Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Thông tin không thống nhất giữa Bộ Công an Việt Nam và Interpol làm cho số phận của cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh trở nên bí hiểm.
Từ vinh quang đến trốn chạy
Bị can Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966), cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, chính thức bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Việt Nam (C46, Bộ Công an) khởi tố tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (theo Điều 165 Bộ luật hình sự) từ tối ngày 16/9 vừa rồi.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng (cha của ông Thanh, ông Trịnh Xuân Giới, từng giữ chức Hiệu trưởng trường Đoàn Trung ương), ông Trịnh Xuân Thanh đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam với tỷ lệ 75,28% số phiếu ủng hộ. 198.392 phiếu bầu cho ông là số phiếu cao nhất tại Hậu Giang trong cuộc bầu cử khóa rồi.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) – Hình: Báo Tuổi TrẻÔng Trịnh Xuân Thanh bắt đầu được công luận biết đến nhiều nhất từ đầu tháng 6 năm nay ngay sau cuộc bầu cử quốc hội, khi việc ông đi xe hơi Lexus cá nhân gắn biển số xanh dành cho xe công vụ được báo chí trong nước chú ý. Sau vụ việc này, con đường công danh của ông Thanh bị cuốn vào một xoáy trôn ốc theo chiều đi xuống.
Ngày 15/7, hơn 20 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định
hủy tư cách đại biểu quốc hộicủa ông Thanh. Sau đó, ông Thanh xin nghỉ phép một tháng từ ngày 3/8. Các tin đồn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo điều tra ông Thanh và ông Thanh đã trốn ra nước ngoài sau đó rộ lên trên trang mạng xã hội Facebook, đặc biệt từ một nguồn tin được nhiều người theo dõi là blogger
Người Buôn Gió(tên thật Bùi Thanh Hiếu).
Ngày 4/9 ông Thanh bất ngờ
gọi điện thoạicho một phóng viên báo Thanh Niên tại Cần Thơ để thông báo là ông đã xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam vì “
không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng bí thư“.
Ngay từ tối ngày 16/9, khi quyết định khởi tố ông Thanh được chính thức đưa ra, truyền thông trong nước đã rầm rộ đưa tin ông Thanh bị “truy nã quốc tế”, dẫn nguồn chính thức từ cơ quan điều tra, Tuy nhiên, những trang tin lớn như VnExpress, Zing và Vietnamnet đều không giải thích cụ thể “truy nã quốc tế” nghĩa là gì.
Theo
giải thíchcủa luật sư Nguyễn Anh Thơm trên báo điện tử VnMedia, quy trình của việc truy nã quốc tế này có thể là:
“…Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh nếu có căn cứ xác định ông Thanh đã bỏ trốn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì sẽ gửi Lệnh truy nã này đến Văn phòng Interpol Việt Nam (C55) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Đây là cơ quan đầu mối trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của Lực lượng Cảnh sát Việt Nam với Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL). Văn phòng Interpol Việt Nam sẽ đề nghị Ban Tổng thư ký tổ chức Interpol ra quyết định truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh…”
Hiện nay có dấu hiệu là quy trình nói trên vẫn chưa được hoàn tất, không rõ lý do.
Interpol vẫn chưa đăng truy nã
Truy cập vào
trang mạng đăng danh sách các cá nhân đang bị truy nãcủa Interpol vào lúc 11h30 tối giờ Việt Nam ngày 20/9, có thể thấy là trong danh sách này chưa có tên Trịnh Xuân Thanh. Đăng nhập tên họ Trịnh và kiểm tra toàn bộ danh sách các cá nhân đang bị chính phủ Việt Nam truy nã trên trang này đều không có kết quả Trịnh Xuân Thanh.
Dĩ nhiên là có thể giải thích sự thiếu vắng này một cách giản đơn là vì các cơ quan chức năng vẫn đang làm việc, như phóng viên Minh Đức của báo Tiền Phong
cho biết:
“…Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế – Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này. Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh…”
Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử “truy nã quốc tế” gần đây của ngành công an Việt Nam, có một tiền lệ làm dấy lên nghi ngờ: trường hợp Trịnh Văn Thảo.
