Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 4: Sự mất tích của “nhị nguyên”

Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 4: Sự mất tích của “nhị nguyên”
  1. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 1: Công cụ “giữ xuồng” của chính quyền
  2. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 2: Hai đối tượng mục tiêu
  3. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 3: Bài toán Internet, Khó hay dễ?

Trong xã hội dân chủ, truyền thông mở là mạch máu của xã hội dân sự và các nguồn đối lập. Nhưng ở nơi mà chính phủ thống trị, truyền thông do nhà nước kiểm soát chắc chắn luôn tìm cách cô lập các tổ chức xã hội dân sự khỏi xã hội trên diện rộng, với ý định ngăn chặn bất kỳ sự phối hợp chính trị nào giữa người đi trước và kẻ đi sau. Cho đến cùng, truyền thông nhà nước cố gắng khiến cho người dân không tin tưởng vào bất kỳ khái niệm nào về sự thay thế chế độ hiện hành. Truyền thông tấn công một cách phi chính thức vào xã hội dân sự và phe đối lập, mở đường cho các biện pháp đàn áp khác nhằm vào họ. Ví dụ, một chính quyền độc tài muốn kết tội một thủ lĩnh xã hội dân sự cho một tội danh hình sự gượng ép, sẽ luôn “làm suy yếu mục tiêu” bằng cách làm xấu hình ảnh của người thủ lĩnh đó trên truyền thông.

Truyền thông nhà nước thường buộc tội những nhà bất đồng chính kiến rằng họ muốn gây ra sự hỗn loạn, một cáo buộc có thể gây gây những phản ứng bất bình trong xã hội, đặc biệt khi người dân đã phải trải qua một lịch sử bất ổn chính trị. Những nhà phê bình, bất đồng chính kiến thậm chí có thể bị tô vẽ như những công cụ có chủ đích hoặc vô ý thức của phương Tây, mánh lới phổ biến ở Trung Quốc, Zimbabwe, Azerbaijan, và Nga. Các hãng tin quốc tế như BBC, Đài Âu châu Tự do, và Đài Á châu Tự do thường hay bị chặn, từ đó tước đi những kênh quan trọng để xã hội dân sự có thể nhận thông tin độc lập và giao tiếp với khán giả trong nước.

Nga – mối liên kết tư duy

Và như một quy luật, người phát ngôn của phe đối lập không bao giờ được tiếp cận trực tiếp với khán giả của truyền thông nhà nước. Truyền hình quốc gia Nga, cụ thể là kênh NTV network, đã nhiều lần cho phát sóng toàn quốc những chương trình gây xôn xao dư luận, ám chỉ rằng những nhà hoạt động nhân quyền và những nhà cải cách đang hoạt động cho những nhóm lợi ích bên ngoài, nếu không thì cũng tìm cách gây hại đến nước Nga. Trong số những chương trình được phát sóng có “Phân tích một cuộc biểu tình”, một phim tài liệu có chủ đích được thực hiện vào năm 2012 nhằm làm suy yếu các cuộc biểu tình nổ ra ở Moscow và các thành phố khác sau cuộc bầu cử quốc hội và Tổng thống. Truyền thông nhà nước đã tìm cách bôi nhọ những người như Navalny và Magnitsky như những cá nhân tham nhũng (Magnisky vẫn tiếp tục bị bêu xấu sau khi đã chết trong tù) kể cả khi những con người này cố gắng đưa những quan chức sai phạm ra ngoài ánh sáng. Bài học cho bất kỳ ai có thể nghĩ đến việc làm theo họ hiện rõ ngay trước mắt.

Phải chăng những đối xử xấu xí như vậy được ra lệnh trực tiếp từ cấp trên? Rất có thể là không, nếu chỉ vì họ không cần một mệnh lệnh công khai nào. Truyền thông nhà nước, như đoàn tùy tùng của Henry II, không ngừng sẵn sàng tấn công bất kỳ Thomas Beckets cấp tiến nào và thậm chí có thể không cần nghe gần như ngay tức khắc câu nói: “Sẽ không ai sẽ giải thoát tôi khỏi tên tu sĩ lăng xăng này hay sao?” từ miệng của kẻ quyền lực. Hiện nay ở Nga và những nước tương tự, chế độ có thể xem tự kiểm duyệt là phương thức kiểm duyệt tốt nhất, và những cuộc tấn công “tự phát” các nhà phê bình là sự tấn công tốt nhất. Trong các vụ việc trước đây, tinh thần kiểm duyệt nhà nước đã được tiếp thu và ở các trường hợp sau những gì mà các vị chóp bu cần là không bao giờ nhấc một ngón tay để buộc tội ai hay thốt ra một lời kết tội nào, những gì họ muốn làm được hiểu ngầm và không cần phải thảo luận.

