Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
ANC, đảng Đại hội Dân tộc Phi đã lãnh đạo Nam Phi từ năm 1994 đang mất dần tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử cấp địa phương từ ngày 3/8 vừa qua. Dù là đảng của vị lãnh tụ đã dẫn dắt người dân Nam Phi thoát khỏi chế độ Apartheid, ANC đang dần mất lòng tin của nhân dân bởi những chia rẽ nội bộ và không thể đảm bảo những giá trị nguyên bản của nó.
Bầu cử cấp địa phương ảm đạm cho ANC
Cũng như nhiều quốc gia khác, bầu cử cấp địa phương ở Nam Phi ít mang tính hình thức hơn một cuộc bầu cử thử nghiệm hỗ trợ cho các đảng phái chính trị, thông qua việc tổ chức bầu cử chính quyền ở 278 thành phố. Nó có thể báo hiệu liệu kỳ bầu cử quốc gia tiếp theo vào năm 2019 sẽ là một kết quả được dự tính trước của Đại hội Dân tộc Phi cầm quyền ANC, hay là cuộc chạy đua cạnh tranh nhất lịch sử dân chủ của đất nước. Nó cũng sẽ quyết định liệu đảng ANC có giữ được một trong tám hội đồng thành phố chi phối hầu hết các thành thị ở Nam Phi hay không. Đây cũng là lý do vì sao các cuộc bầu cử địa phương thường thu hút nhiều sự quan tâm hơn kỳ bầu cử quốc gia.
Nếu các chính trị gia đối lập và giới truyền thông cùng lập trường với họ nhận định đúng thì đảng ANC đang dần thất thế. Chỉ 2 năm trước, trong kỳ bầu cử quốc gia năm 2014, số phiếu bầu cho ANC ở 3 thành phố lớn đã giảm mạnh trên dưới 50%. Tương tự, sự lạc quan của phe đối lập ngày càng được củng cố bởi hàng trăm cuộc bầu cử địa phương (được tổ chức khi các ghế ủy viên hội đồng bị trống) khi đã cho thấy sự lung lay của đảng ANC trước đảng đối lập lớn nhất của họ: Liên minh Dân chủ (DA). Sự lạc quan trở nên vô tiền khoáng hậu khi các cuộc thăm dò cho thấy đảng DA đang dẫn trước ANC ở Vịnh Nelson Mandela thuộc tỉnh Eastern Cape và ở Joburg và Tshwane thuộc Gauteng, trung tâm kinh tế của đất nước Nam Phi.
Trong bàn thắng đầu tiên này của DA, tâm điểm của sự phấn khích chỉ nằm ở 3 hoặc nhiều nhất là 4 địa bàn (một phần ba hội đồng thành phố Gauteng, đến Đông Johannesburg là mục tiêu của phe đối lập dù nó không được coi là địa bàn không thể động đến của ANC trước khi chiến dịch bầu cử diễn ra).
Đảng DA đã phần nào thành công trong những nỗ lực thu hút cử tri da đen và thoát khỏi hình ảnh của một đảng chỉ phục vụ lợi ích của cộng đồng da trắng thiểu số. Anh Zodwa Twani, một kỹ sư IT 25 tuổi khi trả lời phỏng vấn Reuteur cho hay: “Trong những lần bầu cử trước, DA còn không dám mơ đến kết quả như hôm nay. Tôi yêu ANC, nhưng bây giờ họ chỉ tập trung vào bản thân mà không phải người dân, ngài Mandela sẽ cảm thấy rất xấu hổ vì điều này”.
Sự tương phản giữa những cuộc tranh cãi nảy lửa ở các thành phố lớn và những nơi còn lại chỉ ra rằng càng nhiều cử tri gia nhập vào nền kinh tế chính thức, thì làn sóng chống lại đảng ANC càng gia tăng. Điều này phản ánh sự phát triển kinh tế- xã hội của Nam Phi kể từ năm 1994.
Theo ông Athol Trollip, ứng cử viên của DA tranh chức thị trưởng thành phố Mandela Bay: “Người dân đã phát ốm với nạn thất nghiệp, sự thất trách và tham nhũng của ANC”.
Thoát khỏi Apartheid không đồng nghĩa với việc thoát khỏi nhóm độc tài
Khi cân nhắc về một hiến pháp dân chủ, Nam Phi đã giải quyết vấn đề quyền công dân của đa số người dân bị từ chối. Nhưng nó không giải quyết được triệt để sự thống trị về kinh tế-xã hội của một nhóm thiểu số.
Nam Phi vào năm 1994 bị kiểm soát bởi một nhóm độc tài người da trắng. Nền dân chủ mở rộng cánh cửa cho một số thành viên người da đen nhưng bản chất độc tài vẫn còn đó: nền kinh tế (và những thiết chế xã hội khác) vẫn nhằm phục vụ cho thiểu số, chỉ khác là không còn rào cản về chủng tộc. Cuộc sống người dân về cơ bản không mấy được cải thiện, họ nhận thấy được các chính sách của nhà nước đa phần vẫn chỉ nhằm phục vụ các nhóm đặc quyền- mà đa số là người da trắng. Điều này đã khiến họ mất dần lòng tin vào ANC.
