Nguồn gốc của thịnh vượng – Kỳ 2: Thành quả của những con người tự do

Nguồn gốc của thịnh vượng – Kỳ 2: Thành quả của những con người tự do

Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? Vì sao, dù Châu Âu luôn thua thiệt so với các châu lục khác nếu so sánh về tài nguyên, nhân lực từ hàng thế kỷ trước lại là nơi bắt đầu của Kỷ Đại Thịnh Vượng?

Chỉ có thể là tự do

Câu trả lời chỉ có một, đó là hai chữ “tự do”. Con người được giải phóng và trở nên khôn ngoan. Nô lệ, nông nô, phụ nữ lệ thuộc, những con người bị đóng băng trong một hệ thống phân tầng đẳng cấp của các lãnh chúa hay các quan chức thì không thể như vậy. Sau một số tai nạn của nền chính trị châu Âu, ngày càng nhiều người dân châu Âu đã được giải phóng khỏi những giá trị đạo đức lỗi thời cố hữu. Từ cuộc cải cách tôn giáo của Luther, cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại người Tây Ban Nha sau 1568 đến tình hình rối ren ở Anh trong cuộc nội chiến những năm 1640, cho tới những cuộc cách mạng diễn ra ở Mỹ, Pháp, người dân châu Âu đã bắt đầu tin tưởng rằng dân chúng cần được giải phóng để có khoái hoạt. Chúng ta có thể gọi nó là: cuộc sống, tự do và sự mưu cầu hạnh phúc.

Tình hình chính trị rối ren tại Châu Âu đã khiến cho người dân nhận ra được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình. Ảnh minh họa: Trận chiến Marston Moor trong nội chiến Anh Quốc, 1644.

Tình hình chính trị rối ren tại Châu Âu đã khiến cho người dân nhận ra được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình, rằng họ cần phải được giải phóng. Ảnh minh họa: Trận chiến Marston Moor trong nội chiến Anh Quốc, 1644.

Một khái niệm khác bao quát hơn cũng được sử dụng, đó là [sự bình đẳng], đây là thứ không thể đạt được trong một sớm một chiều, và chưa bao giờ hoàn hảo. Chúng ta không bàn đến bình đẳng về kết quả đậm chất “Pháp” của Jean-Jacques Rousseau và Thomas Piketty. Bình đẳng ở đây đậm chất “Scottish” của David Hume và Adam Smith: bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng về phẩm giá xã hội. Nó khiến cho con người táo bạo truy cầu những lợi ích tốt hơn cho bản thân. Như Smith đã viết , bình đẳng là thứ “cho phép mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân theo cách của mình, trên cơ sở bình đẳng, tự do và công lý”.

Bên cạnh đó, một khái niệm có vẻ đáng kinh ngạc để giải thích cho sự thịnh vượng ngày nay là “chủ nghĩa tự do”, vốn có nghĩa gốc là “những gì một người tự do xứng đáng được hưởng”. Chủ nghĩa tự do là một ý tưởng mới.

Một người Anh tên Leveller Richard Rumbold khi đối diện với giá treo cổ đã khẳng định:

“Tôi chắc chắn rằng không người nào được sinh ra với dấu hiệu của Chúa cho phép người đó đứng trên người khác; không ai đi đến thế giới này với chiếc yên ngựa trên lưng, và cũng không ai có thể cưỡi lên đó và bắt anh ta chở mình đi”

Rất ít người trong đám đông tụ tập nhạo báng Rumbold đồng ý với những câu nói đó. Một thế kỉ sau, những nhà tư tưởng cấp tiến như Tome Paine và Mary Wollstonecraft đã đến với ý tưởng này. Hai thế kỉ sau, hầu như người ta đã thực hiện nó. Và Kỷ Đại Thịnh Vượng đã đến với chúng ta như thế.

Nền tự do chật vật

Không phải ai cũng vui vẻ với sự phát triển này và những ý tưởng ngay sau đó. Vào thế kỉ 18, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do như Voltaire và Benjamin Franklin đã can đảm ủng hộ tự do thương mại. Những năm 1830 và 1840, một tầng lớp trí thức phóng khoáng hơn gồm hầu hết những hậu duệ của các nhà tư sản, bắt đầu giễu cợt một cách trịch thượng vào những quyền tự do đã làm giàu cho ông cha họ và giúp họ có thể hưởng thụ những thú vui giải trí. Thế hệ này đã ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng nhà nước độc tài bạo lực để sớm đạt được những điều không tưởng.

