Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
—
Tác giả Richard Lewis “Dick” Thornburgh là một luật sư, chính trị gia – hoạt động trong chính trường Hoa Kỳ với chức vụ cao nhất đảm nhiệm là vị trí Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Ông trình bày báo cáo tham luận mang tên The rule of law in the Soviet Union: How democracy might work trước World Affair Council tại San Diego, California, ngày 27 tháng 6 năm 1990. Báo cáo là tổng hợp trải nghiệm và quan điểm của ông về hệ thống tư pháp Liên Xô sau chuyến thăm và làm việc chính thức của mình tại đây.
—
Một vấn đề khác trở thành động lực cho nhu cầu cải cách tư pháp tại Liên Xô đến từ một hướng hoàn toàn khác biệt. Trong đó, những người Xô Viết không chỉ phải đối mặt với sự khẩn cấp mạnh mẽ và khủng khiếp – sự bất ổn chính trị quốc gia – mà còn ở chính nền kinh tế của họ.
Để tồn tại, họ phải gia nhập thị trường thế giới tự do. Nhưng để làm điều đó, họ hiểu rõ họ phải xác định được vị trí chính trị của mình để nhận ra và tận dụng một thứ rất không quen thuộc – các quy tắc tự do thương mại.
Không quá lâu để người ta nhận ra rằng nền kinh tế “hùng mạnh” của Xô Viết không được xây dựng trên một nền tảng thị trường vững chắc, thậm chí có phần giả tạo với những con số khống và sự tệ hại của những tập đoàn nhà nước. Ảnh minh họa: Emaze
Theo quan điểm của tôi, một trong những lý do chính cho sự quan tâm cao độ của các học giả và chính trị gia Liên Xô đối với nguyên tắc pháp quyền là họ có một nhu cầu trước mắt và cấp bách để khởi động nhanh sự hòa nhập của mình vào nền kinh tế thế giới, nhằm thu hút những bí quyết quản trị know – how và sự đầu tư từ nước ngoài.
Để làm điều đó, họ hiểu rõ rằng họ phải phô bày cho thế giới thấy được sự có thể đoán trước và ổn định mà chỉ có thể xuất phát từ khung pháp lý hoàn chỉnh về thương mại. Điều này, ngược lại, giúp tôn trọng sự ràng buộc vững chắc được xác lập bởi hợp đồng và, vâng, cũng như công nhận quyền sở hữu. Mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về việc bị huỷ bỏ các quyền theo hợp đồng hay việc bị tước quyền sở hữu tài sản đầu tư luôn đương nhiên làm giảm thiểu sự thu hút đối với những sáng kiến đầu tư mang tính thương mại và công nghiệp.
Đây là một trong những lý do tại sao quyền tư hữu tài sản đang được tranh luận sôi nổi ở Liên Xô.
Thật vậy, vào những ngày đầu chúng tôi thăm Xô Viết tối cao – một cơ quan lập pháp được bầu cử theo hình thức bán dân chủ, và một trung tâm quyền lực đang phát triển – cuộc tranh luận về chủ đề này dường như không có hồi kết, và với động cơ rất tốt. Hiến pháp Liên Xô nói rằng tài sản chỉ thuộc về nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước như vậy có thể được cho thuê một cách hợp pháp đối với việc kinh doanh liên doanh, cộng tác hay không? Và làm thế nào một công dân Xô Viết “hành động như người chủ sở hữu”, như Gorbachev đã chỉ dẫn, khi họ không có quyền sở hữu? Như chúng tôi chứng kiến, Tiến sĩ Andrei Sakharov, trong số nhiều người khác, đã lên tiếng phản đối dự luật trái ngược này của Chính phủ.
