Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Khi chúng ta nói đến sự quản lý đối với các phương tiện truyền thông đại chúng (media regulation), người ta thường có những ý nghĩ hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa của thuật ngữ này.
—
Hai mặt của pháp luật trong quản lý truyền thông
Đối với một số người, nó có nghĩa là sự hạn chế độc quyền nhóm đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ thấy rằng sự điều chỉnh như là đường dẫn đến sự dân chủ hóa đối với các phương tiện truyền thông; một sự đảm bảo đối với tính đa dạng trên thực tế của các quan điểm chính trị và xã hội; một tiếng nói cho những nhóm thiểu số; và là một công cụ thiết yếu trong sự phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
Đối với những người khác, sự điều chỉnh đối với các phương tiện truyền thông đại chúng lại hoàn toàn ngược lại. Đối với họ, thuật ngữ này chỉ đơn giản là một từ mã hiệu cho hành vi giới hạn tự do ngôn luận. Họ e ngại rằng bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là bởi chính phủ, đều có thể dẫn đến việc áp đặt theo sự kiểm soát chính trị của chính phủ. Bất cứ khi nào các chính trị gia bắt đầu nói đến luật báo chí, những người này đều lo ngại mục tiêu cuối cùng của họ không gì hơn là một chế độ thiếu dân chủ.
Vì vậy, chúng ta đang đứng ở ranh giới mỏng manh. Một mặt, chúng ta muốn mở rộng sự tự do ngôn luận đến càng nhiều người, nhằm san bằng khung phát sóng, nhằm tiếp cận tới tất cả mọi người. Nhưng điều đó có gây ra khả năng hạn chế sự tự do của những người đang tồn tại trên nền tảng đó hay không? Liệu nó có tước đi của họ niềm tự do hưởng lợi từ sự thịnh hành của các sản phẩm của họ, để xây dựng sức mạnh kinh tế và chính trị mà họ có thể cần đến nhằm bảo vệ những phóng viên của họ ở tòa án và chống lại các quan chức chính phủ hay không?
Khi chúng ta nhìn vào sự quản lý đối với các phương tiện truyền thông, câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải đặt ra là, vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết chính xác là vấn đề gì?
Xã hội truyền thông đa sắc
Đó có phải là vấn đề cơ bản về kinh tế? Là các công ty truyền thông có sức chi phối quá mạnh đến nỗi các đối thủ cạnh tranh không thể thâm nhập được vào thị trường? Hay là các tập đoàn truyền thông quá hùng mạnh đến nỗi nhánh truyền thông thay thế khác – các blogger và mạng xã hội – cũng không thể bám trụ được?
Đó có phải là vấn đề cơ bản của nền dân chủ, nơi mà sự lựa chọn và những tiếng nói thiểu số không được lắng nghe?
Hoặc đó có phải là vấn đề đạo đức nghề báo? Khi các phương tiện truyền thông đang bóp méo hiện thực chính trị và xã hội? Báo chí có dần trở thành một phương tiện của những phát ngôn mang tính thù ghét? Có phải các phương tiện thông tin đưa tin về những sự kiện diễn ra nhằm mục đích lợi nhuận? Có phải báo chí và các đài phát thanh truyền hình đang chà đạp lên các quyền và sự riêng tư của công dân?
Đây là một đề tài hấp dẫn để nói đến, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ tảng băng chìm. Nhưng điều này có thể dẫn đến những quy định chung chung mà chúng đang cố gắng điều chỉnh mọi khía cạnh của các phương tiện thông tin. Và điều đó có thể gây ra những mối lo ngại tồi tệ nhất của mọi người.
Liên quan đến điều này, tất nhiên, là vấn đề ai sẽ đặt ra các quy định điều chỉnh đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó sẽ có liên quan đến những điều chỉnh mang tính pháp lý ở cấp quốc gia hay quốc tế không? Hay nó sẽ thuộc thẩm quyền của các hiệp hội báo chí và các đài phát thanh truyền hình hoạt động; Hay là có phạm vi nào cho sự phối hợp giữa tư nhân và quyền lực công?
Và khi chúng ta nói đến việc điều chỉnh các phương tiện truyền thông, chúng ta cũng phải đặt ra vấn đề là chúng ta đang cố gắng để điều chỉnh chính xác nhóm đối tượng nào. Có phải chỉ có các tờ báo lớn và các đài phát thanh đạt tới hàng triệu người xem hay là nó cũng có thể là một trăm đài phát thanh tần số ở vùng sâu vùng xa và các blogger với hàng ngàn người theo dõi? Hay là bất cứ ai viết những thông báo và gửi tin nhắn về các vấn đề công cộng trên các mạng xã hội? Câu hỏi “ai là nhà báo” hiện nay là một câu hỏi rộng hơn bao giờ hết.
Trước tiên hãy nói về sự điều chỉnh của chính phủ
Một số chính phủ dân chủ sử dụng luật báo chí để đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Chính phủ thi hành chúng một cách thận trọng.