Opposition leader Boris Nemtsov attends a rally in central Moscow, April 6, 2013. Protesters demanded the release of anti-government activists detained at Moscow's Bolotnaya Square on May 6, 2012, the eve of Putin's inauguration. REUTERS/Sergei Karpukhin (RUSSIA - Tags: POLITICS CIVIL UNREST) - RTXYANV

Một trong những thủ lĩnh đối lập danh tiếng nhất nước Nga – Boris Nemtsov trong một cuộc tuần hành tại Moscow ngày 6 tháng 4 năm 2013. Ông có lịch sử hoạt động chính trị và quản lý nhà nước đáng ghi nhận, nhưng gần như bị “mất tích” trên mọi phương tiện truyền thông. Ông bị ám sát vào ngày 27 tháng 2 năm 2015. Ảnh: REUTERS/Sergei Karpukhin

Các show truyền hình công vụ trên những kênh truyền hình chính như Channel One, Rossiya và NTV cho thấy một vỏ bọc đáng tin cậy của các chuyên gia được nhà nước cho phép lên sóng. Những gương mặt đối lập, nhà hoạt động và nhà phê bình xã hội hiếm khi được mời xuất hiện. Một số ít nhà hoạt động, trong đó có thủ lĩnh phe đối lập Boris Nemtsov và Lyudmila Alexeyeva, được biết đến vì sự nghiệp công của họ bắt đầu từ trước kỉ nguyên Putin. Thế nhưng không ai trong số họ gây được nhiều ảnh hưởng tới công chúng Nga, bởi vì họ đã bị “ra rìa” quá lâu trên các phương tiện truyền thông. Các nhà hoạt động trẻ tuổi thì vẫn đang bị cách ly khỏi những chương trình truyền hình phổ thông. Phát biểu trên sóng phát thanh Ekho Moskvy vào ngày 22 tháng 5 năm 2013, cựu cán bộ tuyên giáo Soviet Vladimir Ryzhkov, người hiện là chủ trì của talk show hàng đầu trên kênh truyền hình nhà nước Channel One, thừa nhận rằng  “có một cơ số người…mà tôi biết rằng tôi không thể mời xuất hiện trên sóng truyền hình”. Trong số đó, ông đã liệt kê thủ lĩnh phe đối lập Nemtsov, Navalny và Vladimir Ryzhkov. Truyền thông dưới sự kiểm soát của nhà nước tạo ra những chướng ngại cao chót vót khiến xã hội dân sự và những nhóm đối lập tự cảm thấy quá khó khăn để vượt qua khi họ cố gắng tiếp cận khán giả đại chúng để mang đến cái nhìn khác về sự cai trị và đời sống chính trị.

Trung Quốc – Điểm mặt chỉ tay

Ở Trung Quốc chúng ta lại có một biện pháp chặt chẽ hơn, tất cả những tiêu điểm của các tờ báo lớn và đài truyền hình đều phải được đăng ký với nhà nước hoặc ĐCSTQ, và vẫn phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước (quan trọng nhất là Ban tuyên giáo) có thẩm quyền chỉ đạo biên tập. Khi bàn đến những vấn đề nhạy cảm như tình hình Tây Tạng, chỉ có những bình luận viên thân chế độ mới được lên sóng.

Quyền lực mà chính quyền nắm giữ thông qua biên tập nội dung thể hiện rõ nét qua vụ Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba). Là một văn sĩ trí thức bị bỏ tù vì đã kiên quyết đấu tranh chống lại sự thống trị độc đảng, ông Liu ít được biết đến ngoài những nhóm ít ỏi các nhà hoạt động và chuyên gia Trung Quốc. Rất ít người ngoài Trung Hoa lục địa từng nghe đến tên tuổi của ông. Nhưng điều đó đã thay đổi vào ngày 8 tháng 10 năm 2010, khi Ủy ban Nobel ở Oslo công bố Liu được trao giải Nobel Hòa bình vì đã “đấu tranh bất bạo động lâu dài cho các quyền con người cơ bản ở Trung Quốc”. Ngay sau đó, thời sự thế giới đầy “tít” bài ca ngợi sự dũng cảm này, người đàn ông bất đồng chính kiến ôn hòa đã bị ném vào nhà tù Trung Quốc chỉ vì nói lên suy nghĩ của mình và bênh vực cho những điều mà công dân các nước dân chủ được hưởng và thừa nhận hoàn toàn.

sdgsd

Một năm trước đó, ông Liu đã bị buộc tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”, một điều luật trong bộ luật hình sự thường được sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích tính ưu việt của ĐCSTQ. Hành vi phạm tội này được cho là bởi ông Liu đã tham gia soạn thảo và lưu hành bản Hiến chương 08 tuyên ngôn ủng hộ dân chủ. Thế giới rộng lớn ngoài kia có thể tán dương những cố gắng của Liu và dấy lên những cam kết về những nguyên tắc theo hướng nhân đạo hơn, cao cấp hơn, nhưng khán giả truyền hình Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ biết được điều đó. Chỉ có cộng đồng mạng ở Trung Quốc mới có thể trốn tránh sự kiểm duyệt để biết tin tức về người Trung Quốc đầu tiên nhận giải Nobel Hòa bình./.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.