Sự thích nghi khéo léo một cách hợp pháp cũng có thể được nhìn thấy trong quá trình tự do hóa chính sách di cư của họ. Chúng tôi tin tưởng họ đang làm hết trách nhiệm pháp lý để tạo thuận lợi cho việc cấp thị thực di dân – được xem như là một cuộc di dành “exodus” mới theo sau sự gia tăng khốc liệt chủ nghĩa bài trừ Do Thái ở Nga. Nhưng điều khiến họ quan tâm không phải hoàn toàn mang tính vị tha. Một mặt nào đó, họ muốn thỏa mãn những giới hạn mà đạo luật Jackson-Vanik của chúng ta đặt ra, nhằm để đảm bảo địa vị quốc gia được ưa thích của mình, vốn góp phần nâng cao uy tín của họ trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, chúng tôi phải tin rằng – như nhiều thứ khác nữa được thực hiện dưới danh nghĩa cải cách pháp lý Liên Xô – vấn đề không chỉ về mặt ngữ nghĩa, con chữ, mà còn là tinh thần pháp luật “xã hội chủ nghĩa” đã ăn sâu vào đời sống của Liên Bang Xô Viết. Đó là bản chất mấu chốt của thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Bush và Gorbachev trong hội nghị thượng đỉnh gần đây, rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào còn tùy thuộc vào hành vi lập pháp của Xô viết tối cao trong việc hỗ trợ di dân tự do. Chúng tôi, trong ngắn hạn, đang xem xét thấy rằng cơ hội di cư được thể chế hóa theo pháp luật và thực tiễn, và không chỉ là từng giai đoạn, mà còn trong sự thay đổi liên tục không ổn định hiện thời của quá trình dân chủ hóa ở Liên Xô.
Với tất cả những gì đang được nói đến, tôi hoàn toàn không muốn hạ thấp vai trò và nỗ lực của quan chức Xô Viết để đạt được pháp quyền, hoặc nhằm đánh giá thấp những khó khăn thời hiện đại của quá trình dân chủ hóa.
Lenin – vị lãnh tụ vô sản đầu tiên của Xô Viết cũng là người đưa ra chính sách quốc hữu hóa tư sản tư nhân. Thời kỳ này kéo dài từ năm 1918 đến năm 1921, còn được mang tên gọi “Cộng sản thời chiến” (War Communism). Hiệu quả của chính sách này dường như không đáng kể, trong khi dẫn đến tình trạng kiệt quệ và hỗn loạn trong nền kinh tế. Ảnh: inquiriesjournal
Hai trăm năm trước đây, chúng ta có thể tự hào về ngôn ngữ Anh, di sản Thông Luật, và sự giàu có về năng lực và kỹ năng pháp lý của người Mỹ, để viết nên bản Hiến pháp thành văn có giá trị mạnh mẽ, ngay cả trong khủng hoảng. Nhưng cũng nên nhớ rằng, lúc ấy chúng ta chỉ có bốn triệu người Mỹ, một xã hội tương đối đồng nhất về chủng tộc, sống chủ yếu tập trung trên đường bờ biển Đại Tây Dương – không phải là một quốc gia của 290 triệu công dân Liên Xô đa dạng văn hóa, trải dài trên một lãnh địa của mười một múi giờ.
Hơn nữa, Hội nghị Lập hiến của chúng tôi đã thảo luận trong bí mật, không phải công khai. Hãy tưởng tượng, nếu bạn sẽ nói gì nếu mình là George Washington, trên truyền hình trên toàn thế giới, ở giữa một cuộc khủng hoảng tiền tệ, đang cố gắng ngăn chặn cuộc nổi loạn của Shay, cho phép Vermont và New Hampshire tranh chiếm Yankeeism theo cách riêng của họ, đàm phán với Quaker Solidarity, trong khi cố gắng đạt một thỏa thuận cắt giảm vũ khí với người Anh và Pháp để đặt một ngòi thuốc nổ trên các tàu chiến hạng nặng. George Washington, nếu bạn cố gắng nhớ lại, không nói một từ nào khi chủ trì, ngay cả khi ông chỉ ngồi tại Hội nghị Lập hiến tại Philadelphia.
