Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Hơn hai trăm năm qua, những học thuyết về quyền cơ bản, bây giờ được biết đến như là hệ thống pháp luật mang tính quy chuẩn, đã nhận ra thiên hướng của mình trong quá trình nỗ lực điên cuồng nhằm hợp pháp hóa việc sử dụng quyền lực.
—
Và tất nhiên bạo lực của các cuộc khởi nghĩa và cuộc nổi loạn không phải là “vô ý thức” hay “không có suy nghĩ”. Trò chuyện với các thanh thiếu niên nổi loạn tại Athens, bạn có thể cảm nhận được một thái độ thấu đáo, biết học hỏi và điềm tĩnh đối với sự cướp đoạt của chủ nghĩa tư bản tân tự do hay sự tàn bạo của cảnh sát. Những người chống đối này và các nhóm ‘hoodies’, vốn là dân cư thuộc các vùng di tích cổ Hy Lạp, đang làm theo đúng những gì Socrates thường căn dặn mở đầu trong những buổi dạy triết học của ông ấy. Họ đang thách thức những doxa (lẽ thường) của thời đại chúng ta, bị chìm ngập trong những suy nghĩ nghiên túc với sự dấn thân. Bạn không thể tìm thấy bất kỳ điều nào nói trên ở các nhà bình luận chuyên nghiệp thuộc các phương tiện truyền thông hay các chính trị gia phổ biến.
Tiếp theo, là thứ quyền lực duy trì luật pháp. “Bất kỳ rằng buộc pháp lý nào … cũng đều được thiết lập dựa trên bạo lực”, Jacques Derrida đã nói và học giả Robert Cover đồng ý một cách rõ ràng hơn: “Giải thích pháp luật diễn ra trong phạm vi của sự đau đớn và chết chóc”. Mối quan hệ phức tạp giữa pháp luật và quyền lực thâm nhập hầu hết các khía cạnh của các hoạt động pháp lý. Sẽ không có pháp luật, nếu pháp luật không có khả năng được thực thi, nếu không có cảnh sát, quân đội và nhà tù để trừng phạt và ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể xảy ra. Theo cách hiểu này, quyền lực và sự thực thi pháp luật bằng bạo lực là một phần trong bản chất thật sự của tính hợp pháp. Hệ thống pháp luật hiện đại ra đời giữa sư tranh chấp không hồi kết giữa giới hoàng thân quý tộc trung ương và các thủ lĩnh địa phương để khẳng định độc quyền bạo lực trên một vùng lạnh thổ nhất định, sử dụng nó không những nhằm bảo vệ đường biên giới và các nhiệm vụ mà nó tuyên bố là hợp pháp, mà còn nhằm để bảo vệ chính nền tảng của hệ thống pháp luật đó. Sự bạo lực này thường tuân theo pháp luật và hình thành nên nền tảng đi ngược lại với những điều mà sự giải thích pháp luật có thể làm được. Nó đảm bảo tính ổn định và tính thực thi của pháp luật. Có hai khía cạnh mà bạo lực thực hiện việc duy trì pháp luật.
Các phán quyết pháp lý của tòa án vừa là lời tuyên bố, vừa là hành động. Chúng được sử dụng để giải thích rõ ràng nhất mọi văn bản pháp luật và đạo luật trên thế giới. Sự tuyên án và bản án ở phần cuối của một phiên tòa hình sự là kết quả của hoạt động giải thích pháp luật của tòa án, nhưng nó cũng là quyền hạn và là căn nguyên của một loạt các hành vi bạo lực. Bị cáo bị đem đến nhà tù hoặc nơi thi hành bản án, là những hành động liên quan trực tiếp đến, hay thực sự bắt nguồn từ, sự tuyên án chính thức của tòa án. Tương tự như một hệ quả của bản án dân sự, nhiều người sẽ bị mất nhà cửa, con cái, tài sản của họ hoặc bị cưỡng bức thực hiện những hành vi đó. Bạo lực thiết lập và duy trì pháp luật không thể bị tách rời như Benjamin và Cover đã cố gắng thực hiện. Hai loại bạo lực này gắn kết liền mạch và ảnh hưởng đến nhau theo chiều hướng xấu đi, như các hành vi hiện thời của việc “bảo tồn” pháp luật hay giải thích pháp luật đều tái diễn hoặc tái lập thứ bạo lực thiết lập nên pháp luật thuở ban đầu.
