Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Những nhà báo “yêu nước”
Một trong những trận địa chính của chiến dịch tư tưởng của Tập Cận Bình tại Trung Quốc là giáo dục đại học. Chương trình giảng dạy và bài phát biểu tại các trường đại học Trung Quốc từ trước đến nay luôn được kiểm soát chặt chẽ, nhưng theo thời gian nhiều sinh viên và giáo viên đã có những tác động ngược trở lại đối với các giới hạn. Khi sự tác động ngược như vậy đã tạo chỗ cho việc biểu đạt tự do hơn trong suốt hai thời kỳ cầm quyền của các cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, các cơ quan tuyên truyền dưới thời Tập Cận Bình đẩy mạnh việc áp đặt một “sự cải cách” trong giáo dục đại học. Khuôn khổ các trường học được cho là nơi để minh họa cho sự đồng nhất trong tư tưởng và suy nghĩ, không phải tính đa dạng.
Các chiến dịch cải cách bắt đầu vào ngày 13 tháng 11 2014, khi các biên tập viên của ĐCSTQ điều hành tờ Liaoning Daily (Liêu Ninh Nhật Báo), một tờ báo thuộc phía đông bắc, đã công bố một bức thư ngỏ cáo buộc các giáo viên đại học trên cả nước đã quá lỏng lẻo về tư tưởng và “tiêu cực” thái quá về đất nước Trung Quốc. Các biên tập viên cho rằng câu chuyện xuất phát từ một bài báo cộng tác mà họ nhận được từ một sinh viên được nhận vào tham quan và hoàn thành bản báo cáo của cô tại tòa soạn. Trong đó, cô đã yêu cầu độc giả bình luận về câu hỏi “Trung Quốc cần được thảo luận như thế nào trong các lớp học đại học?” Sinh viên nhận định trong báo cáo rằng cô thường nghe những “điều xấu” về Trung Quốc trong các khóa học của mình, và các giáo viên của cô ấy liên tục sử dụng Cộng hòa nhân dân Trung Quốc như là một ví dụ tiêu cực.
Một ấn phẩm của tờ Liêu Ninh Nhật Báo.
Nhanh chóng, các phóng viên của tờ báo được chuyển đến hai mươi trường đại học tọa lạc tại năm thành phố. Trong hai tuần dự thính, kiểm tra bài giảng, bài ghi của sinh viên, họ cho rằng có quá nhiều giáo viên phê phán xã hội và Đảng Cộng sản Trung Quốc và đề cao những lý tưởng phương Tây. Tờ báo tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát bằng các công cụ truyền thông mạng và đưa ra kết quả ghi nhận có đến 80% sinh viên đại học tiếp cận với nhiều giáo viên – đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật, quản trị công, kinh tế, triết học và khoa học xã hội – “thích mọi sự phàn nàn được lên sóng” và “bôi nhọ” danh tiếng của Trung Quốc. Hiện tượng “tỏ ra khinh bỉ Trung Quốc” là có thật và đáng lo ngại, các biên tập viên kết luận. Cuối cùng, họ mục mực khẳng định các trường đại học chưa có “ba đồng nhất” trong các lớp học đại học: đồng nhất lý thuyết với lịch sử và hệ tư tưởng Đảng cộng sản Trung Quốc; đồng nhất chính trị với Đảng cộng sản Trung Quốc; và sự đồng nhất cảm xúc với ĐCSTQ và các chính sách của nó.
Nhiều nhà bình luận Trung Quốc tỏ ra quan ngại trước bài viết sặc mùi chuyên chính trên tờ Liêu Ninh Nhật Báo; xâm phạm nguy hiểm về quyền tự do học thuật vốn đã bị đe dọa nghiêm trọng từ trước đến nay. Nhưng Tập Cận Bình có vẻ rất tâm đắc với các phòng viên tờ Liêu Ninh.
Tập Cận Bình ra tay: “Ba đồng nhất; Hai tăng cường”
Được cân nhắc tại đại hội Đảng về giáo dục đại học trong tháng 12 năm 2014, ông kêu gọi “sự hoạt động tích cực” và một “thái độ rạng rỡ” đối với Đảng cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, kêu gọi Đảng biến các trường đại học thành cái nôi của những nghiên cứu về chủ nghĩa Mác. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước lưu hành một bản tóm tắt các bài phát biểu của Tập Cận Bình, trong đó ông yêu cầu Đảng phải tăng cường kiểm soát đối với các trường đại học và tẩy rửa hết những ý tưởng tự do được lấy cảm hứng từ phương Tây (Còn được gọi là “Tài liệu số 30”). Tài liệu cũng kêu gọi Đảng “không ngại rút gươm ra và chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước,” yêu cầu các giáo viên đại học và sinh viên đi theo chủ trương “ba sự đồng nhất” để bảo vệ cảm tình với chế độ cộng sản. Sách giáo khoa sẽ phải được tiêu chuẩn hóa lại và việc đào tạo chính trị cho toàn bộ các cán bộ giảng dạy tại các trường đại học được bắt buộc tăng cường. Đối tượng liên quan đến việc nghiên cứu về kinh tế-xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, báo chí, xã hội học, dân tộc và các nghiên cứu về đạo đức luôn luôn được xử lý một cách đúng mực về mặt chính trị.
