Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Trong buổi lễ trao giải nhân quyền quốc tế mới đây của tổ chức ABA, nhân vật chính của buổi lễ, người được trao giải vì các đóng góp cho hoạt động nhân quyền, luật sư Wang Yu người Trung Quốc đã không thể có mặt. Đây không phải là một sự lạ như những gì người ta có thể lường trước đối với các giải thưởng nhân quyền. Sự lạ là vài ngày trước lễ trao giải, chủ nhân giải thưởng, người bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ suốt hơn một năm qua, được cho là đã từ chối giải thưởng và phê phán những người trao giải cho bà.
Thay đổi chính kiến sau khi được chính quyền … bắt giữ
Thông tin Wang từ chối giải thưởng xuất hiện trong một bài phỏng vấn trên tờ Oriental Daily của Hồng Kông. Theo tờ này, Wang đã được tại ngoại sau hơn một năm bị giam giữ không xét xử, và bà dành cho Oriental Daily cuộc phỏng vấn độc quyền.
Theo bài phỏng vấn, Wang thừa nhận bà và các đồng nghiệp được các lực lượng nước ngoài huấn luyện “tấn công” và “bôi nhọ” chính quyền Trung Quốc. Họ bị nhồi nhét các giá trị về dân chủ và nhân quyền của phương Tây. “Họ đã lợi dụng gia đình tôi và tôi, bắt chúng tôi làm con tin, buộc chúng tôi phải bôi nhọ đảng và tấn công chính quyền Trung Quốc,” Oriental Daily dẫn lời Wang.
Bà Wang trog một buổi phỏng vấn vào năm 2014. Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters
Cũng theo Oriental Daily, Wang thẳng thừng bài bác giải thưởng nhân quyền mà bà mới được trao tặng. Là người dành phần lớn sự nghiệp của mình đấu tranh cho nhân quyền, nhưng Wang “không thừa nhận, không công nhận, và không chấp nhận” giải thưởng này. Những lời của Wang trong bài phỏng vấn không khỏi làm người ta nghĩ đến những lời chắc nịch được Trung Quốc nhắc đi nhắc lại: Trung Quốc “không thừa nhận, không công nhận, và không chấp nhận” phán quyết của tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.
Lời lẽ như được bê ra từ thông cáo của chính quyền, cùng sự tương đồng với nhiều màn nhận tội công khai trước đây của những người bất đồng chính kiến khác khiến người ta nghĩ ngay đến tuồng cũ đang được chính quyền Bắc Kinh diễn lại: bắt giữ và ép nhận tội công khai.
Người nước ngoài cũng “nhận tội” trước chính quyền Trung Quốc?
Wang không phải là trường hợp đầu tiên và chắc chắn sẽ không phải là trường hợp cuối cùng đưa ra những lời nhận tội phi lý, hay đi ngược lại niềm tin bấy lâu của mình.
Đầu năm nay, Gui Minhai, một công dân Thụy Điển là chủ một công ty sách ở Hồng Kông tham gia lưu hành cuốn sách liên quan đến Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping (Tập Cận Bình), đã có màn nhận tội phi lý đến khó tin trên đài truyền hình quốc gia CCTV.
Trước ống kính máy quay, Gui kể lại việc ông đang nghỉ ngơi ở Thái Lan, rồi “quyết định” rời Thái Lan về lại Trung Quốc để đối diện với những cáo buộc liên quan đến một vụ tai nạn xảy ra cả chục năm trước đó như thế nào.
Trong đoạn băng nhận tội, Gui cũng đề nghị đại sứ quán Thụy Điển không can thiệp giúp đỡ ông, và báo chí không làm om sòm mọi chuyện.
“Dù là một công dân Thụy Điển, song tôi thật sự cảm thấy mình là người Trung Quốc và cội rễ của tôi là ở Trung Quốc,” Gui nói. “Vì vậy, tôi hy vọng phía Thụy Điển tôn trọng lựa chọn, quyền và sự riêng tư cá nhân của tôi, và để tôi tự giải quyết các vấn đề riêng.”
Peter Dahlin xuất hiện để “nhận tội” trên truyền hình Trung Quốc.
Cũng trong tuần Gui lên tiếng nhận tội, Peter Dahlin, một công dân người Thụy Điển khác cũng xuất hiện trên truyền hình “xin lỗi” vì “đã gây hại cho chính quyền Trung Quốc… làm tổn thương tình cảm của người dân Trung Quốc”. Các hoạt động mà Dahlin phải nhận là gây hại không gì khác ngoài việc thúc đẩy nguyên tắc pháp quyền ở Trung Quốc. Anh là người đồng sáng lập Nhóm Hành động Trung Quốc, một tổ chức có sức mệnh đào tạo và hỗ trợ các luật sư, “giúp xã hội dân sự Trung Quốc tham gia hiệu quả vào tiến trình phát triển nguyên tắc pháp quyền.”
Phi logic và phi lý
Bất kể những đoạn phim nhận tội công khai kể trên là nỗ lực đánh lạc hướng dư luận hay nỗ lực bao biện cho hành động coi thường pháp luật của chính quyền Trung Quốc thì rõ ràng chúng đã không hiệu quả. Nói chính xác hơn, chúng tạo cảm giác phi logic và phi lý đến mức phản tác dụng. Người ta chỉ còn thấy ở đấy một vở tuồng, một mưu đồ của chính quyền và đáp lại với sự hoài nghi.
Theo William Nee, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hồng Kông, tin tức Wang Yu được tự do cần được xem xét với thái độ nghi ngờ cho đến khi bối cảnh xung quanh cuộc phỏng vấn và những điều kiện phóng thích bà được làm rõ.
“Nó khiến ta phải băn khoăn: Chuyện gì đã xảy ra với bà trong thời gian bị giam giữ và họ đã gây sức ép gì lên bà và gia đình bà để đến mức bà sẵn sàng nói ra những lời đó, những lời mà hầu như ai cũng phải đồng tình rằng bằng sẽ chẳng bao giờ nói ra?” Nee đặt câu hỏi.
Cần nhớ rằng chồng Wang Yu, ông Bao Longjun, cũng là một luật sư nhân quyền và cũng bị bắt giữ cùng vợ trong cuộc tổng bố ráp giới luật sư của chính quyền Trung Quốc năm 2015. Con trai của hai người, Bao Zhuoxuan, thì bị bắt giữ ở Malaysia và đưa về quản chế tại gia ở Trung Quốc.
Có chung quan điểm với Nee, đại diện ABA, cơ quan trao giải thưởng nhân quyền quốc tế cho Wang Yu, và những người Trung Quốc bất đồng chính kiến tham dự lễ trao giải, đều đặt dấu hỏi về độ tin cậy của thông tin trên tờ Oriental Daily. Theo họ, Wang Yu xứng đáng nhận được giải thưởng này. Những lời được cho là do Wang Yu phát biểu dù có là thật thì cũng không phải suy nghĩ thật sự của bà.
“Bà buộc phải nói ra những lời này vì áp lực và những lời đe dọa đối với gia đình mình. Tôi hy vọng trong tương lai, bà có thể bày tỏ suy nghĩ thật sự của mình,” Xia Yeliang, một nhà bất đồng chính kiến hiện đang làm việc tại Viện Cato ở Washing ton nhận định./.
Tài liệu tổng hợp