Cuộc chiến ý thức hệ tại giảng đường Trung Hoa – Kỳ 2: Con đường Đặng Tiểu Bình – Phương pháp Mao Trạch Đông

Cuộc chiến ý thức hệ tại giảng đường Trung Hoa – Kỳ 2: Con đường Đặng Tiểu Bình – Phương pháp Mao Trạch Đông
Chủ tịch Trung Quốc Xi Jingpin (Tập Cận Bình). Tranh: The Economist

Chủ nghĩa nghĩa độc tài kiểu mới

Đứng đầu các cuộc đàn áp khốc liệt nhất và dài hơi nhất về tự do ngôn luận trong nhiều năm, Tập Cận Bình đã cố gắng biến các phương tiện truyền thông và các tổ chức giáo dục thành các phương tiện cho việc phổ biến các chính sách của Đảng Cộng sản. Một nhà quan sát đã đặt tên cho chiến dịch là “sự tấn công không ngừng nghỉ đối với lĩnh vực giáo dục đại học từ những năm 1990,” và “Đại thanh trừng các tổ chức giáo dục đại học.” Nó gợi lại mạnh mẽ phong trào “Nhổ ra lá cờ trắng, nâng cao lá cờ đỏ!” của Mao Trạch Đông giữa năm 1958 và 1960 và tiết lộ rằng Trung quốc hiện đang bám chặt điệp khúc thu nhỏ của cuộc Cách mạng Văn hóa mà thông qua đó Mao Trạch Đông làm đất nước đảo lộn từ như năm 1966.

Những cuộc “thanh trừng” giáo dục đại học hiện nay tại Trung Quốc có lẽ chưa thể so sánh với quy mô và cường độ của những gì xảy ra trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản của Mao, khi tất cả các trường đại học bị đóng cửa vì những thành phần hồng vệ binh (the Red Guards) điều hành các cuộc bạo động và nhắm vào các tầng lớp trí thức nhằm sỉ nhục công khai, đánh đập, lưu đày trí thức đến các trại lao động vùng nông thôn hay thậm chí xử tử. Nhưng các cuộc đàn áp hiện nay thì đủ tồi tệ, và đại diện cho một bước lùi khỏi so với sự bảo vệ mà nhiều tầng lớp trí thức được hưởng dưới thời những người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình.

Nhà sử học Xiao Gongqing gọi chế độ Tập Cận Bình là “chế độ độc tài kiểu mới phiên bản 2.0, một mô hình Đặng Tiểu Bình được nâng cấp hơn”. Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm này, Tập Cận Bình đang sử dụng phương pháp của Mao Trạch Đông để bước theo con đường của Đặng Tiểu Bình.

communication_sin300_37118315

Ổn định chính trị và sự tồn tại của chế độ chính xác là mối quan tâm lớn của Tập Cận Bình chính vì ông nhận ra sự bất mãn và oán giận ăn sâu mà người dân dành cho Đảng – và Nhà nước cộng sản ở Trung Quốc ngày nay. Ô nhiễm và tham nhũng nghiêm trọng, bất bình đẳng thu nhập ngày càng cao, và những căng thẳng xã hội đa dạng đang được nung nấu. ĐCSTQ là một nạn nhân của những thành công cũng như thất bại của nó. Không một quốc gia nào có thể hiện đại hóa nhanh chóng như Trung Quốc chỉ trong một vài thập kỷ mà không phải gánh chịu những hậu quả xã hội rộng lớn. Tập Cận Bình nhậm chức ngay khi một cuộc suy thoái kinh tế đã bắt đầu và sự tăng trưởng đã chậm lại. Những người bị bỏ lại phía sau bởi những thay đổi kinh tế chóng mặt, đã ở một vị trí không ổn định và ít có khả năng để đối phó với những cú sốc mới, là những mối đe dọa lớn nhất và trực tiếp nhất đối với việc hợp pháp hóa chế độ mà Tập Cận Bình lo ngại. Và họ chính là những kiểu người có khả năng phản kháng bằng cách giương cao những tấm biển hiệu được tô điểm với những lời trích dẫn dân túy của Mao Trạch Đông.

