, do đó, theo luật pháp quốc tế, đường chín đoạn cũng không có cơ sở nào để tồn tại.
Thứ ba, các cấu trúc hàng hải khác nhau mà Trung Quốc dựa vào để coi như căn cứ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thì đều không phải là đảo để mà có được vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
(Theo truyền thống, các đảo đều có nội thủy và lãnh hải bao quanh. Chiều rộng của lãnh hải, theo Điều 3 Công ước, không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Bên ngoài lãnh hải của một đảo, là tới vùng tiếp giáp, rồi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), và rộng nhất là thềm lục địa của đảo đó. Một cấu trúc địa lý nếu không phải là đảo thì chỉ được có nội thủy và lãnh hải – NV).
Theo quan điểm của Philippines, các cấu trúc hàng hải mà Trung Quốc lấy làm căn cứ để xác lập chủ quyền thì có một số là đá, một số chỉ nổi lên khi thủy triều thấp, và một số nữa rõ ràng là đã chìm vĩnh viễn dưới biển. Chúng không thích hợp cho con người ở, không có đời sống kinh tế riêng, và vì thế, không phải là đảo theo như định nghĩa về đảo trong Điều 121 Công ước.
Do vậy, không cấu trúc nào có thể sinh ra chủ quyền ở vùng quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở (hay nói cách khác, không thể có gì khác ngoài nội thủy và lãnh hải). Việc Trung Quốc ồ ạt tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền thời gian gần đây không thể thay đổi được bản chất ban đầu và tính chất của các cấu trúc hàng hải đó.
Đặc biệt, Philippines cho rằng bãi cạn Scarborough, Gạc Ma (Johnson Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef) đều là đá, không phải là đảo, do vậy không có vùng đặc quyền kinh tế và không làm nảy sinh vấn đề “chồng lấn về yêu sách” để khiến cho Tòa không có quyền tài phán.
Thứ tư, Trung Quốc đã vi phạm Công ước khi can thiệp vào việc Philippines thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.
Thứ năm, Trung Quốc đã phá hoại môi trường biển trong khu vực một cách không thể thay đổi được, phá hoại những rạn san hô ở Biển Đông, kể cả những khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, có những hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt và đầy rủi ro, khai thác cạn kiệt các giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
6. Phán quyết cuối cùng: 5 kết luận quan trọng
Thứ ba, ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết xử thắng cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc.
Phán quyết dài 501 trang khẳng định Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” đối với Biển Đông và đường chín đoạn tức đường lưỡi bò là không có căn cứ pháp lý, do đó, vô hiệu lực. Phán quyết có các nội dung chính sau:
Thứ nhất, Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với tài nguyên trên Biển Đông, vì điều đó không phù hợp với quy định của Công ước về vùng đặc quyền kinh tế. Và mặc dù đã có 2 nhà hàng hải cùng những ngư dân Trung Quốc (cũng như nhiều nước khác) từng khai thác một số đảo trên Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã độc quyền kiểm soát các vùng biển, đảo này và tài nguyên của chúng từ trong lịch sử. Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để đòi chủ quyền lịch sử đối với vùng biển và tài nguyên nằm trong đường chín đoạn mà họ đưa ra.
Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đã tiến hành sửa sang, tác động rất nhiều vào các cấu trúc hàng hải, nhưng Công ước phân loại các cấu trúc đó (là đảo hay chỉ là đá) căn cứ vào điều kiện tự nhiên của chúng chứ không phải căn cứ vào những tác động nhân tạo. Tòa cũng cho rằng, việc các nhà hàng hải hay ngư dân từng khai thác nhất thời những cấu trúc địa lý trên Biển Đông không tạo thành một cộng đồng (dân cư) ổn định trên đảo; còn các hoạt động gọi là “kinh tế” trong lịch sử thì chỉ là khai thác tài nguyên, khoáng sản. Theo đó, Tòa kết luận: Toàn bộ quần đảo Trường Sa không tạo ra các vùng biển mà tại đó các nhà nước có chủ quyền mở rộng. Riêng những cấu trúc địa lý mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền thì đều không phải là đảo, vì vậy không có vùng đặc quyền kinh tế và không chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Thứ ba, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines khi: (a) ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của Philippines; (b) xây đảo nhân tạo; và (c) để cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong khu vực. Tàu hải giám Trung Quốc còn cố tình đâm va rất nghiêm trọng để cản phá tàu Philippines; đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo ở 7 cấu trúc địa lý trong quần đảo Trường Sa, gây hại nghiêm trọng đến các rạn san hô, và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái biển cũng như đời sống của các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tòa án còn phát hiện ra rằng chính quyền Trung Quốc hoàn toàn ý thức được là ngư dân Trung Quốc đã khai thác với quy mô lớn cả những động thực vật sắp tuyệt chủng như san hô, rùa biển, trai khổng lồ… nhưng không thực thi nghĩa vụ ngăn chặn những hành động đó.
Thứ năm, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, tác động mạnh vào các cấu trúc địa lý trên biển, là không tuân thủ nghĩa vụ của một nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp. Đó là bởi vì, khi làm như vậy, họ đã gây ra những tổn hại không thể phục hồi đối với môi trường biển, đã hủy hoại bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc địa lý vốn đang là đối tượng tranh chấp giữa các bên./.
—
Tài liệu tham khảo