Giới trí thức thay vì tập trung vào các quyền chính trị, lại hoài niệm về một thời Trung cổ trong tưởng tượng, tự do trong nền thương mại thô sơ, một thời vàng son phi thị trường nơi tiền thuê và hệ thống phân tầng đẳng cấp ngự trị. Một tầm nhìn bảo thủ và lãng mạn của thời xưa cũ lại phù hợp với giới chóp bu cầm quyền cánh hữu. Cuối thế kỉ 19, dưới sự ảnh hưởng của một diễn giải khoa học, các quyền con người gắn liền với học thuyết xã hội Darwin và thuyết ưu sinh[1] bị hạ thấp giá trị của tự do và nhân phẩm của người dân nhằm nâng cao sứ mệnh của quốc gia lên trên cá nhân, từ đó đề xuất chủ nghĩa thực dân, cấm vận bắt buộc và quyền năng thanh tẩy của chiến tranh.

Trong khi đó, một bộ phận trí thức cánh tả đã phát triển một ý tưởng phi tự do rằng sáng kiến không làm nên gì cả. Phe này khẳng định điều quan trọng đối với sự tiến bộ là những cơn thủy triều không ngừng của lịch sử, với sự giúp sức của các cuộc biểu tình, cuộc đình công hay cuộc cách mạng nhằm vào giai cấp tư sản ác ôn xảy ra một cách tự nhiên. Sau đó, trong chủ nghĩa xã hội châu Âu và chủ nghĩa cấp tiến Mỹ, cánh Tả đề xuất bãi bỏ quyền tự do tư sản đối với thịt, đường và thép bằng cách thu thập chúng theo quy định, thông qua các nghiệp đoàn, hoặc kế hoạch hóa tập trung hay tập thể hóa tất cả các công ty độc quyền thành một tổ chức độc quyền tối cao là Nhà nước.

Sai lầm của chủ nghĩa xã hội

Trong khi những tư tưởng này khuấy động sâu sắc giới trí thức châu Âu, tầng lớp tư sản thương mại, bị khinh thường bởi cả phe cánh tả và cánh hữu lẫn phe trung dung, đã kiến tạo nên Kỷ Đại Thịnh Vượng và thế giới hiện đại. Kỷ Đại Thịnh Vượng đã cải thiện một cách quy mô cuộc sống của chúng ta. Khi làm được điều này, nó đã chứng minh cả học thuyết xã hội Darwin và chủ nghĩa kinh tế Marxism đã sai lầm. Các chủng tộc, dân tộc, tầng lớp bị cho là thấp kém đã được chứng minh họ vốn không như thế. Giai cấp vô sản bị bóc lột không những không bị đưa vào lao khổ mà còn được làm giàu. Hóa ra người ta không cần phải chịu sự chỉ đạo từ cấp trên, và khi được khen ngợi và độc lập một mình, họ trở nên cực kì sáng tạo.

Kỷ Đại Thịnh Vượng là sự kiện kinh thiên động địa nhất kể từ khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa lịch sử hơn cả những thăng trầm của các đế quốc hay của các cuộc đấu tranh giai cấp từ trước đến nay.

Chủ nghĩa Đế quốc không làm cho nước Anh trở nên giàu có. Sự thành công của nước Mỹ không phụ thuộc vào chế độ nô lệ. Cường quyền không dẫn tới sung túc, và bóc lột không phải là động cơ của sự giàu có. Sự tiến bộ hướng tới bình đẳng kết quả kiểu Pháp đã thành công không phải nhờ vào thuế má và sự tái phân phối mà là nhờ vào những quan điểm khác nhau về sự bình đẳng của những người Scotland. Động cơ thực sự là việc mở rộng ý thức hệ của chủ nghĩa tự do cổ điển.