Đàn áp mọi hình thức tồn tại chính trị khác

Sự đàn áp hệ tư tưởng của Tập Cận Bình có thể được hiểu như là một hình thức giảm thiểu rủi ro: Ông hiểu rằng ông buộc phải lên nắm quyền vào thời điểm kinh tế khó khăn – thời điểm có cơ hội cao cho những bất ổn xã hội xảy ra – nhiều khả năng đang nằm ở phía trước, cùng với tham vọng làm tất cả những gì ông ấy có thể nhằm bảo vệ chế độ khỏi bị lật đổ hoặc tan rã.

Chiến dịch đàn áp của ông bắt được không chỉ những người theo chủ nghĩa tự do, mà còn cả những hội nhóm cực tả. Tập Cận Bình cho đánh sập không chỉ trang web Utopia (Xã Hội Thiên Đường), Mao Flag (Ngọn Cờ Của Chủ Tịch Mao), mà còn đóng cả The East Is Red (Phía Đông Màu Đỏ), một đại diện chính thống cho những người theo trường phái cực tả thân cộng vào năm 2015. Một blogger gọi động thái mới nhất này là “một phát bắn trọn vẹn nhắm vào bất kỳ nhà hoạt động chính trị nào khác ở Trung Quốc, bất kể mục tiêu hoặc tư tưởng của họ là gì”.

Dưới thời Hồ Cẩm Đào, việc duy trì sự ổn định chính trị đã trở thành mục tiêu hàng đầu của chế độ. Tập Cận Bình có thể gọi là người kỳ vọng mang đến sự hoàn thiện tuyệt đối của công việc này. Sự nhấn mạnh của ông ấy là “sự ổn định sẽ quan trọng hơn tất cả mọi thứ” có nghĩa là để “bóp chết mọi yếu tố bất ổn từ trong trứng nước.” Tầm ảnh hưởng của phương Tây trong hệ tư tưởng là một trong những yếu tố như vậy.

Khi Hồng Kông – một “đặc khu hành chính” của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được cho là hoạt động theo phương thức “một quốc gia, hai chế độ” – làm nổ ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào cuối năm 2014, Bắc Kinh cáo buộc “các thế lực bên ngoài” đã gây ra tình trạng bất ổn. Sự trượt dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc giữa năm 2015 cũng được đổ lỗi cho âm mưu của phương Tây – điều này được cho là dẫn dắt bởi các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ, mặc dù người nước ngoài nói chung bị cấm đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Lin Zuoming, một thành viên của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và người đứng đầu tập đoàn về hàng không vũ trụ và quốc phòng lớn nhất Trung Quốc, công khai cáo buộc rằng các vấn đề của thị trường là kết quả của chiến tranh kinh tế ngầm của Hoa Kỳ chống lại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Mục tiêu của Hoa Kỳ, ông này mục mực, là nhằm để lật đổ ĐCSTQ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thông qua việc làm tê liệt nền kinh tế của Trung Quốc.

Một cuộc đàm luận về sự sợ hãi dâng cao như vậy dẫn đến một cảm giác chung trong nội bộ Đảng mà bóng tối đang chập chờn ở khắp mọi nơi, rắc rối đó đang nằm ngay trên đường đi, và những kẻ thù đang rình rập trên mọi phương diện. An ninh quốc gia đã trở thành an ninh chế độ, mà “có nghĩa là an ninh của Đảng hay là an ninh chính trị.” Vì vậy, những năm Tập Cận Bình nắm quyền có đặc trưng là một loạt sự gia tăng của các cuộc tấn công chống lại các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người ủng hộ nhân quyền. Trong một ngày cuối tuần của tháng 7 năm 2015, một cuộc càn quét toàn quốc được chỉ huy bởi Bộ Công an đã bắt giữ hơn một trăm luật sư bảo vệ nhân quyền từ mười lăm thành phố. Một bài báo Tân Hoa Xã có tựa – Khám phá câu chuyện đen tối của những kẻ hoạt động vì “nhân quyền” – đã nói rằng hoạt động đó có nghĩa là phá vỡ một băng đảng tội phạm lớn đã sử dụng pháp luật làm nền tảng nhằm thu hút sự chú ý đến các trường hợp nhạy cảm, gây rối trật tự xã hội một cách nghiêm trọng. Các luật sư công khai thách thức tòa án và huy động những kẻ gây rối nhằm tập hợp lại những người khiếu kiện bên ngoài tòa án.

