Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ cuối: Pháp luật có nên là công cụ trả thù áp bức?

Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ cuối: Pháp luật có nên là công cụ trả thù áp bức?

Vấn đề trọng tâm thứ hai mà hệ thống tư pháp mới cần giải quyết là việc xử lý những hành vi có khả năng vi phạm hình luật của đảng cầm quyền và nhà nước Đông Đức. Trong đó, chúng tôi chủ yếu gặp phải câu hỏi về giới hạn mà hệ thống tư pháp nhà nước mới có thể thực hiện để bảo đảm thanh danh và tính chính nghĩa của mình.

Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ 1: Tại Đông Đức thì dùng luật nào?

Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ 2: Làm gì với các bản án chính trị và oan sai?

Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ 3: Pháp luật có nên là công cụ trả thù áp bức?

Khá rõ ràng là người dân Đông Đức, kể từ thời điểm thống nhất, luôn đòi hỏi một cách không ngừng nghỉ việc truy tố và xử lý những kẻ đã áp bức họ trong suốt thời gian dài. Đó là điều dễ hiểu và chính đáng.

Không thể trừng phạt hồi tố

Nhưng phải luôn nhớ rằng chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat), nơi quốc gia được cai trị bởi tinh thần thượng tôn pháp luật. Một trong những yếu tố cơ bản của thượng tôn pháp luật là việc cấm trừng phạt hồi tố. Trong thực tế, điều này nghĩa là khi tiến hành truy tố các cựu quan chức CHDC Đức, thì phải áp dụng pháp luật CHDC Đức, chứ không phải pháp luật CHLB Đức (chính thể thống nhất hai miền Đức).

Hai loại án dẫn đến các lập luận pháp lý đối lập hoàn toàn là hành vi hạ sát dân thường vượt biên giới và án kiện các thẩm phán và công tố viên làm sai lệch tiến trình xét xử của toà án.

Cho tới nay vẫn còn hai phiên xét xử các thành viên lực lượng biên phòng Đông Đức bắn chết người dân của chính mình trong khi họ đang cố gắng trèo qua bức tường ngăn cách hoặc những rào chắn biên giới để sang Tây Berlin – Tây Đức.

Xác của thanh niên Peter Fechter nằm cạnh bức tường Berlin sau khi anh bị bắn chết bởi lính Đông Đức. Ảnh: Wikipedia.

Hiện nay, họ bị truy tố về tội ngộ sát, nhưng đã dấy lên những lập luận biện hộ rằng việc nổ súng này là chính đáng vì họ đã tuân theo pháp luật biên giới của Đông Đức. Pháp luật Đông Đức ra lệnh cho lực lượng biên giới phải ngăn chặn việc trốn chạy bằng mọi cách.

Luật tự nhiên hay Luật thành văn

Lập luận phản đối đi theo hướng cho rằng: cấm cản ai đó rời khỏi quốc gia của họ khi họ muốn không cần phân biệt, là trái với luật nhân quyền quốc tế, hoặc cũng có thể trái với bất kể nguyên tắc luật siêu nhân định (superpositive law) hay nguyên tắc luật tự nhiên (natural law) (tức chỉ quan điểm dựa trên nền tảng cho rằng các quyền con người là được chúa – hoặc tự nhiên ban tặng, mà không cần thông qua bất kỳ con người hay chính thể nào khác – ND); dù pháp luật quốc gia nào được áp dụng đi chăng nữa.

Theo sau những vụ án về nỗ lực bất thành để thoát khỏi chế độ áp bức tại Đông Đức, là những phiên xét xử các cuộc vượt biên trái pháp luật theo quy định tại mục 213 đã nhắc đến ở các bài viết trước. Cơ quan tư pháp Tây Đức hiện đang cố gắng đưa những công tố viên và thẩm phán chế độ cũ ra xét xử vì đã làm sai lệch tiến trình xét xử của toà án, những người đã tham gia vào những phiên tòa Mục 213. Một lần nữa vì quan điểm cho rằng mục 213 là vô hiệu vì nó đã xâm phạm tới luật tự nhiên.

Theo tôi, lý lẽ này là không có cơ sở vững chắc. Trong khi đó, chúng ta lại phải áp dụng luật của Đông Đức, mà cụ thể là Mục 244 Bộ luật Hình sự Đông Đức, quy định rõ ràng rằng hành vi xâm phạm tố tụng hình sự chỉ xảy ra khi đương sự có ý định trực tiếp không áp dụng đúng BLHS hoặc một đạo luật nói chung. Nhưng mục 213 có hiệu lực theo hiến pháp CHDC Đức và vì nhiều lý do, luật pháp quốc tế quy định không khúc chiết như một số luật sư Tây Đức mong muốn.

gatvtcq

Bức ảnh nổi tiếng ghi lại hình ảnh người lính Đông Đức không tuân thượng lệnh và giúp đỡ một đứa trẻ vượt qua hàng rào biên giới để trở về với gia đình. Ảnh: Wikipedia

Hiến pháp 1974 quy định ở điều 32 rằng công dân Đông Đức được quyền tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ Đông Đức, trừ những giới hạn được pháp luật quy định. Mục 213 của BLHS Đông Đức vì thế dễ dàng phù hợp với khung pháp lý được thiết lập bởi điều 32. Vì vậy tòa án không thể dựa vào sự hỗ trợ của các nguyên tắc bảo hiến.