Để thực hiện lời kêu gọi của Tập Cận Bình, Bộ trưởng Giáo dục Yuan Guiren vào cuối tháng một năm 2015 đề nghị chủ trương “hai tăng cường”. Chung quy lại, là chế độ hạn chế việc sử dụng các nguồn phương Tây trong việc giảng dạy và tích cực hơn trong việc thúc đẩy hệ tư tưởng cộng sản chính thống trong các trường đại học. “Không có phương tiện nào mà các trường đại học có thể cho phép các tài liệu giảng dạy truyền tải các giá trị và đạo lý phương Tây vào các lớp học của chúng ta,” bộ trưởng đã nói, “và cũng không nên để những lời xuyên tạc và bôi nhọ chống lại những nhà lãnh đạo Đảng và chủ nghĩa xã hội được dung thứ trong khuôn khổ trường đại học”. Sự ám chỉ đến những lời “xuyên tạc và bôi nhọ” của ông ấy ở đây là nhằm vào những tầng lớp trí thức dám chỉ trích ĐCSTQ và công khai kêu gọi dân chủ lập hiến. Yuan đã cảnh báo rằng các giáo viên trẻ và sinh viên là những đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các thế lực thù địch và Đảng phải luôn cảnh giác đối với “những rủi ro mang tính ý thức hệ.”
Sinh viên Trung Quốc thường thiếu kỹ năng suy nghĩ độc lập và phản biện, được cho là do các chiến dịch tuyên truyền dày đặt của chính quyền. Ảnh: Timehighereducation. Nội dung tham khảo: https://www.timeshighereducation.com/news/chinese-students-lack-critical-thinking-due-propaganda
Sau bài phát biểu của Yuan, Bộ Giáo dục đã hành động. Trong đầu tháng ba, các thông báo bắt đầu truyền đến cơ sở giáo dục của Trung Quốc, từ các trường đại học ở Bắc Kinh đến các các sở giáo dục ở các tỉnh thành. Bộ giáo dục muốn nhân viên và các giáo viên điền các mẫu đơn nói lên những gì họ biết về “sách giáo khoa có nguồn gốc từ nước ngoài”, một thuật ngữ đề cập đến cả những cuốn sách được xuất bản ở nước ngoài và những cuốn sách có nguồn được viết bằng các ngôn ngữ không phải Trung Quốc, sau đó được xuất bản ở Trung Quốc như các bản dịch tiếng Trung. Các giáo sư đã phải liệt kê những cuốn sách đó và sau đó chi tiết hóa các nguồn sử dụng chúng, chia sẻ toàn bộ chương trình học được hình thành bởi các nguồn, các kênh như vậy; thông qua đâu có được những cuốn sách đó; cũng như tìm hiểu trình tự thủ tục mà các trường đại học đã sử dụng để quyết định phê duyệt việc sử dụng sách cho giảng dạy.
Vào tháng 7 năm 2015, chính quyền ra lệnh rằng các quan chức cấp cao từ cấp thành phố trở lên sẽ phải đưa ra một bài thuyết giảng chính thức cho sinh viên đại học ít nhất một lần mỗi học kỳ. Mỗi quan chức được phân công sẽ phải nộp một bản thảo bài thuyết giảng lên các cơ quan tuyên truyền tại địa phương hai tuần trước khi bài nói diễn ra, để tăng cường những nội dung liên quan đến chủ đề như “chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng tại Trung Quốc”, các “Giấc mơ Trung Quốc”. Những bài phát biểu chủ chốt của Tập Cận Bình sẽ nhận được lên sóng đúng lúc. “Công cuộc” này bắt đầu vào đầu tháng 9 năm 2015, khi bí thư ĐCSTQ tỉnh Quý Châu đã phát biểu trước sinh viên tại Đại học Quý Châu.
Cuộc thanh trừng trong các trường đại học
Chiến dịch này đã có tác động tiêu cực đến các học viện Trung Quốc: Các học giả kiểm duyệt chính mình hoặc hoàn toàn tránh xa những chủ đề nhất định. Sự bảo thủ trong tư tưởng đã làm hạ bệ một số giáo sư.
Wang Congsheng, một giáo sư luật ở Bắc Kinh, đã bị bắt giữ và sau đó bị đình chỉ giảng dạy sau khi tung lên mạng những lời chỉ trích Đảng.
Qiao Mu, một giáo sư báo chí tại Đại học nghiên cứu đối ngoại Bắc Kinh, đã bị tước quyền đứng lớp và bị đẩy xuống làm công việc văn phòng do công khai ủng hộ phong cách báo chí phương Tây và gia nhập vào một số nhóm xã hội dân sự tự do. Lòng trung thành chính trị đã trở thành một yếu tố chính không chỉ ở những người mà các trường đại học thuê về làm, mà còn ở những người chỉ là sinh viên. Trong năm 2016, lần đầu tiên Bộ Giáo dục bắt đầu yêu cầu là các trường đại học tổ chức cho các ứng viên đã vượt qua kỳ thi viết một cuộc phỏng vấn cá nhân nhằm để kiểm tra sự xứng đáng về mặt chính trị của họ. Các trường đại học thậm chí còn được phép gửi các điều tra viên về quê của các ứng viên để xem xét kỹ thái độ chính trị của họ. Tại phía tây bắc Trung Quốc, một trường học đã nhiệt tình tuân theo ý thức hệ kiểu mới. Điển hình như năm 2015 gần như trường học đó cấm mọi lễ Giáng sinh, nó gọi đó là lễ kỷ niệm nước ngoài “hào nhoáng” không có ích lợi gì đối với truyền thống của Trung Quốc, và thay bằng việc cho sinh viên xem các phim tuyên truyền về cộng sản./.
Còn tiếp