Nhưng học giả về pháp lý Stanley Lubman thấy rằng “các cuộc tấn công hiện hành đối với các luật sư nhân quyền là biểu hiện mới nhất và mạnh mẽ nhất kể từ ngày tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu lo ngại về sự ổn định xã hội.

Các chiến dịch đàn áp đã sản sinh ra nhiều hệ quả khác nhau. Bắt giữ và tuyên truyền có thể ngăn chặn bất đồng quan điểm: Theo một cuộc khảo sát năm 2014 về thái độ chính trị của các sinh viên tham dự khóa học tuyên truyền tại một trường đại học của Trung Quốc, “Một lượng tuyên truyền vừa đủ có thể có lợi cho việc chứng minh sức mạnh chế độ trong việc duy trì kiểm soát xã hội và trật tự chính trị, từ đó ngăn chặn những công dân khỏi việc thách thức chính quyền, ngay cả khi nội dung của công tác tuyên truyền bản thân nó không tự thúc đẩy những thái độ hoặc giá trị ủng hộ chính phủ”. Những sinh viên này “có nhiều khả năng tin rằng chính phủ đủ mạnh mẽ, nhưng không có đủ khả năng để tin rằng chính phủ thì tốt đẹp”. Một sinh viên Trung Quốc trở về nhà sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu tại đại học Harvard cũng phát hiện ra rằng:

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng việc cô lập sự bất bình giúp họ kiềm chế được sự bất mãn xã hội rộng lớn. Thực tế, tuy nhiên, nó chỉ dẫn đến một sự tin tưởng vô nghĩa mà cuối cùng sẽ làm suy yếu sự tín nhiệm đối với Đảng Cộng sản. Càng ngày, các chiến lược kiểm duyệt một cách tích cực của đảng sẽ chỉ chăm dầu thêm vào ngọn lửa bất mãn trong nhân dân. Phía sau những bài thuyết giảng vĩ đại về “Giấc mơ Trung Quốc” trong các bài báo và các cuộc họp chính trị là những cuộc nói chuyện đầy lo ngại về một cuộc cách mạng màu theo phong cách hậu Xô Viết.

Những phương pháp không hợp thời

Ảnh hưởng của những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm tái khẳng định quyền kiểm soát các học viện thật ra cũng không thể tồn tại mãi mãi. Các trường đại học vẫn tổ chức các lớp giáo dục chính trị bắt buộc, nhưng sinh viên và giảng viên cùng nhau ngủ cho qua giờ học, để rồi bước ra ngoài đối mặt với thực tế rằng kinh tế và xã hội không có gì thay đổi, hoặc thậm chí là ngày một tệ hơn.

Trong khi đó, các xu hướng chủ đạo trong giáo dục đại học Trung Quốc vẫn có sự quốc tế hóa và sự thử nghiệm với các mô hình khác nhau của nền giáo dục mang tính tự do. Hơn nữa, trong thời đại Internet, việc cấm đoán sự bất mãn là điều gần như không thể. Chế độ biết điều này; vì thế mục đích thực sự của nó là nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động tập thể nào dựa trên những ý tưởng chống đối phát sinh, hơn là bản thân chính ý tưởng đó. Như một trong những nghiên cứu về việc thực kiểm duyệt thực tế ở các trang web Trung Quốc nhận thấy, mục đích của việc kiểm duyệt là làm cho các hành động tập thể ít có khả năng được thực hiện bằng cách cắt đứt các mối quan hệ xã hội bất cứ khi nào các cuộc vận động tập thể trở nên rõ ràng hay được dự kiến trước. Chế độ sử dụng sự kiểm duyệt trực tuyến một cách tích cực để chống lại những hành động như vậy bằng cách loại bỏ các cuộc thảo luận liên quan đến các sự kiện mà có vẻ như có thể châm ngòi cho các hành động tập thể.

f04da2db148411ae39c461

Trường đại học “độc lập” đầu tiên của Trung Quốc mở tại Shenzhen. Ảnh: Chinadaily

