Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Nền pháp trị của Hong Kong đang bị đe doạ nghiêm trọng khi Toà Cấp cao của họ bị Beijing (Bắc Kinh) tiếm quyền giải thích pháp luật trong một vụ việc đình đám liên quan đến các cựu thủ lĩnh của phong trào Dù Vàng.
Hong Kong Free Press đưa tin, việc này xảy ra ngày hôm qua, 7/11. Vụ việc bắt đầu từ ngày 12/10, khi một số tân nghị viên đã “đại náo” nghị trường Hong Kong trong lễ tuyên thệ, từ chối thề trung thành với Trung Quốc và gọi Trung Quốc là “the People’s Ref–king of Chee-na” thay vì “the People’s Republic of China“. Họ đồng thời cũng mang biểu ngữ “Hong Kong không phải là Trung Quốc“. Hai nghị viên trẻ, Baggio Leung Chun-hang và Yau Wai-ching, cũng chính là các cựu thủ lĩnh của phong trào Dù Vàng cách đây hai năm.
Baggio Leung và Yau Wai-ching trong lễ tuyên thệ nhậm chức taị Hội đồng Lập pháp Hong Kong ngày 12/10. Ảnh: HKFP
Beijing không lấy gì làm vui vẻ với vụ việc này.
Tranh cãi nổ ra về việc đọc sai lời tuyên thệ như vậy thì có được làm nghị viên nữa không. Viện hành pháp nói không, còn Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hong Kong sau đó đã đề nghị hai tân nghị viên “tuyên thệ lại” và hai nghị viên đồng ý.
Vụ việc tưởng chừng có tiến triển thì lập tức bị Trưởng Đặc khu Hong Kong chặn lại bằng cách yêu cầu toà án xem xét tính hợp hiến của quyết định cho phép tuyên thệ lại. Chủ tịch Hội đồng Lập pháp, mặc dù phản đối sự can thiệp của bên hành pháp, cuối cùng phải miễn cưỡng đồng ý chờ phán quyết của toà.
Bóng được chuyền qua chân toà án. Đến lượt mình, toà phải thực hiện quyền năng giám sát tư pháp (judicial review) của mình, tức là giải thích Luật Cơ bản (The Basic Law) của Hong Kong xem quyết định cho phép tuyên thệ lại có hợp hiến hay không.
Cần lưu ý rằng, Luật Cơ bản này được coi là Hiến pháp Hong Kong. Ra đời năm 1997 khi Hong Kong được Anh trao trả về cho Trung Quốc, Luật Cơ bản xác định cụm đảo trù phú này là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, có hệ thống chính quyền và luật pháp riêng.
Đạo luật này được xây dựng trên nền tảng hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, đảm bảo chế độ tam quyền phân lập và tôn trọng sự độc lập của toà án. Có nghĩa là ở Hong Kong, tòa án vẫn tiếp tục là nơi đưa ra phán quyết cuối cùng về việc giải thích Luật Cơ bản. Cấp tòa án cao nhất ở Hong Kong là Tòa Chung thẩm (Court of Final Appeal).
Vấn đề nằm ở chỗ, đạo luật này cho phép Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đưa ra giải thích về các điều khoản của nó trong một số trường hợp. Trước đây, Beijing đã sử dụng thanh “thượng phương bảo kiếm” này bốn lần. Vụ “đại náo nghị trường” này là lần thứ 5, và là lần thứ 2 họ đơn phương giải thích Luật Cơ bản chứ không chờ toà án Hong Kong mời tham vấn.
Bất chấp làn sóng phản đối và biểu tình của người dân Hong Kong, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết diễn giải Luật Cơ bản vào hôm qua, 7/11. Theo đó, việc tuyên thệ nhậm chức phải “thoả mãn những yêu cầu pháp lý bắt buộc cả về nội dung lẫn hình thức“, trong đó có việc đọc lời tuyên thệ một cách “đầy đủ, chính xác và trang nghiêm”. Nếu không, họ sẽ không đủ tiêu chuẩn trở thành nghị viên.
Nghị quyết của Beijing còn nói hai nghị viên trẻ phải chịu “trách nhiệm pháp lý” cho hành vi của họ.
Toà Cấp cao Hong Kong coi như bị gạt ra bên lề và không còn tiếng nói gì trong vụ việc này.