Ở những nơi khác, chính phủ quan tâm chủ yếu đến quyền lực của họ. Trên thế giới, không thiếu những chính phủ đặt ra những quy định điều chỉnh đối với báo chí với cùng những công cụ mà họ sử dụng để thực thi ý chí của họ trong các lĩnh vực khác: quyền xử phạt, quyền tịch thu, quyền ngăn cấm, quyền bỏ tù. Đây có thể không phải là biện pháp đầu tiên mà một chính phủ có thể nghĩ tới và áp, nhưng chúng có thể vẫn hiện ra lờ mờ phía sau: khả năng cho ngừng hoạt động một số tờ báo và các đài phát thanh truyền hình và đưa các nhà báo và cả nhà xuất bản ra tòa.
Tất nhiên đó là trường hợp xấu nhất. Nhưng một câu hỏi cần đặt ra, trước khi tạo bất kỳ hệ thống pháp luật mới nào được giám sát bởi chính phủ, thì liệu rằng pháp luật hiện hành, được thực thi đúng cách, có thể xử lý được các vấn đề đang tồn tại.
Hầu hết các nước đã có luật chống phỉ báng và vu khống, kích động bạo lực, xâm phạm đời tư, gian lận và hạn chế thương mại. Những vấn đề nào còn tồn tại mà pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh? Và đâu là mức điều chỉnh tối thiểu có thể sử dụng để giải quyết chúng?
Quá nhiều lựa chọn can thiệp vào truyền thông
Giả sử vấn đề là thiếu tiếng nói thiểu số. Một chính phủ có thể tạo ra dịch vụ phát thanh truyền hình đặc biệt, như ở Úc, chính phủ mở các kênh thông tin mới mà không sử dụng các phương tiện truyền thông hiện có. Có lẽ nhu cầu nhận thức là nhằm thúc đẩy nền văn hóa dân tộc. Chính phủ các nước có thể tạo ra các luật lệ hạn chế riêng, như ở Canada, chính phủ đưa ra yêu cầu rằng các đài phát thanh truyền hình phải cho phát sóng một lượng chương trình nhất định được sản xuất tại đất nước của họ.
Đó có phải là vấn đề thiếu tin tức và việc đưa tin về các sự kiện mang tính văn hóa từ các thị trấn nhỏ? Một số chính phủ, như ở Hoa Kỳ, yêu cầu các công ty truyền hình cáp, cung cấp các kênh truyền hình và thiết bị cho các thị trấn nhỏ, nhằm giúp các nhóm cộng đồng ở đây có thể sản xuất các chương trình riêng và phục vụ chính họ.
Một hình thức điều chỉnh phổ biến ở một số nước đó là luật về “quyền biện minh” (“right of reply” laws – là quyền mà mọi người có để biện minh khi họ cảm thấy bị công luận phê phán. Ví dụ, nếu một chính khách bị phê phán bởi một tờ báo, người này có thể sử dụng ‘right of reply’ để đáp lại những chỉ trích trên chính tờ báo đó), luật này quy định rằng một người hoặc một nhóm người bị chỉ trích trên báo chí có quyền có những phản hồi đáp lại được xuất bản hoặc phát sóng. Đôi khi những phản hồi đáp lại đó phải được đặt trên cùng một trang, hoặc phát sóng trong cùng thời gian, như đúng hình thức ban đầu.
Theo quan điểm của tôi, các phương tiện thông tin nên công nhận quyền biện minh cho dù luật pháp có đòi hỏi điều đó hay không; nếu các công ty truyền tin phản đối điều này, bạn có thể hiểu lý do tại sao mọi người muốn nó được quy định trong pháp luật.
Theo tôi điều mà khi chúng ta nói về chính phủ điều chỉnh báo chí là chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi là chính phủ sẽ làm được điều gì cho báo chí. Sẽ có một hội đồng quản trị, độc lập với các chính trị gia, để thực hiện các quy tắc hay không? Sẽ có một lệnh cấm trong việc kiểm duyệt trước khi xuất bản hay không? Chính phủ sẽ hứa cấp giấy phép phát sóng một cách công bằng và nhanh chóng hay không? Nó sẽ đảm bảo sự an toàn về mặt thể chất của các nhà báo hay không – không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở trong và các khu vực nông thôn? Nó sẽ phân bổ chi phí của chính phủ một cách công bằng, không phân biệt giọng điệu chính trị của xuất bản phẩm hay không? Nó sẽ làm cho các văn bản của chính phủ có thể tiếp cận cho các phóng viên điều tra hay không? Nó sẽ bảo vệ các xuất bản phẩm khỏi sự can thiệp có động cơ thúc đẩy mang tính chính trị, chuyên quyền bởi các chính trị gia và các thẩm phán, những người muốn ngăn chặn việc xuất bản các câu chuyện hoặc những câu chuyện khác đã bị xóa khỏi các trang web hay không?./.
Còn tiếp