Khủng hoảng Cá: Khi tấm khiên “vì môi trường” của báo chí hết thiêng – Kỳ 1

Khủng hoảng Cá: Khi tấm khiên “vì môi trường” của báo chí hết thiêng – Kỳ 1

70 tấn cá chết hàng loạt bốc mùi dọc suốt 4 tỉnh duyên hải miền Trung trong một vụ bê bối về thảm hoạ môi trường khiến cho vô số ngư dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất không chỉ là triệu chứng của một nỗi lo về an toàn thực phẩm và môi trường, mà thực ra là một điều to lớn hơn rất nhiều: quyền được tiếp cận thông tin và quyền được cung cấp thông tin.

Thông tin là đối tượng … thuộc quốc doanh

Ngày 30 tháng 6, gần 3 tháng sau hiện tượng cá chết hàng loạt, tất cả các tờ báo chính thống đều đăng cùng một bản tin: Công ty Formosa Hà Tĩnh, trực thuộc Formosa Plastics Group (cũng là nơi đã bị một số nguồn tin không chính thống cho là thủ phạm đã gây ra vụ việc), lên tiếng thừa nhận trách nhiệm xả thải công nghiệp gây ra ô nhiễm dẫn đến thảm hoạ môi trường đầy tai tiếng này. Công ty cũng đồng ý bồi thường 500 triệu Mỹ kim.

Chính phủ Việt Nam, sau một thời gian dài khá kín tiếng cũng đã ra thông cáo rằng Formosa là thủ phạm cho việc đầu độc biển miền Trung. Ngay từ những ngày đầu tháng 6, vụ việc được xem như là có một chút tiến triển, mặc dù vẫn không có một kết luận chính thức nào, Báo Tuổi Trẻ đã viết như sau: Vào ngày 2 tháng 6, chính phủ mở một cuộc họp báo cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết, tuy nhiên báo cáo này cần phải có sự phản biện bởi các chuyên gia nhằm đảm bảo tính khoa học, pháp lý, và khách quan trước khi có một kết luận chính thức được đưa ra (từ chính phủ).

Trong khi dân chúng chờ đợi câu trả lời từ chính phủ, ngành du lịch gánh chịu thiệt hại nặng nề và truyền thông thì bị cẳt tỉa vì kiểm duyệt. Một bài viết trên New York Times khi viết về vụ việc đã cho biết:

“Các quan chức chính phủ thậm chí thừa nhận việc kiểm duyệt cả nội dung thông tin hay quy trình đưa tin trong quá trình điều tra là cần thiết.”

Người ta sẽ không bất ngờ với thông tin trên, khi tại đất nước này các nhà báo luôn thường xuyên bị cản trở vì công việc của mình. Tuy nhiên, sự thật này đã làm vấn đề trở nên nổi cộm thêm vì qua đó cho thấy tình hình báo chí Việt Nam sẽ không khá khẩm lên là mấy trong thời gian sắp tới. Việt Nam là một quốc gia liên tục bị xếp hạng rất thấp trong các báo cáo về tự do báo chí, và thảm hoạ cá chết chứng minh một sự chuyển hoá trong môi trường báo chí tại Việt Nam: những nhà báo viết về đề tài môi trường cũng sẽ bắt đầu bị theo dõi gắt gao hơn khi dân chúng bắt đầu quan tâm có tổ chức đến vấn đề này hơn – nghĩa là việc họ sẽ biết cách thắc mắc, tổ chức, vận động, đòi hỏi và tuyên truyền (để yêu cầu điều gì đó) cũng sẽ khả thi hơn trong tương lai. (Nói cách khác, tầm với của Đảng cầm quyền không dừng lại ở mức độ các vụ việc, phát ngôn chính trị hay uy tín, tính chính danh và năng lực của lãnh đạo. Họ hoàn toàn mong muốn kiểm soát cả những vấn đề thường nhật và đời thường nếu cảm thấy một bộ phận người dân có khả năng tụ hợp lại thành một lực lượng có ý chí chính trị chung – ND)

123456

Chính phủ hiện nay không muốn nhìn thấy các hoạt động chính trị quy củ và đa phương diện (chính trị, văn hóa, nghệ thuật…) là một trong những lý do buộc phải hạn chế thông tin để kiểm duyệt trước khi công khai. Ảnh minh họa: nhabaoonline