Thách thức với nền pháp trị và tư pháp độc lập Hong Kong
Trả lời phỏng vấn Hong Kong Free Press, Giáo sư Luật Đại học Hong Kong, Benny Tai Yiu-ting bình luận rằng, “Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thực tế là đang làm cái việc lập pháp trực tiếp cho Hong Kong bằng cách nhét các điều khoản chi tiết vào hệ thống luật của chúng tôi”.
Ông nhấn mạnh rằng điều này vượt quá thẩm quyền của UBTVQH theo Luật Cơ bản và kể cả Hiến pháp Trung Quốc.
Thêm vào đó, nghị quyết diễn giải của Quốc hội Trung Quốc vi phạm hai điều của Luật Cơ bản: Điều 19 về sự độc lập tư pháp của Hong Kong so với đại lục, quyền tối cao về xét xử, và Điều 80 về quyền tư pháp của toà án đặc khu.
“Nếu nghị quyết diễn giải này có hiệu lực hồi tố, nó cũng sẽ không còn là diễn giải luật nữa mà trở thành phán quyết cho một vấn đề đang được toà án Hong Kong xem xét”, ông nói.
Toà Cấp cao Hong Kong chật kín phóng viên và người dân trong ngày xét xử 3/11. Ảnh: HKFP
Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng với vụ việc này. Bộ Ngoại giao nước này cho biết: “Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ Hội đồng Lập pháp và hệ thống tư pháp độc lập của Hong Kong, hai thiết chế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ tính tự trị của đặc khu hành chính này theo Luật Cơ bản và cơ chế ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ vốn đã được xác định từ năm 1997”.
Liên minh Châu Âu cũng cho rằng, “Mặc dù chúng tôi thừa nhận quyền diễn giải Luật Cơ bản của UBTVQH Trung Quốc, chúng tôi kỳ vọng rằng vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua toà án Hong Kong dựa trên những thủ tục tố tụng theo Luật Cơ bản”.
Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ quan điểm: đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế không nên can thiệp.
Không có ‘tam quyền phân lập’ ở Trung Quốc
Cũng giống như ở Việt Nam, học thuyết tam quyền phân lập không được chính quyền Trung Quốc chấp nhận.
Tháng 2 năm ngoái, Đảng bộ Đảng cộng sản Trung Quốc ở Toà án Nhân dân Tối cao nước này tuyên bố rõ cần phải chống lại “những tư tưởng lệch lạc của phương Tây” về tam quyền phân lập và tư pháp độc lập. Chánh án Toà án này cũng cho rằng đây là những tư tưởng “sai lầm” và nhấn mạnh “sự cần thiết phải kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Điều tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam vào ngày 30/10 vừa qua. Nghị quyết số 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ 27 biểu hiện tự suy thoái của đảng viên, trong đó có việc “đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập'”, cho rằng như vậy là “phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Khi Toà Cấp cao Hong Kong bị tước đi quyền giải thích hiến pháp và pháp luật, hay còn gọi là quyền giám sát tư pháp (judicial review), thể chế tam quyền phân lập ở Hong Kong sẽ bị phá vỡ. Đây là đặc quyền chỉ duy nhất nhánh tư pháp có, nhằm kiểm tra chéo về tính hợp hiến và hợp pháp của các đạo luật của nhánh lập pháp (quốc hội) và hành vi hành pháp của phía chính phủ.
Những lo ngại của người Hong Kong là hoàn toàn có lý, khi Beijing được coi là đã kiểm soát được nhánh hành pháp và có ảnh hưởng lớn trong nhánh lập pháp. Toà án (nhánh tư pháp) là hy vọng cuối cùng để người dân tìm kiếm công lý và bảo vệ nền pháp trị của Hong Kong. Không có quyền giám sát tư pháp, toà án bị trói tay trói chân, bất lực trong việc kiểm soát quyền lực của các nhà lập pháp và hành pháp.
Giáo sư Tai cho rằng, “người Hong Kong phải đứng lên và làm mọi thứ để ngăn chặn bất cứ hành vi nào phá hoại nền pháp trị Hong Kong và phải bảo vệ nền pháp trị đó bằng những hành động đúng đắn”.
Tổng hợp từ:
Explainer & Timeline: The oath fallout and Beijing’s intervention in Hong Kong’s mini-constitution (Hong Kong Free Press)