Và chúng ta đã lưu giữ kinh nghiệm quý báu đầu tiên đó của người Mỹ, duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa bảo hiến bằng cách lúc nào cũng kêu gọi bản thân mình tham gia vào hội nghị công ước giữa năm mươi tiểu bang, nơi chúng ta bàn thảo, thỏa thuận và sáng tạo lập pháp trên tinh thần dân chủ. Tôi vẫn còn nhớ như in, vào giữa những năm 60, khi tôi được đến Harrisburg, Pennsylvania, mang tư cách một đại biểu dân bầu vào hội nghị lập hiến tiểu bang để bàn về cải cách chính quyền và tòa án địa phương.
Nhưng Liên Xô, đen đủi thay, đã không có kinh nghiệm chính trị này từ cha ông của họ. Họ có thể muốn một nhà nước pháp quyền, nhưng họ chịu đựng tất cả những hạn chế của lịch sử, kể cả phần lịch sử chấp và gần đây nhất của chính bản thân họ với chủ nghĩa cá nhân và cường quyền.
Họ nhận ra những thiết sót, đặc biệt về mặt luật pháp, và họ chân thành mong muốn đương đầu với chúng bằng cách thiết lập, ví dụ, một nền tư pháp độc lập. Nhưng đó là một thể chế mà họ chưa bao giờ biết đến, kể cả khi Nga Hoàng vừa bị hạ bệ, khi Lenin tại vị, thời điểm mà nhiều người trên thế giới xem Liên Xô là điểm đến trong mơ của những người quốc tế vô sản chân chính.
Vậy câu trả lời cuối cùng nào cho những câu hỏi pháp lý thể chế thậm chí còn chưa xác định.
Cũng có một vài dấu hiệu cho một cuộc cải cách mới chớm nảy nở. Họ đã tăng gấp đôi tiền lương cho các chức vụ tư pháp, mà trước đây là dưới mức lương trung bình. Họ đang cho phép các luật sư tính phí những gì họ sẽ làm – thay vì thang điểm theo lệ phí cố định (cộng tiền theo bảng) – và đang tiến hành các bước để cho phép họ, trên thực tế, bảo vệ khách hàng của họ.
Họ cũng đã đấu tranh để thiết lập một cơ chế đơn giản cho việc giám sát pháp lý – không quá khác Tối Cao Pháp Viện của chúng ta, nhưng ít uy nghiêm hơn và được trao quyền có khuôn khổ pháp luật hơn. Trong đó, nhiều luật sư Xô Viết được chỉ định và từ đó hình thành ủy ban hiến pháp, nhằm giám sát tính hợp hiến của luật pháp Liên Xô – lần đầu tiên trong lịch sử, và sẽ diễn ra vào tuần tới. Nhưng có những hạn chế nghiêm ngặt về quyền hạn của Ủy ban này. Quyền hạn của Ủy ban hiến pháp thì chỉ tới tối đa chức năng tư vấn, và nó có thể có tác động đối với luật liên bang Xô viết, nhưng không có quyền đối với luật pháp của các nước cộng hòa thành viên.
Nếu có sự bất thường này xảy ra, khi luật pháp của Liên Xô được xác minh và tuyên bố là vi phạm quyền con người – có thể là theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc – Ủy ban có quyền tuyên bố đạo luật vi hiến. Có rất nhiều sự nhầm lẫn về cách ủy ban hiến pháp sẽ thực sự hoạt động như thế nào – theo tôi, hãy để tự nó được tự phát triển và trở thành một chế định một cách hợp pháp. Những gì mà chúng ta cần – như giáo sư John Hazard của Trường Luật Columbia nói – là sự xuất hiện của một John Marshall khác để dẫn dắt các cuộc tranh luận của những người Xô Viết.
Vì vậy, vẫn còn đó một nguyện vọng đối với pháp quyền tại Liên Xô, đang lang thang trong việc theo đuổi các phương pháp dân chủ chưa được thử nghiệm. Đi đến việc đặt cược cao như vậy có nghĩa rằng điều đó là quá sớm để xác định cơ hội thành công của Liên Xô. Nhưng tôi cũng xin được phép nhắc nhở bạn về hai thử nghiệm rất thành công sau Đệ Nhị Thế Chiến trong phong trào cải cách dân chủ, đó là: Đức và Nhật Bản.