Các chiến dịch đàn áp tư tưởng là không phải không gây ra những tổn thất hoặc mối nguy cho chế độ. Giới hạn sự tự do trên mạng có thể phản tác dụng bởi việc nuôi dưỡng quá nhiều sự bất bình và mất lòng tin. Nó cũng có thể ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc bằng cách gây ra những khó khăn cho các doanh nhân và các nhà khoa học tiếp cận các nghiên cứu và những tài nguyên trực tuyến khác mà làm cho Internet trở thành nguồn lực mạnh mẽ đối với khả năng sản xuất và sự đổi mới.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã kỳ thị các giá trị chung với cái mác “phương Tây” như một thủ đoạn nhằm truyền bá một sự ấn tượng rằng tự do là một thứ gì đó không hiểu sao lại là “không-Trung Quốc.” Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ông đã thúc đẩy thành công một sự thay thế hệ tư tưởng mang tính mạch lạc đến những lý tưởng của chủ nghĩa hợp hiến, sự tự do được săp đặt, nhân quyền, và cạnh tranh chính trị không mang tính bạo động một cách tự do. Trong khi ĐCSTQ trên danh nghĩa vẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản, chế độ ngày càng phải sử dụng đến Nho giáo, với sự chú trọng mang tính thuận lợi của nó đến sự cai trị mang tính rộng lượng theo một trật tự có thứ bậc. Nho giáo và chủ nghĩa cộng sản, tuy nhiên, cùng tồn tại sẽ không dễ dàng vì sự chú trọng cộng sản về sự bình đẳng đi ngược lại các nguyên tắc thứ bậc của Khổng giáo.

Mặc dù Tập Cận Bình đã nhiều lần nói rằng cán bộ, viên chức nên xét đến lịch sử đưa vào các bài học và các nguyên tắc đạo đức, giáo sư Qi Fanhua của Đại học Renmin đã cảnh báo rằng việc sử dụng lịch sử và văn hóa truyền thống như sự định hướng cho việc cai trị hiện đại có thể có những hạn chế nghiêm trọng. Một lỗ hổng vốn có trong lịch sử chính trị của Trung Quốc là sự nhấn mạnh vào việc đạt được quyền lực bằng mọi giá. Các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc đều được trang bị đầy rẫy những câu chuyện về làm thế nào các hoàng đế, triều thần, và những nhân vật tiêu biểu khác đấu tranh giành quyền lực đôi khi là thông qua các thủ đoạn xảo quyệt. Qi lưu ý rằng đặc điểm này của những truyền thống xa xưa của Trung Quốc thì mâu thuẫn với những ý tưởng hiện đại về cách một nhà nước được cai trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chỉ đơn giản là sử dụng phương pháp từ các triều đại cổ đại thịnh vượng để cai trị một xã hội hiện đại. Sự hỗn độn được thể hiện rõ ràng trong các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa được đưa ra bởi bộ phận lãnh đạo dưới thời Tập Cận Bình vào năm 2013 và được đăng ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, trong đó bao gồm “sự thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hòa hợp, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp quyền, yêu nước, cống hiến, liêm chính, hữu nghị.” Danh sách này đọc lên giống như một sự chắp vá không theo thể thức nào – một cái túi tập hợp những điều tốt đẹp – hơn là một thứ gì đó bắt nguồn từ một tầm nhìn chính trị chặt chẽ.

Các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa độc đoán kiểu mới dự đoán rằng những cải cách có thể được xúc tiến nếu người sáng lập thật sự có thẩm quyền thúc đẩy chúng, nhưng điều đó phải bao hàm cả mong muốn cải cách, và Tập Cận Bình đã không có biểu hiện nào thể hiện sự nuôi dưỡng bất kỳ ý muốn nào như vậy. Thúc ép một chương trình nghị sự củng cố quyền lực thì không giống như cách thúc ép một chương trình cải cách. Như đã nói ở trên, nhà sử học Xiao Gongqing sẵn sàng tin tưởng khả năng Tập Cận Bình có những ý định lâu dài gắn bó với chế độ dân chủ, nhưng ngay cả Xiao được cảnh báo bởi các lời kêu gọi của chủ tịch về việc kiểm soát điều hành tăng cường và một sự quay trở lại với hệ tư tưởng đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa độc tài kiểu mới phiên bản 2.0, có vẻ như, là sự mở rộng vô thời hạn chủ nghĩa độc đoán chứ không phải là từng bước mở đường cho sự quá độ – tuy mơ hồ và xa vời – với các cách thức cai trị dân chủ hơn./.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.