Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Việt Nam không phải là thành viên của Quy chế Rome 1998 về Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) nên khả năng truy tố nghi phạm môi trường ở Việt Nam ra toà án này là gần như không có.
Thông tin về việc ICC sẽ thụ lý các vụ án huỷ hoại môi trường kể từ giữa tháng 9/2016 trở thành một trong những đề tài nóng trên mạng xã hội trong mấy ngày qua. Sau hơn 5 tháng kể từ khi phát hiện vụ cá chết hàng loạt liên quan đến nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, nhiều luồng dư luận yêu cầu truy tố các quan chức chính phủ và lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh ra toà hình sự Việt Nam và toà án quốc tế về tội huỷ hoại môi trường. Tuy vậy, cho đến nay vẫn không có bất kỳ tiến triển nào liên quan đến việc này.
Trong bối cảnh đó, ICC vẫn khó có thể là giải pháp. Theo Quy chế Rome 1998, chỉ có bốn khả năng đưa một vụ án môi trường ra trước ICC:
Vấn đề là, trong số 124 quốc gia thành viên của ICC hiện nay không có tên Việt Nam và Đài Loan. Điều này có nghĩa là không thể truy tố quan chức chính phủ Việt Nam và lãnh đạo Formosa ra ICC, trừ trường hợp họ có quốc tịch của một trong 124 nước kể trên.
Khả năng này gần như không tồn tại, vì cả Việt Nam và Đài Loan đều áp dụng chế độ một quốc tịch. Việt Nam chỉ công nhận chế độ song tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày 1/7/2009 mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. Vẫn có trường hợp quan chức có hai quốc tịch như cựu đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta, do vậy chỉ có thể kết luận chính xác dựa trên hồ sơ của các cá nhân có liên quan.
Hiện tại, nếu các công ty Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia hay Indonesia có gây ô nhiễm ở Việt Nam thì cũng khó có thể truy tố lãnh đạo các công ty này ra ICC được. Lý do là các quốc gia này cũng không phải thành viên ICC.
Khả năng Hội đồng Bảo An LHQ chuyển vụ việc sang ICC là rất thấp vì cơ quan này chỉ xử lý những vụ việc liên quan đến các xung đột hoặc nguy cơ dẫn đến xung đột quốc tế. Hơn nữa, nó đòi hỏi ít nhất 8/15 quốc gia thành viên hội đồng đồng ý, trong đó phải có đủ 5 thành viên thường trực (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc).
Cờ vẫn nằm trong tay chính phủ
Khả năng cuối cùng là chính phủ Việt Nam chấp thuận thẩm quyền của ICC trong vụ Formosa bằng cách gửi tuyên bố cho Chánh Lục Sự (Registrar) của ICC.
Điều này có nghĩa là Việt Nam không cần tiến hành các thủ tục ký kết và phê chuẩn Quy chế Rome 1998 về ICC, mà vẫn có thể đưa vụ Formosa ra toà án này.
Hiện nay, đã có hành lang pháp lý cho việc truy tố tội phạm môi trường ra toà án hình sự ở Việt Nam. Bộ luật Hình sự 1999 hiện hành có riêng một chương về các tội phạm môi trường. Trong đó, có các tội như gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất và nhập khẩu chất thải. Chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ các cơ quan tố tụng Việt Nam sẽ vào cuộc trong vụ Formosa, nên cũng khó có khả năng chính phủ tính đến việc đưa vụ án này ra ICC.
Việt Nam từ lâu vẫn chịu sức ép quốc tế trong việc gia nhập ICC. Trong các kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền LHQ vào các năm 2009 và 2014, Việt Nam nhận được tổng cộng 12 khuyến nghị gia nhập ICC. Pháp, Ý, Hy Lạp, Slovenia, Argentina và một số nước khác là tác giả của các khuyến nghị này.
Điều đặc biệt là Việt Nam đồng ý với tất cả các khuyến nghị liên quan đến việc phê chuẩn Quy chế Rome về ICC.
Cơ hội của xã hội dân sự
Trong cánh cửa rất hẹp của ICC, người dân, đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự, vẫn có cơ hội đưa các nghi phạm về môi trường, huỷ hoại tài nguyên và cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật ở Việt Nam ra trước toà án này.
Cơ hội đó nằm ở các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Úc và các quốc gia thành viên khác của ICC đang đầu tư ở Việt Nam.
Nếu có căn cứ chứng minh những người mang quốc tịch các quốc gia này đang gây ô nhiễm môi trường hoặc liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất và khai thác tài nguyên trái pháp luật ở Việt Nam, người dân hoàn toàn có thể báo cáo thông tin lên Trưởng Công tố của ICC.
Theo Quy chế Rome 1998, dựa trên báo cáo của các tổ chức phi chính phủ và một số cơ quan khác, Trưởng Công tố có thể đề nghị Hội đồng Dự thẩm của ICC cho phép mở một cuộc điều tra độc lập và tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo. Kết quả là lãnh đạo các doanh nghiệp đó có thể bị ICC xét xử.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, ICC chỉ thụ lý những vụ việc có mức độ nghiêm trọng cao, chứ không đủ khả năng giải quyết tất cả các vụ việc cho dù đúng thẩm quyền đi chăng nữa.
Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội dân sự cũng có thể vận động và gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để phê chuẩn Quy chế Rome 1998 theo đúng cam kết UPR của họ.