Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
—
Để bắt đầu một công việc trong lĩnh vực Nhân quyền, ngoài những kiến thức trên ghế giảng đường, bạn cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể nắm bắt cơ hội và làm việc hiệu quả. Bài viết được lược dịch từ buổi chia sẻ kinh nghiệm của 5 chuyên gia trong lĩnh vực nhân quyền gồm:
Các chuyên gia trong buổi chia sẻ kinh nghiệm.
1. Trau dồi khả năng nghiên cứu và viết lách
Đừng “nằm chờ sung rụng” những cơ hội phát triển khả năng nghiên cứu và viết lách mà hãy tự mình hoàn thiện chúng. Hãy tận dụng khoảng thời gian còn đi học của bạn để trau dồi những khả năng này. Bởi thời gian trên ghế giảng đường là thời điểm tốt nhất để học cách tiếp cận văn bản, tìm kiếm sai sót, hiểu lầm, và cân nhắc những gì mình sẽ viết.
Ngoài ra; thực hành thông qua các cuộc phỏng vấn, không chỉ với những người sống sót, những nạn nhân, mà còn với các luật sư, nhà hoạt động hay quan chức chính phủ; sẽ giúp nâng cao khả năng xác định những gì bạn muốn đạt được từ một phỏng vấn nghiên cứu, và làm thế nào để đạt được chúng.
Đặc biệt, hãy liên hệ với nhiều giáo sư và học giả khác nhau để học hỏi cách tư duy của họ, cũng như khám phá các lĩnh vực có khả năng thực hiện và những nghiên cứu chuyên sâu. Có những bước chuẩn bị như vậy sẽ giúp bạn có một khởi đầu tuyệt vời trong lĩnh vực nhân quyền nói riêng và những lĩnh vực hoạt động xã hội khác nói chung.
2. Trở nên quen thuộc với Luật Nhân quyền Quốc tế và hệ thống khung pháp lý quốc gia
Nhiều vị trí nghiên cứu về nhân quyền hay hoạt động xã hội đòi hỏi bạn phải nắm rõ không chỉ khuôn khổ pháp lý nhân quyền quốc tế, mà còn cả pháp luật và chính sách của quốc gia mà bạn mong muốn hoạt động. Kiến thức sâu rộng về pháp luật quốc tế, cơ quan của LHQ, và các hệ thống trong khu vực vẫn rất quan trọng ngay cả với sinh viên ngoài ngành luật; dù bạn muốn giải quyết vấn đề người tỵ nạn, quyền phụ nữ, vấn đề tư pháp hình sự, an ninh quốc gia hay những vấn đề khác.
3. Hiểu biết về kỹ thuật
Việc biết cách sử dụng cơ sở dữ liệu nghiên cứu, cơ sở dữ liệu tài chính, Excel, công cụ tìm kiếm học thuật và những phần mềm khác là rất cần thiết.
Đối với những vị trí tập sự (entry-level), những khả năng này đi đôi với kỹ năng quản lý sẽ làm cho đơn ứng tuyển của bạn cực kỳ có triển vọng. Quen thuộc với những phần mềm thích hợp là một lợi thế khi ứng tuyển vào các tổ chức đang muốn tìm kiếm những cá nhân mà họ chỉ cần đào tạo tối thiểu, và có thể làm việc ngay.
4. Tinh thông các thuật ngữ nhân quyền và có thể đưa ra những lập luận kinh tế
Là một người ủng hộ nhân quyền, bạn cần có khả năng nói chuyện với nhiều đối tượng người nghe từ các cộng đồng địa phương tới quan chức chính phủ. Bạn cần phải nắm chắc các thuật ngữ về nhân quyền (vd: quyền tiếp cận cơ bản) để giúp những khán giả khác hiểu rõ hơn, và để đọc, viết các đề xuất tài trợ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, khả năng xây dựng lập luận kinh tế hiểu quả cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động tuyên truyền vận động của bạn, giúp sàng lọc ý tưởng phù hợp nhất để phác thảo những chính sách kinh tế – xã hội thực tiễn để thực hiện.
5. Nắm được thuận lợi và hạn chế của nhóm quy định về NGO và hệ thống LHQ
LHQ có thể tiếp cận nhánh quyền lực ngoại giao ở phạm vi rất rộng. Vai trò cơ bản của LHQ là hỗ trợ các tổ chức sở tại và giúp họ thực hiện công việc. Đôi khi điều này có thể gây khó chịu, nhưng với chức năng là một cơ quan ngoại giao, cũng có nghĩa là đối với những vấn đề chính trị nhạy cảm thường hạn chế khả năng LHQ đưa ra các bài phát biểu có tính trực tiếp chống đối trên truyền thông hay tổ chức các chiến dịch mang tính cách mạng.
5. Tiến hành tìm kiếm thông tin
Lĩnh vực nhân quyền rất rộng lớn. Tiến hành phỏng vấn thông tin để cảm nhận tốt hơn về các công việc và tổ chức khác nhau. Cần biết chính xác những yêu cầu đối với các vị trí đặc trưng trước khi bắt tay vào quy trình đăng ký và tuyển chọn.
6. Tận dụng mạng lưới quan hệ của bản thân
Hãy tận dụng triệt để mạng lưới quan hệ bạn bè, thầy cô, giáo sư và các cựu sinh viên của bạn. Sử dụng hồ sơ LinkedIn một cách hiệu quả, và tạo các liên hệ trong lĩnh vực bạn quan tâm.
Bằng cách giữ quan hệ với các giám sát viên và người hướng dẫn từ trước đến nay và sẽ ngày một tăng của bạn, bạn có thể tạo lập và duy trì những mối quan hệ có thể giúp ích cho mình nhiều trong những chặng đường trước mắt.
8. Tạo dấu ấn cá nhân
Hãy tự hỏi bản thân: Bạn muốn gì ở công việc này? Bạn cần thể hiện và nhấn mạnh những kỹ năng nào?
Bạn nên bắt đầu nghiên cứu và ứng tuyển công việc nhiều tháng trước khi tốt nghiệp. Giữ một bảng số liệu với những vị trí cần tuyển, tỷ lệ được tiếp nhận, và những dữ liệu khác về các tổ chức sẽ giúp bạn quyết định tổ chức nào sẽ là mục tiêu tiếp theo, làm cách nào để tiếp cận họ và quan trọng nhất là làm thế nào để tạo dấu ấn cá nhân với những kỹ năng cần thiết triển lộ trong sơ yếu lí lịch. Điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm được công việc phù hợp với kinh nghiệm làm việc trước đây của mình.
9. Hãy nộp đơn ngay
Đừng chờ đợi cho đến khi hồ sơ ứng tuyển của bạn trở nên hoàn hảo. Đồng thời hãy chú ý các deadline./.