Truy nã Trịnh Văn Thảo
Ông Trịnh Văn Thảo từng là giám đốc của Công ty CP Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME), công ty có chủ sở hữu 100% vốn là Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC ), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phóng viên Thái Sơn trên báo Thanh Niên
cho biếttrong giai đoạn 2009 – 2012, dưới sự lãnh đạo của ông Thảo, PVC-ME đã “thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng”. Khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành điều tra PVC-ME vào tháng 7/2012, ông Thảo bất ngờ đi Mỹ và từ đó không trở lại. Cơ quan điều tra Việt Nam
tiết lộcho báo chí trong nước việc họ đang “truy nã quốc tế” ông Thảo từ đầu năm 2014.
Ông Trịnh Văn Thảo – Hình: Báo Lao ĐộngTới tháng 11/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố ông Thảo cùng 14 bị can khác trong vụ án “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC-ME. Ông Thảo được xác định trong cáo trạng là kẻ chủ mưu, cầm đầu tổ chức hành vi phạm tội.
Tháng 8/2015, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội
mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ ánPVC-ME chỉ với 14 bị can và sự vắng mặt của ông Thảo. Bản án cao nhất được phiên tòa này đưa ra là 15 năm tù. Ông Thảo vẫn tiếp tục bị truy nã để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều kỳ lạ là khi truy cập vào trang danh sách truy nã hiện nay của Interpol, không thể tìm thấy tên của ông Trịnh Văn Thảo, cho dù kiểm tra lại nội dung báo chí trong nước những ngày gần đây nhất thì ông Thảo vẫn chưa hề được xác nhận là đã bị bắt.
Việc này đặt ra một câu hỏi cần trả lời về thực tế hoạt động của quy trình “truy nã quốc tế” của cơ quan công an Việt Nam.
Sơ sót về cập nhật dữ liệu hay còn có nguyên nhân nào?
Kiểm tra danh sách toàn bộ 160 cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang truy nã trên trang Interpol, có thể thấy một nhân vật khá quen thuộc cũng bị cáo buộc tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” giống Trịnh Xuân Thanh và Trịnh Văn Thảo: Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashin Lines).
Giang Kim Đạt hiện vẫn bị Interpol
đăng truy nãtrong khi theo trang tin Truyền hình Công an Nhân dân, ông Đạt đã
bị bắtngày 7/7/2015 sau 5 năm trốn chạy. Ông Giang Kim Đạt theo thông tin trên trang Interpol bị truy nã từ năm 2010, như vậy là bị truy nã quốc tế trước cả ông Trịnh Văn Thảo.
Phần đăng tin truy nã Giang Kim Đạt trên trang Interpol – Cập nhật lúc 11h30 tối giờ VNNhư vậy, có thể thấy việc cập nhật danh sách truy nã giữa hai phía công an Việt Nam và Interpol không phải thật sự nhanh chóng và kịp thời.
Theo đó, việc Trịnh Xuân Thanh chưa bị đăng truy nã có thể được giải thích là do nguyên nhân khách quan, các cơ quan chức trách cần thời gian hoàn thành thủ tục giấy tờ, chưa tới bước nhập dữ liệu, đăng hình lên trang web của Interpol, hay là bản thân những người quản trị trang web của Interpol sơ sót.
Nhưng trường hợp Trịnh Văn Thảo không có trong danh sách thì lại là một bí ẩn vì không có thông tin về việc ông Thảo bị bắt trên truyền thông Việt Nam.
Nếu không có sai sót từ một trong hai phía Interpol và công an Việt Nam thì phải chăng ông Trịnh Văn Thảo đã bị bắt nhưng thông tin này được giữ bí mật cho công tác điều tra? Hay giữa Interpol và công an Việt Nam có quy chế đặc biệt cho phép họ truy nã quốc tế một cách bí mật, và ông Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ bị truy nã quốc tế một cách bí mật như vậy?