Quả thật vụ công bố kết quả vào thứ năm tuần trước là một cú bất ngờ (của chính phủ Việt Nam), và là một phản ứng hiếm hoi so với những vụ việc tương tự trong quá khứ. Tuy nhiên, rất cần phải theo dõi thêm về những thông tin được tiếp tục cập nhật về vụ việc cá chết trong những ngày sắp tới thì mới có thể dự đoán xem tự do báo chí sẽ được cho phép đến đâu trong những thảm hoạ môi trường diện rộng, khi chúng ta tổng kết mức độ giám sát chính phủ, vốn đầu tư nước ngoài, và phản ứng giận dữ của quần chúng. Nhưng ngay tại lúc này, cách thức xử lý vấn đề của chính phủ, cộng với cả nửa tỷ đô la bồi thường, là một tín hiệu khả quan khi chúng ta so sánh với những lần trừng phạt theo kiểu giơ cao đánh khẽ trong quá khứ.

Khi tấm khiên “vì môi trường” tan vỡ

Từ trước đến nay, vấn đề an toàn thực phẩm và môi trường vốn được xem như là những tấm khiên vững chắc cho mảng phóng sự điều tra, rất có thể là vì chúng là những chủ đề an toàn hơn (nhưng cũng không kém phần cấp thiết cho đời sống người dân – ND) so với những sự thật kinh hoàng về các quan chức tham nhũng hay việc chính phủ đã có những sai lầm tồi tệ đến thế nào trong việc quản lý đất nước. Thế nhưng khi những vấn đề gây tranh cãi có được sự quan tâm của dân chúng, việc đưa tin dường như trở nên thưa thớt hơn hoặc bị quản lý chặt chẽ hơn. Đó chính trường hợp về vụ việc cá chết khi nó trở thành tiêu điểm trên truyền thông quốc tế, thúc đẩy người dân đã xuống đường biểu tình đòi hỏi chính phủ phải chịu trách nhiệm và minh bạch thông tin về thảm hoạ.

Comp 1_00000

Dẫu vậy, nếu nhìn lại lịch sử điều hành báo chỉ tại Việt Nam thì điều này thực sự chỉ là bình mới rượu cũ. Trong thực tế, những người chỉ trích chính phủ đều có thể bị bỏ tù dựa theo ba điều luật của Bộ Luật Hình sự: 88, 79 và 258; vậy nên việc chỉ trích sự phản ứng lề mề, không hiệu quả, không thống nhất và bưng bít của chính phủ trong trường hợp này cũng không được ngoại lệ.

Nền báo chí ở Việt Nam hoàn toàn bị kiểm soát bởi chính phủ và mỗi cơ quan truyền thông đều trực thuộc sự quản lý của một bộ, một ban ngành chứ không nhất thiết phải là do Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý trực tiếp. Do đó, sau khi các chỉ thị từ TW được đưa ra, việc tự kiểm duyệt từ cánh báo chí cũng chiếm một phần lớn, bởi các biên tập viên và cánh nhà báo thông thường đều biết rõ những chủ đề nào bị xác định là quá nhạy cảm để tránh né. Một bài nghiên cứu vào năm 2008 đã chỉ ra phương thức hoạt động của báo chí ở Việt Nam ngay sau khi các mạng xã hội bắt đầu trở nên thông dụng.

Demonstrators, holding signs, say they are demanding cleaner waters in the central regions after mass fish deaths in recent weeks, in Hanoi, Vietnam May 1, 2016. REUTERS/Kham

Người biểu tình giương biểu ngữ yêu cầu minh bạch thông tin và bảo vệ môi trường tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 05 năm 2016. Ảnh: REUTERS/Kham

Khi người dân bắt đầu xuống đường biểu tình vì cá chết hai tháng trước, họ đã rất giận dữ với việc phía chính phủ đã không có những hành động cụ thể cộng với thái độ ngạo mạn của người phát ngôn cho công ty Đài Loan Formosa – nơi bị tình nghi là đã gây ra vụ ô nhiễm môi trường – và họ cũng rất lo lắng đối với cả vấn đề an toàn thực phẩm lẫn nỗi lo sinh kế của những người chịu ảnh hưởng trực tiếp trong vụ việc. Đến đầu tháng Năm, những người đi biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính lên đến hàng trăm hoặc hơn thế, không chỉ bao gồm những nhà hoạt động mà còn có rất nhiều người dân bình thường.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.