Kỷ Đại Thịnh Vượng đã tái khởi động lịch sử. Nó sẽ kết thúc đói nghèo. Và thực sự điều đó đã xảy ra ở một số quốc gia. Trung Quốc và Ấn Độ đã thông qua một số điều kiện tự do kinh tế, và đang bùng nổ tăng trưởng. Brazil, Nga và Nam Mỹ, những quốc gia ưu ái kinh tế kế hoạch hóa, bảo hộ mậu dịch và những sân chơi bình đẳng, hiện đang chững lại.

maduro_i_love_chavez_venezuela__dario_banegas

Thảm họa Chavism – Socialism mà Hugo Chavez để lại là một minh chứng không thể rõ ràng hơn, khi mà nền kinh tế được xây dựng theo hướng bóp chết tự do cá nhân.

Các nhà kinh tế học và sử học cánh tả, hữu và trung dung không thể giải thích về cuộc cách mạng thịnh vượng. Có thể thứ khoa học của họ cần được cải tiến, hướng tới “humanomics” một cách nghiêm túc. Humanomics không từ bỏ các giao dịch chứng khoán, nhập khẩu, hay bài toán về sự co dãn của nhu cầu, hay các thống kê phân tích hồi quy. Mà nó bổ sung thêm những nghiên cứu về từ ngữ cũng như ý nghĩa của chúng, đóng góp tuyệt vời cho sự thịnh vượng của chúng ta.

Phải thật cẩn trọng khi đưa ra những chính sách công cho cuộc cách mạng này. Như Adam Smith đã nói “sẽ là đỉnh điểm của sự ngạo mạn… khi những nhà quân chủ và cận thần của mình giả vờ bảo vệ cho kinh tế tư nhân.” Chúng ta chắc chắn có thể tự đánh thuế để giúp đỡ người nghèo. Chính Smith đã chìa bàn tay tự do cho những người lao khổ. Chủ nghĩa tự do của người Cơ đốc giáo, hay Do Thái giáo, Hồi giáo hoặc Ấn độ giáo đã nói lên điều đó.

Nhưng cần lưu ý rằng, 95% sự phát tài của những người nghèo kể từ năm 1800 không phải nhờ vào sự ban phát từ thiện mà thường là sản phẩm của một nền kinh tế hiệu quả.

Dân biểu đến từ đảng Cộng Hòa ở Kentucky Thomas Massie đã đúng khi phát biểu với tạp chí Reason năm ngoái: “Khi người ta hỏi [Thế hệ con cháu sẽ khá hơn chúng ta chứ?], tôi trả lời [Sẽ, nhưng điều đó không dựa vào các chính trị gia, mà là các kỹ sư]”

Tôi còn cho rằng, sự thịnh vượng cũng đến từ các doanh nhân mua rẻ bán hời, người thợ làm tóc nhận ra cơ hội kinh doanh cửa hàng mới, những người buôn dầu thô vui vẻ đến từ North Dakota và tất cả những ai đồng thuận với những thỏa thuận tư sản cơ bản: Hãy để tôi nắm bắt cơ hội phát triển nền kinh tế, điều đã được chứng minh trong thương mại, và tôi sẽ làm cho tất cả chúng ta trở nên giàu có.

Tiến sĩ McCloskey là một giáo sư thỉnh giảng về kinh tế, lịch sử, Anh ngữ và giao tiếp tại Đại học Illinois ở Chicago. Bài tiểu luận này được chuyển thể từ cuốn sách mới của cô “Tư bản bình đẳng: Các sáng kiến chứ không phải tư bản hay các thể chế đã làm thế giới trở nên thịnh vượng như thế nào”, xuất bản bởi Tạp San Đại học Chicago.

[1] Thuyết ưu sinh là “khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số”, thường là dân số loài người. Thuyết ưu sinh rất nổi tiếng vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Vào giữa thế kỷ 20 thuyết ưu sinh không còn phổ biến do dính dáng tới Đức Quốc xã. Cả công chúng và vài thành tố của cộng đồng khoa học đều gắn thuyết ưu sinh với những hành động lạm dụng của Phát xít như, “rửa sạch chủng tộc”, thí nghiệm trên người và tiêu diệt các nhóm dân tộc “không mong muốn”. Tuy nhiên, sự phát triển của các công nghệ gen và công nghệ nhân bản vào cuối thế kỷ 20 đã đặt ra nhiều câu hỏi về ý nghĩa của thuyết ưu sinh và vấn đề đạo đức của nó trong thời hiện đại, lại làm trỗi dậy những mối quan tâm về thuyết ưu sinh – theo Wikipedia

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.