Bê bối của lãnh đạo đảng
Tổng thống Zuma, kiêm thủ lĩnh đảng ANC, đã từng suýt bị bỏ phiếu luận tội hồi tháng Tư bởi Tòa án Hiến pháp với khẳng định rằng ông ta đã vi phạm pháp luật vì từ chối yêu cầu hoàn trả 16 triệu USD cho ngân sách nhà nước khi đã sử dụng số tiền này để tân trang nhà riêng của mình. Ngoài ra, Zuma cũng bị chỉ trích đã quản lý kém đất nước để xảy ra nạn thất nghiệp, kinh tế trì trệ. Vị tổng thống này đã làm các nhà đầu tư choáng váng khi thay đổi Bộ trưởng Tài chính 2 lần chỉ trong 1 tuần, khiến đồng Rand giảm mạnh.
Theo các cuộc thăm dò dư luận, dù Zuma giữ được hình tượng “người đàn ông của nhân dân” ở các vùng nông thôn, nhưng những chuỗi bê bối tham nhũng đã làm hỏng danh tiếng của ông ta ở các thành phố, nơi người dân dễ dàng tiếp cận nền giáo dục và truy cập thông tin.
Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở ông Zuma, mà lại chính là đảng ANC.
Chia rẽ nội bộ
Xã hội Nam Phi trước nay vẫn bị chia rẽ giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến. Phe bảo thủ đã có cả người da đen lẫn người da trắng, nhưng phe cấp tiến hầu như chỉ gồm người da đen. Phe bảo thủ quan tâm đến sức khỏe của nền kinh tế và kiểm tra quyền hạn của chính phủ, còn phe cấp tiến bị chi phối bởi các chính trị gia bảo trợ, những người ủng hộ việc phân phát của bố thí cho những ai bị gạt khỏi thị trường cạnh tranh.
Sự chia rẽ xảy ra ngay trong nội bộ ANC, nơi các phe phái trung thành với hai đường hướng chính trị cạnh tranh lẫn nhau. Sự hỗ trợ của ANC ở các thành phố mà chủ yếu là cho tầng lớp da đen trung lưu đang gia tăng thông qua các chương trình bảo trợ đang bị xem là chỉ tạo thêm tham nhũng. Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu da đen cũng cảm thấy họ không được bình đẳng với các thành viên còn lại của phe bảo thủ , khi họ được hưởng những cơ hội mà các thế hệ người da đen đi trước bị chối bỏ nhưng vẫn gặp phải định kiến chủng tộc.
Nhiều cử tri bị thu hút về phía Đảng Các Chiến Binh Của Nền Kinh Tế Tự Do (Economic Freedom Fighters – EFF) – một đảng do cựu thủ lĩnh thanh niên của ANC vốn được xem là cánh tả nhưng đã vận động chống lại sự thống trị của người da trắng đối với các doanh nghiệp và ngành nghề. Họ nhận được sự ủng hộ của các cử tri da đen, những người thất vọng về sự bất bình đẳng ở một đất nước 54 triệu dân nơi người da đen chiếm 80% dân số nhưng nền kinh tế lại thuộc về người da trắng – vốn chỉ chiếm 8% dân số nhưng sở hữu hầu hết đất đai và doanh nghiệp.
Đó là xu hướng mà các phe phái đối lập hy vọng. Nếu chúng thành hiện thực, kết quả này sẽ khẳng định khoảng cách ngày một lớn giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến, giữa xu hướng chính trị của vùng trung tâm đô thị, vùng ngoại vi và vùng nông thôn. Vào kỳ bầu cử năm 2014, phiếu bầu cho đảng ANC đã giảm 10% ở Gauteng, khu vực siêu đô thị tập trung nhiều tầng lớp trung lưu nhất đất nước. Hiện tại, chính phủ quốc gia vốn đã thắng 2/3 số phiếu bầu trước đó, đang gặp phải rất nhiều sự thù nghịch đến từ tầng lớp trung lưu, và công luận ít dám mạo hiểm ngợi ca. Nhưng bên ngoài trung tâm thành phố, ANC vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các cuộc bầu cử và đời sống xã hội.
ANC sẽ mất bao nhiêu ảnh hưởng ở các thành phố? Sự bất mãn đối với các chính trị gia bảo trợ thể hiện rõ nét ở tầng lớp trung lưu. Cử tri ủng hộ ANC có thể hết sức thất vọng bởi những lãnh đạo hiện nay của họ, và nhiều người hướng về cội nguồn của nó và mong muốn “đảng ANC ngày trước” sẽ quay trở lại. Do chia rẽ trong nội bộ ANC, những ai từ chối nền chính trị bảo hộ tiếp tục ủng hộ phe bảo thủ vẫn được dự đoán là mạnh hơn tầng lớp thành thị và trung lưu. Những yếu tố này có thể ngăn chặn làn sóng phản đối ANC.
Tài liệu tổng hợp
South africas: local elections may augur a political shift, Steven Friedman, ngày 02 tháng 8, 2016
ANC faces losses in vote that could reshape South African politics