Đối với những người chống đối, thứ được nêu ra nhiều nhất là Hiến chương Helsinki của Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE, nay là Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu – OSCE), nhưng văn bản này lại không có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào đối với các bên ký kết. Điều ước khác được viện dẫn là Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và công dân năm 1966. Nhưng tại Điều 12, tiểu mục 3 đã chỉ rõ ngoại lệ rằng mỗi quốc gia hoàn toàn được quyền tự do quyết định bất kỳ vấn đề nào liên quan đến an ninh biên giới của mình. Điều này, do đó đã được sử dụng và thực tế đã được các luật sư quốc tế và hình sự sử dụng để biện minh cho các điều luật tương tự như mục 213. Rất khó để chứng minh một binh sĩ bình thường có tội hay không với một nền tảng pháp lý mập mờ như vậy.

Hơn nữa, định dạng và nội dung chính xác của luật tự nhiên là gì? Được ràng buộc bởi triết lý pháp luật nào? Chúng ta không thể có những khái niệm mơ hồ về nền tảng của hình phạt trong xã hội thế tục và dân chủ. Cá nhân tôi tin rằng, tồn tại thứ gọi là luật tự nhiên, nhưng đó chỉ là tư tưởng hay niềm tin của tôi, và tôi không được mang theo nó vào quá trình ra quyết định khi tuyên bố một bản án đối với bị cáo.

Dù khái niệm với tên gọi “Luật tự nhiên” có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, hệ quả của việc áp dụng chúng là rất khó lường. Những người có thẩm quyền hoàn toàn có thể tạo lập nên trách nhiệm hình sự cho một con người chỉ bằng cách từ chối hiệu lực của luật thành văn tại bất kỳ thời điểm nào, thứ đang diễn ra với các lính biên phòng và thẩm phán, công tố Đông Đức. Hoặc người ta cũng có thể sử dụng nó để biện minh cho hành vi của một người.

Trong một vụ án thuộc dạng biện minh kiểu này, một luật sự biện hộ đã cố gắng lập luận rằng hành vi vượt biên giới và các thiệt hại mang tính tội phạm được thực hiện trong các vụ bạo động ngày 17/7/1953 là hợp lý theo luật tự nhiên. Trong ngày hôm đó, cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Đông Đức đã diễn ra ở nhiều thành phố và cuối cùng đã bị quân đội đàn áp. Luật sư trình bày quan điểm cho rằng quyền kháng cự chống lại sự đàn áp là quyền tự nhiên, có thể được viện dẫn để biện minh cho hành vi của khách hàng của mình, người đã xâm nhập bất hợp pháp vào trụ sở của Đảng Liên hiệp Xã hội tại thị trấn của ông ta và bị cáo buộc phá hủy và làm hư hỏng tài sản thuộc về Đảng này.

Tây Đức đã mặc định rằng ngày 17/7 (ngày nổ ra bạo động và bị dập tắt bởi các lực lượng an ninh Đông Đức) là ngày quốc lễ, hay còn gọi đó là “Ngày thống nhất” cho đến khi tái thống nhất sau này. Vì thế, quan điểm “luật tự nhiên” nói trên đã từng rất được ưa chuộng . Sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể để một luật sư Tây Đức khó có thể là tranh cãi ngược lại mà không bị xem là nỗi xấu hổ chính trị cho người dân Tây Đức. Với những nguy cơ tiềm tàng như vậy, chúng tôi buộc không thể chấp nhận những lý thuyết này, vì sau cùng, đó sẽ là những bước đầu tiên dẫn tới tình trạng hỗn loạn vô chính phủ .

Chúng tôi biết sẽ rất khó để bên kháng cáo hay những người bị chính quyền Đông Đức chà đạp thông cảm và hiểu được cách tiếp cận này, nhưng nếu chúng tôi chấp nhận chúng, cái giá chúng ta phải trả đơn giản sẽ là quá cao – đặc biệt khi bạn không muốn xem vô chính phủ là một dạng tư tưởng cần được hướng tới. Có thể xem đó là một hướng tiếp cận vấn đề thực chứng điển hình kiểu Đức, nhưng các vụ án như vụ việc kể trên cho thấy những khác biệt nổi bật giữa lý thuyết triết học và thực tiễn pháp luật.

Ai đó đã nói bản chất pháp lý của một cuộc cách mạng được xác định bởi kết quả của nó: nếu thành công, nó sẽ được cân nhắc như là quan điểm lập hiến,  trở thành hiến pháp của một quốc gia – nếu thất bại, luật hình sự có hiệu lực sẽ kết thúc những hậu quả mà cuộc cách mạng đó để lại./.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.