Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? Vì sao, dù Châu Âu luôn thua thiệt so với các châu lục khác nếu so sánh về tài nguyên, nhân lực từ hàng thế kỷ trước lại là nơi bắt đầu của Kỷ Đại Thịnh Vượng?
—
Thực tế tươi đẹp?
Tại sao con người ngày nay lại giàu có đến vậy? Một người Mỹ trung bình kiếm được 130$ mỗi ngày, nhờ thế Mỹ đã ở trên đỉnh của bảng xếp hạng thu nhập cá nhân. Trung Quốc dừng ở mốc 20$/ngày (trên thực tế, khả năng mua điều chỉnh thu nhập tương đối này đi chút ít) và Ấn Độ là 10$/ngày; ngay cả khi sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội trong những thập kỉ gần đây đã làm giảm thu nhập bình quân của thế giới đi 1$/ngày. Chỉ sau vài kỷ nguyên cải cách kinh tế nữa, các quốc gia còn lại này cũng sẽ trở nên thịnh vượng, và phép thử này đã được minh chứng trong lĩnh vực thương mại.
Trên thực tế, “chúng ta” gần như có thể khẳng định rằng con người ngày càng trở nên giàu có, dựa trên tham chiếu thịnh vượng của bao gồm hầu hết các quốc gia hiện nay (chỉ trừ một số trường hợp buồn).
Hai thế kỉ trước, mức thu nhập bình quân đầu người trên thế giới (theo tỷ giá hiện tại) chỉ khoảng 3$ một ngày. Mức này đã gần như không đổi kể từ thời đồ đá.
Ngày nay con số này là 33$/ngày- cũng là mức hiện tại ở Brazil và là con số người dân Mỹ đã đạt được vào năm 1940. Hơn 200 năm qua, thực tế bình quân đầu người đã tăng lên gấp 10 lần, kể cả ở những quốc gia tệ hại như Chad và Bắc Triều Tiên. Đây là một điều rất tuyệt vời. Hơn thế, ở những nước phát triển thương mại và kinh tế toàn diện như Nhật Bản, Thụy Điển và Hoa Kỳ, mức tăng trưởng đã đạt đến gấp 30 lần.
Tình trạng nghèo đói trong thời kỳ hiện đại vẫn có mức sống khả quan hơn rất nhiều so với đời sống con người kéo dài hàng ngàn năm trước đó. Ảnh minh họa
Và những con số trên không tính đến những cải thiện triệt để từ những năm 1800 trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ thông thường. Những mối quan tâm ngày nay về sự trì trệ của tiền lương thực tế ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển đang bị thổi phồng lên nếu đặt vào để so sánh bối cảnh lịch sử. Như nhà kinh tế học Donald Boudreau và Mark Perry đã lập luận, những số liệu chính thức không tính đến lợi ích thực tế của những tiến bộ vật chất đáng kinh ngạc của chúng ta.
Hãy nhìn đến những thiết bị tân tiến hiện đang dùng trong truyền thông và giải trí được cung cấp cho người dân với mức giá khiêm tốn. Bạn có biết liệu có ai đang có những biểu hiện lâm sàng của chứng trầm cảm? Ngày nay, cô ấy/anh ấy có thể tìm kiếm sự hỗ trợ với nhiều toa thuốc hiệu quả mà đáng tiếc tỷ phú Howard Hughes đã không thể có trong cơn tuyệt vọng của mình. Cần thay thế khớp hông? Năm 1980, cuộc phẫu thuật thử nghiệm đã cơ bản được diễn ra.
Không gì đã xảy ra trước đó 2 thế kỉ ngoạn mục bằng cuộc Kỷ Đại Thịnh Vượng. Thu nhập tăng gấp đôi, các điều kiện sống của con người thường xuyên được nâng cấp 100% vượt xa hào quang Hy Lạp, sự hùng vĩ của đế chế La Mã, Trung Hoa thịnh vượng và đế quốc Mughal Ấn Độ. Nhưng người ta đã sớm trở lại với lối sống khốn cùng với mức thu nhập 3$ như ở Afghanistan hiện nay, hoặc tệ hại hơn thế. Một cuộc cách mạng cải thiện 10,000% mọi sản phẩm từ đồ hộp cho đến thuốc chống trầm cảm đã không hề được nghĩ đến, cho đến khi điều đó xảy ra.
Câu trả lời từ hai nhà tư tưởng lớn
Điều gì khiến nó xảy ra? Những lời giải thích thường đi theo ý thức hệ. Về phía cánh tả tính từ thời kỳ của Marx, câu trả lời sẽ là sự bóc lột. Chủ nghĩa tư bản sau năm 1800 chiếm hữu giá trị thặng dư từ người lao động và đầu tư nó trong bóng tối như những nhà máy của quỷ Satan (Cách hiểu này không thỏa đáng lắm bởi các hình thái xã hội trước đó đều phát triển dựa trên bóc lột – điều gì tạo nên sự khác biệt ở giai đoạn tư bản, trong khi nếu chỉ dựa trên bóc lột thì lại không thể giải thích vì sao cả xã hội đều giàu lên – ND). Về phía cánh hữu, theo ngài Adam Smith, mấu chốt là tiết kiệm chi phí và tích lũy tư bản. Những người miền Tây hoang dã có thể trở nên giàu có như những người Hà Lan với “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái” như Smith đã đạt được vào năm 1776, nếu họ chỉ đơn giản tiết kiệm đủ để tích lũy tư bản.