Sự chuyển biến gần đây của luật học thiên về các lý thuyết thông diễn học, ký hiệu học và ngữ nghĩa học đã tập trung chủ yếu vào ngôn từ của các thẩm phán mà quên đi hiệu lực của những ngôn từ đó. Việc tìm kiếm ý nghĩa và áp đặt ý nghĩa của hoạt động xét xử có thể được phân tích dưới nhiều mặt như lý luận hay thực tiễn, theo nguyên tắc hay tùy nghi, có thể đoán trước được hay xảy ra ngẫu nhiên, được phân chia, có thể phân chia hay không giới hạn; cũng chỉ tùy theo quan điểm chính trị của các nhà phân tích. Điểm chính, nếu không xét như là một điểm chức năng duy nhất của rất nhiều bản án là nhằm hợp pháp hóa và bắt đầu những hành vi bạo lực có thể xảy ra trong quá khứ hoặc tương lai. Ngôn ngữ, hành động, đề nghị, tuyên án, các diễn đạt và hành vi thực tế luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
Sự giải thích pháp luật và các phán quyết của tòa án sẽ không bao giờ có thể hiểu một cách độc lập và thoát khỏi mọi tác động tính bạo lực. Với cách tiếp cận này, việc giải thích pháp luật là một hoạt động thiết thực, có định hướng và được thiết kế để dẫn đến các mối đe dọa và hành động có sức răn đe – thường là bạo lực. Sự bạo lực này thể hiện rõ ràng ở từng cấp độ của các hành vi pháp lý của tòa án.
Trước tiên, cấu trúc của phòng xử án và sự bố trí của quy trình xét xử đều hướng tới việc hạn chế và áp đặt thể trạng của bị cáo trong một không gian nhất định. Từ quan điểm của bên bào chữa, vẻ ngoài văn minh, công bằng nhưng cũng vô cùng mong manh của các thủ tục pháp lý lại thể hiện một sự thừa nhận của một nền tảng bạo lực lấn át được sắp xếp nhằm chống lại bên này – vốn bất lực trong việc kháng cự hay phản đối. Tương tự về phía các thẩm phán, việc giải thích pháp luật là không bao giờ ra khỏi nhu cầu chính yếu là nhằm duy trì mối liên kết với thái độ chính thống phù hợp để thi hành những quy định của luật pháp. Thật vậy, khái niệm “thực thi pháp luật” thừa nhận yếu tố vũ lực và việc sử dụng nó là trái tim sống còn đối với bất kỳ hành vi tư pháp pháp lý nào khác của tòa án. Các bản án vừa là lời tuyên bố của pháp luật và vừa là hành vi của việc kết án.
Giải thích pháp luật tiếp theo được ràng buộc, với cả những hành động mà nó gây ra và các điều kiện môi trường thống trị cần thiết nhằm tăng hiệu quả của việc thực thi các bản án. Thiếu vắng một thiết lập quy cũ bao gồm danh sách dài các tổ chức, cơ quan, nguyên tắc, quy tắc và vai trò của cảnh sát, cai tù, các giới chức phụ trách vấn đề nhập cư, các chấp hành viên, các luật sư .v.v. phán quyết của tòa án sẽ chỉ là những tuyên bố suông. Tất cả những nỗ lực nhằm hiểu các bản án pháp lý và việc ra quyết định của tòa án một cách độc quyền bằng ngôn ngữ học là luôn luôn không hoàn chỉnh. Giải thích pháp luật cần viện dẫn đến một chiều dài dày đặc các giá trị và một hế thống quy mô những nguyên tắc quyền lực. Dù các thẩm phán có làm gì đi nữa, họ vẫn phải tiếp xúc, phán quyết với sự sợ hãi, đau đớn, hay thậm chí cái chết. Bằng cách này hay cách khác, khát vọng hướng đến một hệ thống pháp luật rõ ràng và thông dụng cũng đồng thời phải trả qua con đường mập mờ và khó khăn nhằm phân biệt những người được phép ban phát bạo lực với những người gánh chịu nó nó. Các pháp quyết pháp luật sẽ dẫn đến việc người dân mất nhà cửa hay con cái của họ, phải gánh chịu hình thức tù đày hay dày vò tinh thần cùng thể giái: sự giải thích pháp luật cũng có thể dẫn đến kết quả một công dân mất đi cuộc sống của họ.
