Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Không quá sớm để tuyên bố rằng chủ nghĩa Bolivar đã chết.
Nó là một sự thất bại toàn diện, và trên thực tế nó không gì khác hơn là bóng ma của phong trào dân tuý đã làm hại Châu Mỹ Latin suốt nhiều thế hệ. Hugo Chavez chính là người phải chịu trách nhiệm cho những hệ luỵ mà ông đã gây ra cho dân tộc của ông.
Ảnh: The Huffington Post.
Kỳ 1: “Mặt trời chân lý” từ tủ sách phiến quân
Kỳ 2: Tiếm quyền hợp pháp và khởi đầu như mơ
Kỳ 3: Căn Bệnh Hòa Lan
Kỳ 4: Nền dân chủ “ngụy biện”
Trớ trêu thay, Chavez đã chết trên đỉnh cao của danh vọng và trước khi cái tai ương ông gieo rắc thực sự xuất hiện.
Một độc giả của Luật Khoa có đặt câu hỏi rằng: Rốt cuộc Chavez là một thằng ngu hay một thằng đểu?
Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Nhưng theo tác giả, Hugo Chavez trước hết là một nhà yêu nước. Ông thực sự đã muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho tổ quốc mình. Rất khó để kết án một người đàn ông dành cả đời đấu tranh cho cái ông tin là công bằng xã hội, xoá đói nghèo, mở rộng dân chủ… là một kẻ phản quốc, độc tài.
Tuy nhiên, cái sai của Hugo Chavez đó là ông đã bám lấy ngai vàng quá lâu để rốt cuộc từ một nhà yêu nước, ông đã biến thành một kẻ độc tài không hơn không kém. Đây là bài học kinh điển nhiều người mắc phải. Quyền lực chính là tha hoá. Quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối.
Bài học mà Chavez để lại không chỉ dành riêng cho dân tộc Venezuela mà còn là cho cả thế giới. Đó chính là bài học về “căn bệnh Hoà Lan” có thể giết chết bất kỳ một nền kinh tế nào. Nhưng trên hết, đó là sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tuý.
Chủ nghĩa dân tuý nguy hiểm vì nó dựa trên nền tảng sự ủng hộ của số đông, nó khiến cho nhà lãnh đạo chạy theo những ham muốn của đám đông mà bỏ qua phán xét lý tính.
Nó dựa trên nền tảng rằng người dân là trụ cột của quyền lực. Nhưng thực chất, một nhà lãnh đạo dân tuý lại chỉ coi dân chúng là cái đai an toàn cho quyền lực của ông ta. Bề ngoài, ông ta có thể xem người dân là lẽ sống của mình và ra sức phụng sự người dân – nhưng bên trong, ông tồn tại được chính nhờ sự tung hô, sự thần thánh hoá mà số đông ban cho ông.
Một nền dân chủ rất khác với một chế độ độc tài giả danh dân chủ. Trong chế độ độc tài giả danh dân chủ, nhà lãnh đạo coi người dân là gia thần của mình và tự cho mình nhiệm vụ đem lại cuộc sống ấm no cho họ. Bất kỳ sự chống đối nào cũng bị đàn áp nhân danh sự ổn định, ấm no mà nhà độc tài đang kiến tạo cho người dân. Đó là một sự ru ngủ nguy hiểm.
Nền dân chủ đúng nghĩa coi người dân là ông chủ, là đối tác của nhà nước. Lãnh đạo dân chủ hiểu rằng họ đứng ở vị trí tổng thống chẳng qua vì dân chúng muốn họ thay mọi người quản lý xã hội để dân chúng yên ổn làm ăn. Sự thịnh vượng của dân chúng không do lãnh đạo kiến tạo mà chính là do nỗ lực của từng cá nhân. Lãnh đạo trong một nền dân chủ chỉ là viên trọng tài, người bảo vệ khi có những tai ương, tranh chấp xảy ra.
Nói cách khác, lãnh đạo độc tài là kẻ quyền lực nhất và tự coi mình là người giỏi nhất. Lãnh đạo dân chủ tự coi mình là người làm thuê cho dân chúng.
Hugo Chavez có lẽ không hiểu được điều đó, một phần vì xuất thân quân nhân của ông, nơi mà vị trí tướng lĩnh chịu rất nhiều trách nhiệm và thường là kẻ có nhiều quyền lực. Ông tạo ra một chế độ mà ở đó ông là vị cha già của dân tộc và người dân chỉ việc an hưởng thái bình. Đó là điều đáng tiếc.
Một diễn ngôn phản dân chủ kêu gọi rằng nền dân chủ chưa chắc đem lại thịnh vượng cho quốc gia. Không hề sai. Thịnh vượng quốc gia chỉ có thể được kiến tạo bằng một xã hội có học thức và có hiểu biết. Hiểu biết ở đây chính là hiểu biết về quyền con người, về quản trị quốc gia, về cách mà mọi người có thể chung sống hài hoà, cùng nhau phát triển. Khi đó, nền dân chủ vô tình sẽ trở thành lựa chọn của một xã hội có học thức.
Những quốc gia như Venezuela thường tìm kiếm một mô hình, một thứ công thức có thể đưa quốc gia của mình một đêm hoá rồng. Họ có thể sao chép cả những tấm gương thành công, có thể kêu gọi sự đi tắt đón đầu, ào ạt lao theo cuộc đua kiếm tiền và tin rằng vật chất sẽ quyết định được ý thức và phát triển. Không điều gì có thể ngộ nhận hơn thế.
Nước mạnh hay không là ở dân, chứ không phải ở mô hình. Dân giàu chưa chắc nước đã mạnh, nhưng dân có học, có hiểu biết thì chắc chắn nước sẽ mạnh. Chủ nghĩa Bolivar thất bại chính là vì Hugo Chavez không hiểu được chân lý đơn giản đó.
Và nếu các quốc gia khác vẫn không thể hiểu được chân lý đó, thì sự thất bại là điều hiển nhiên.