Gần đây, tuyên bố hiểu một cách mở rộng khẳng định của Smith được đưa ra bởi nhà kinh tế học đoạn giải Nobel Douglass North (và đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công nhận) rằng: liều thuốc tiên thực sự chính là các thể chế. Theo quan điểm này, nếu bạn cung cấp cho các luật sư của một quốc gia những chiếc áo choàng hoàn mỹ và bộ tóc giả màu trắng, bạn sẽ có Thông luật Anh (ý nói việc thể chế hóa các chế định quyền lực, pháp luật được thực hiện một cách hoàn hảo – ND). Luật pháp sẽ được tuân theo, tham nhũng sẽ biến mất, và nhà nước sẽ được vận hành bởi tích lũy tư bản cho đến khi đạt tới “đẳng cấp cao nhất của sự quý phái”.
Nhưng không có sự giải thích nào là đúng hoàn toàn.
Cần nhưng chưa đủ
Những gì làm nên sự giàu có của thế giới hiện đại chắc chắn không phải là nguồn đánh cắp từ người lao động; hay vốn tích lũy được nhờ lòng nhân đạo, cũng không nhất thiết chỉ phải là những thể chế đã được tôi luyện thường xuyên tạo ra. Tất nhiên cả Tư bản và Nền pháp trị đều rất cần thiết, nhưng nhiều vấn đề khác cũng cần được quan tâm không kém.
Tư bản trở nên có hiệu quả nhờ những sáng kiến cải tiến được đưa ra bởi một anh thợ mộc hay một cậu trai đánh điện tín hoặc một thiếu niên điện toán Seattle. Như Matt Ridley đã nhắc đến trong cuốn sách của mình “ Người lạc quan thuần lý” (2010), những gì đã xảy ra hơn 200 năm qua là “những sự kết hợp của các ý tưởng”. Ý tưởng về tuyến xe lửa là sự kết hợp của động cơ hơi nước áp suất cao với những chiếc xe chạy trên đường ray tại các mỏ than. Ý tưởng về máy cắt cỏ là sự kết hợp của một động cơ chạy xăng cỡ nhỏ với một máy gặt cỡ nhỏ. Và còn nhiều nữa, qua mọi thứ có thể tưởng tượng được của các loại phát minh. Sự kết hợp giữa những ý tưởng của những người dân thường đã mang lại sự bùng nổ trong những cải tiến.
Hãy nhìn xung quanh căn phòng của bạn và chú ý đến hàng trăm sản phẩm đã từng là những sáng kiến có từ trước năm 1800: điện nước, hệ thống sưởi và làm mát trung tâm, thảm dệt máy, những cửa sổ rộng hơn bất kỳ sản phẩm nào trước đó nhờ công nghệ sản xuất kính nổi. Hoặc hãy xét đến tích lũy tư bản của bạn khi ở trường đại học, hay sức khỏe của thú cưng từ những lần tới bác sĩ thú y.
Chỉ cần những sáng kiến là đủ. Một khi chúng ta đã có ý tưởng cho đường sắt hay máy điều hòa hay các nghiên cứu hiện đại ở trường đại học, việc tìm kiếm nguồn vốn cho những việc này tương đối đơn giản vì người ta đã nhìn thấy được lợi nhuận từ các ý tưởng đó
Nếu chỉ cần tích lũy tư bản hay nền pháp trị thì Kỷ Đại Thịnh Vượng đáng lẽ đã xảy ra ở vùng Lưỡng Hà vào năm 2000 TCN, ở La Mã vào năm 100 SCN hay ở Baghdad vào năm 800. Cho đến năm 1500, và nhiều khi cho tới năm 1700, Trung Quốc vẫn là đất nước có công nghệ phát triển nhất bấy giờ. Người Trung Quốc đã phát minh ra hệ thống đập ở các kênh rạch để điều tiết dòng nước trước phương Tây cả trăm năm, và ngay cả các con kênh của họ cũng dài hơn hơn bất kỳ con kênh nào ở châu Âu. Khu vực mậu dịch tự do của Trung Quốc và nền pháp trị của họ từng bao la rộng lớn hơn Châu Âu rất nhiều, nơi bị chia rẽ bởi phân quyền cát cứ. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã không xảy ra ở Trung Quốc mà lại xảy ra ở Bắc Âu và hệ quả là cuộc [Đại phát tài] đã diễn ra đầu tiên ở đây.
Trung Quốc phát triển vượt bậc, có nền tảng xã hội chính trị vững chắc hơn phương Tây trong thời kỳ Trung Đại, nhưng đó cũng không giúp họ trở thành quê hương của Kỷ Đại Thịnh Vượng. Ảnh minh họa
Tại sao các sáng kiến lại đột ngột kết hợp với nhau tại thời điểm đó và sau đó? Tại sao tất cả mọi thứ đều bắt đầu ở Hà Lan vào những năm 1600 và sau đó là ở Anh vào khoảng năm 1700 rồi đến các thuộc địa Bắc Mỹ tới láng giềng khốn cùng của Anh Quốc là Scothland, và lần lượt đến Bỉ, miền bắc nước Pháp và vùng Rhineland?
Còn tiếp