Nhưng cũng có khi bạo lực tự nằm trong bản chất của ngôn ngữ. Pháp luật có đầy đủ các dẫn chứng mà ở đó con người được xét xử bằng một ngôn ngữ hoặc một cách diễn đạt mà họ không thể hiểu. Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra với những người xin tị nạn, những người thường bị các quan chức phụ trách vấn đề nhập cư yêu cầu trình bày về trường hợp của họ và kể lại chi tiết hành động tàn bạo và sự tra tấn mà họ đã phải chịu đựng bằng thứ ngôn ngữ mà họ không thể nói được. Đối với Jean-Francois Lyotard, một hình thức bất công cao độ là những hành vi vi phạm đạo đức hay không tôn trọng sự khác biệt, trong đó những tổn thương mà nhạn nhân phải gánh chịu chịu thường đi kèm với việc bị tước đoạt các phương tiện để bày tỏ hoặc chứng minh nó. “Trong trường hợp khi nạn nhân bị tước đoạt quyền sống, hoặc tước đoạt tất cả các quyền tự do, hoặc sự tự do làm cho quan điểm hay ý tưởng của mình được công khai, hoặc chỉ đơn giản là quyền làm chứng cho những thiệt hại, hoặc thậm chí đơn giản hơn là khi những lời khai làm chứng tự nó cũng bị tước quyền … dù họ tìm cách vượt qua những rào cảo ngôn ngữ, họ lại gặp phải những tranh luận tiếp theo, liệu những tổn thất mà bạn đang nói đến có thật sự xảy ra, liệu lời khai của bạn có là lời khai giả; hoặc là chúng đã diễn ra, nhưng vì bạn vẫn đang có thể tự mình làm chứng cho sự kiện, đó không phải là một hành vi vi phạm đạo đức đã xảy ra?”
Khi một hành vi vi phạm đạo đức xảy ra, những xung đột giữa các bên không thể được quyết định một cách công bằng vì không có một quy tắc xét xử tồn tại nào có thể được áp dụng cho tất cả các lý lẽ được đưa ra. Trong những trường hợp như vậy, ngôn ngữ đã đạt đến giới hạn của nó vì không tìm được ngôn ngữ chung nào để diễn đạt cho tất cả các bên. Sự bất công bắt đầu khi người xét xử và người bị xét xử không thể chia sẻ một ngôn ngữ hoặc cách diễn đạt chung.
Điều này cũng sẽ xảy ra khi tất cả các dấu hiệu của đặc tính một con người trước pháp luật được giảm thiếu đến mức chỉ còn là những từ ngữ đăng ký đơn điệu, và vấn đề nhận thức lại bị kiểm soát bởi các thẩm phán. Thực tế tất cả sự giải thích pháp luật và bản án của tòa án phỏng đoán trước rằng những người khác, những nạn nhân của sự bất công ngôn ngữ, nhìn chung đều có khả năng ngôn ngữ – với tư cách là một động vật biết nói. Nhưng như nhà thơ Scotland Tom Leonard đã ca thán:
Những thẩm phán của họ chỉ diễn đạt với một thứ ngôn ngữ pháp lý,
Nhưng những người bị kết tội có vô vàn tiếng nói.
Các nhà tù cũng đầy tiếng nói,
Nhưng sẽ không bao giờ là ngôn ngữ của các thẩm phán.
Và những thẩm phán nói rằng:
“Không ai được đứng trên pháp luật.”
Hãy đi đến kết luận với bốn luận điểm chính về mối quan hệ giữa quyền lực, bạo lực và hệ thống quy phạm pháp luật như sau:
Luận điểm một
Sự mâu thuẫn giữa bạo lực và pháp luật đang được vẽ ra quá rõ ràng hơn thực tế. Nó cần được thay thế bằng một sự xem xét kỹ lưỡng sự kết hợp giữa bạo lực/ pháp luật, trong đó bạo lực được giao cho nhiệm vụ phục vụ pháp luật và tạo ra pháp luật trong khi pháp luật vừa sử dụng và vừa gây ra bạo lực.
Luận điểm hai
Bạo lực Nhà nước bảo vệ lợi ích thống trị và thiết lập một điểm cân bằng quyền lực nhất định, nhưng nó luôn luôn được thi hành dưới danh nghĩa của những giới hạn mang tính quy chuẩn (ngay cả khi rất trừu tượng và mơ hồ như Chúa trời, Dân tộc, Pháp luật, Hòa bình hay Nhân loại). Bạo lực duy trì kết cấu của sự thống trị là phương tiện hướng tới mục đích lý tưởng. Đây là quá trình thuộc hệ tư tưởng mang tính vượt trội.
Luận điểm ba
Quyền lực đều dẫn đến phản lực, bạo lực luật pháp sẽ bị đáp trả bởi bạo lực phản kháng và chế độ cai trị luôn tạo ra sự kháng cự.