Chắc chắn luôn có một sự khác biệt lớn giữa hoàn cảnh của các quốc gia – toàn bộ lịch sử, những đau khổ trong thời chiến hay các yếu tố có liên quan khác. Nhưng chúng ta đã thấy khả năng thích ứng chính trị của nền dân chủ Tây Đức vượt qua rất nhiều trở ngại từ chế độ chuyên chế Đức trong quá khứ. Chúng ta cũng đã chứng kiến – dù đôi khi làm người quan tâm thất vọng – thử nghiệm của một Nhật Bản hiện đại, bền bỉ và liên tục trước nhiều thế kỷ sống dưới dưới sự tôn thờ Nhật Hoàng. Và cả hai thử nghiệm đã được thực hiện trong nghịch cảnh tương tự nhau: bởi những người dân lạc lối – hay thậm chí là bời một người đang bị đô hộ – trong hoàn toàn gian khổ kinh tế, tại thời điểm của những phân hóa sâu sắc với xã hội của họ. Có một cái gì đó khác xa, nhưng lại tương tự nhau, xảy ra lại một lần nữa? Vì lợi ích của hòa bình thế giới, chúng ta có thể hy vọng như vậy, trong khi vẫn cung cấp bất cứ sự động viên nào là có thể.
Quan sát cuối cùng của tôi tại Liên Xô mang tính tích cực. Năm 1979, khi tôi đến thăm Liên Xô như một thống đốc tiểu bang, tôi tận mắt chứng kiến tại mỗi phiên họp chính thức, họ mở đầu với việc lên án gần như bắt buộc, tố cáo tội ác người Mỹ, phê phán hệ thống chính phủ Hoa Kỳ chỉ là con rối của những trùm tư bản. Mười năm sau, gần như mọi cuộc họp với các đối tác Liên Xô của chúng tôi bắt đầu với một bài kinh cầu nguyện cho những tai ương đang ập đến – lời tự sự của họ về những thiếu sót của hệ thống pháp luật Xô Viết – và một khao khát tìm hiểu thêm về nền dân chủ Mỹ, liệu chúng ta đang hoạt động như thế nào.
Vì vậy, để kết luận về chuyến thăm gần đây nhất của tôi sang Liên Xô – và cũng như những mối quan ngại của các biểu pháp lý của họ – có một nhận thức rõ ràng rằng luật pháp Liên Xô chưa thể hiện được những gì chúng ta biết đến như là nguyên tắc pháp quyền. Nhưng tôi cũng bị thuyết phục rằng,với sự kiên nhẫn, gương mẫu, và thậm chí cả một số sự ủng hộ tích cực từ chính quyền, một số quan chức Liên Xô cấp tiến có quyết tâm thiết lập nguyên tắc pháp quyền của riêng nhà nước họ.
Giống như thử nghiệm dân chủ của mọi dân tộc khác, Liên Bang Xô Viết sẽ phải cố gắng và đạt được pháp quyền chính từ lòng xã hội của họ. Đến ngày này đó họ cũng sẽ nhận ra rằng, nguyên tắc pháp quyền là cây cầu duy nhất trên vực thẳm ngăn cách một nền chính trị đang hấp hối, biến động và một nền dân chủ.
Và chúng ta sẽ biết đến pháp quyền khi, và nếu, nó xuất hiện, để bắc qua vực thẳm ngăn cách đó. Bởi các quyền con người mà nguyên tắc pháp quyền bảo vệ, bởi quyền lực chính phủ mà nó hạn chế, bởi sự độc lập tư pháp mà nó duy trì … Chúng ta sẽ biết đến nó, một cách hiến định, khi chúng ta thấy nó. Sau hơn hai trăm năm kinh nghiệm và thử nghiệm trên chính quốc gia Hoa Kỳ này – ai mới là hình mẫu tốt hơn đây?./.